Gioi thieu VNEN

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Nam | Ngày 12/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: gioi thieu VNEN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phần 1. Giới thiệu trường học mới Việt Nam Escuela Nueva- VNEN
1.Sáu đặc điểm cơ bản của mô hình VNEN
3.1. Phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm
3.2. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh và tổ chức cho HS học cả ngày
3.3. Xây dựng tài liệu Hướng dẫn học tập dùng chung cho GV, HS và cha mẹ các em
3.4. Đổi mới cách thức tổ chức, quản lý lớp học
3.5. Duy trì Chiến lược tập huấn, bồi dưỡng GV và CBQL
3.6. Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, tương tác giữa nhà trường và cộng đồng
Phần 1. Giới thiệu trường học mới VNEN
2. Cụ thể hóa 3 đặc điểm cơ bản, điển hình
2.1. Tài liệu Hướng dẫn học tập (HDHT)
Đặc điểm: Cho HS học cả ngày; Thiết kế các hoạt động học tập theo các môđun; Cung cấp kiến thức kết hợp hướng dẫn phương pháp học và phương pháp tư duy; Nội dung học lồng ghép qui trình học; Dùng chung và sử dụng nhiều năm.
Cấu trúc: Có 2 phần là Mục tiêu – Các hoạt động gồm Hoạt động cơ bản - Hoạt động thực hành - Hoạt động ứng dụng.
Phần 1. Giới thiệu trường học mới VNEN
2. Cụ thể hóa 3 đặc điểm cơ bản (tiếp)
2.2. Tổ chức lớp học
Học theo nhóm là chủ yếu, có thể học ở ngoài lớp học
Tổ chức Hội đồng tự quản HS; Xây dựng góc học tập và thư viện lớp học
Xây dựng bản đồ Cộng đồng và Góc cộng đồng.
Phần 1. Giới thiệu trường học mới VNEN
2. Cụ thể hóa 3 đặc điểm cơ bản (tiếp)
2.3. Chiến lược tập huấn, bồi dưỡng
Vai trò mới của GV
Học qua thực tế, phản hồi, hợp tác và định hướng cải cách
Bồi dưỡng thường xuyên, liên tục. Hoạt động của cụm trường.
Phần 1. Giới thiệu trường học mới VNEN
3. Những điểm đáng lưu ý của trường học VNEN
Đổi mới Hoạt động Giáo dục (tự GD)
Đổi mới Sư phạm
Chuyển từ Hoạt động DẠY của GV thành
Hoạt động HỌC của HS
Phần 1. Giới thiệu trường học mới VNEN
- Giữ nguyên:
Nội dung SGK; chuẩn KT, KN
- Đổi mới:
Tổ chức lớp học và PPDH (Tích hợp)
Kế hoạch dạy học (Điều chỉnh hợp lí)
Thời lượng dạy học (2 buổi/ngày)
Phần 1. Giới thiệu trường học mới VNEN
Bài học thiết kế theo mô hình VNEN
A. Hoạt động Cơ bản
Giúp HS trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức, thông qua hoạt động. HS hoạt động theo nhóm, cặp, cá nhân (hoặc hướng dẫn của GV nếu cần thiết)
B. Hoạt động Thực hành
Giúp HS áp dụng trực tiếp kiến thức đã học, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng
C. Hoạt động Ứng dụng
Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tế, cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ, người lớn
Phần 2.TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HS VÀO HỌC LỚP 2 VNEN
Câu hỏi thảo luận nhóm:
1. Học sinh vào học lớp 2 VNEN cần tăng cường kỹ năng nào của tiếng Việt? Nêu các nội dung thuộc kỹ năng đó?
2. Căn cứ vào nội dung của kỹ năng đã xác định, tài liệu tăng cường tiếng Việt cho học sinh vào học lớp 2 VNEN nên có những phần nào?

Phần 2.TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HS VÀO HỌC LỚP 2 VNEN
Câu hỏi thảo luận nhóm (tiếp)
3. Theo đồng chí, việc học sinh học nhóm theo mô hình VNEN có gì khác so với việc học nhóm đã thực hiện trong thời gian qua?
1. LÍ DO TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Mô hình trường học VNEN có tài liệu hướng dẫn học tập ở ba môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên - Xã hội. Tài liệu gồm các hoạt động được thiết kế nhằm giúp học sinh tự học hoặc tăng cường tính hợp tác trong học tập. Cấu trúc từng bài trong tài liệu gồm 2 phần:
- Mục tiêu
- Các hoạt động.
1. LÍ DO CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Khi học theo sách hướng dẫn học tập, học sinh phải đủ khả năng để đọc và hiểu:
Mục tiêu: Hiểu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần đạt được sau khi học một bài cụ thể.
Các hoạt động gồm 3 loại hoạt động chính: Hoạt động cơ bản, Hoạt động thực hành và Hoạt động ứng dụng.
Hoạt động cơ bản (trong giờ dạy VNEN)
Là hoạt động quan trọng nhất. Học sinh được khơi dậy hứng thú, từ kinh nghiệm học sinh khám phá, tìm tòi, phát hiện kiến thức qua một số việc làm 1, 2, 3, 4, 5 để hình thành đơn vị kiến thức mới. Muốn thực hiện được 5 việc làm trên học sinh phải có khả năng đọc hiểu để thực hiện cho đúng.
Hoạt động cơ bản (trong giờ dạy VNEN)
Ví dụ:
Bài 15. BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN
1. Thực hiện hoạt động sau:
a. Em lấy ra 3 que tính và xếp thành hàng trên mặt bàn. Em đố bạn lấy ra số que tính bằng số que tính của em rồi lấy thêm để có nhiều hơn em 2 que tính và xếp ở hàng dưới hàng của em.
Em quan sát bạn làm.
b. Em nói: "Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 que tính".
Hoạt động cơ bản (Trong giờ dạy VNEN)
Ví dụ:
2. Đọc và trả lời câu hỏi:
a. Bạn An có 4 cái kẹo. Bạn Bình có nhiều hơn bạn An 3 cái kẹo. Muốn biết bạn Bình có mấy cái kẹo, em phải làm phép tính gì?
b. Em nói với bạn phép tính cần làm.
Hoạt động cơ bản (trong giờ dạy VNEN)
Ví dụ:
3. a. Đọc bài toán
. Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới nhiều hơn hàng trên 4 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?
Hoạt động cơ bản (trong giờ dạy VNEN)
Ví dụ:
b. Em hoàn thành tóm tắt bài toán:
Hàng trên : ..... quả cam.
Hàng dưới nhiều hơn hàng trên : ..... quả cam.
Hàng dưới : ..... quả cam?
c. Em trình bày bài giải:

Bài giải
Số quả cam ở hàng dưới là:
5 + 4 = 9 (quả
Đáp số: 9 quả cam.
Em có thể viết các câu lời giải khác nhau
Hoạt động cơ bản (trong giờ dạy VNEN)
Ví dụ
4. a. Đọc bài toán:
Bạn Hòa có 4 bông hoa, bạn Bình có nhiều hơn bạn Hòa 2 bông hoa. Hỏi bạn Bình có mấy bông hoa?
b. Em trả lời các câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết bạn Bình có mấy bông hoa ta phải làm phép tính gì?
c. Em giải bài toán.
Báo cáo với thày/cô giáo những gì em đã làm
Hoạt động cơ bản (trong giờ dạy VNEN)
Ví dụ
5. Chúng ta cùng chơi (nhóm 3, nhóm 4 hoặc cả lớp):
Em nói, chẳng hạn: “Có 5 chiếc kẹo (viên bi, bông hoa,…)”.
Bạn A nói: “Tôi có nhiều hơn 3 chiếc kẹo (viên bi, bông hoa,…)”.
Bạn C nói: “Bạn A có 8 chiếc kẹo (viên bi, bông hoa,…)”.
Hoạt động cơ bản (trong giờ dạy VNEN)
Ví dụ
Học sinh đọc và hiểu các yêu cầu để áp dụng trực tiếp kiến thức vừa học, củng cố, luyện tập kiến thức, kĩ năng.
Hoạt động thực hành (trong giờ dạy VNEN)
Học sinh đọc hiểu để biết khi về gia đình cần thực hiện những việc làm gì để áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống thực của các em tại gia đình, cộng đồng.
Hoạt động ứng dụng (trong giờ dạy VNEN)
Từng Hoạt động trong sách hướng dẫn học tập đều được viết thành 1 số việc làm. Học sinh cần có kỹ năng đọc hiểu để thực hiện đúng các yêu cầu, chỉ dẫn, câu lệnh mới hoàn thành được bài học .
Do đó, kỹ năng đọc hiểu là kỹ năng quan trọng, cần thiết hàng đầu mang tính quyết định đối với học sinh để học theo sách hướng dẫn học tập VNEN.
Các hoạt động dạy học
(trong giờ dạy VNEN)
2. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỂ TĂNG CƯỜNG KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HS TIỂU HỌC
2.1. Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản:
2.2.Rèn kỹ năng đọc hiểu các yêu cầu, các câu lệnh, các chỉ dẫn trong tài liệu hướng dẫn học tập:
2. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỂ TĂNG CƯỜNG KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HS TiỂU HỌC
2.1. Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản:
Nên chọn văn bản ngắn. Văn bản có thể là một bài tập đọc môn Tiếng Việt, một bài toán có lời văn ở môn Toán, một đoạn trong sách Tự nhiên xã hội hoặc các văn bản thông thường khác như đơn thuốc, nhãn vở, vé xem phim…
Hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi đơn giản, phù hợp liên quan đến nội dung văn bản.
2. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỂ TĂNG CƯỜNG KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HS TIỂU HỌC
2.2.Rèn kỹ năng đọc hiểu các yêu cầu, các câu lệnh, các chỉ dẫn trong tài liệu hướng dẫn học tập:
Học sinh cần đọc và hiểu câu lệnh yêu cầu: Làm cái gì? Làm như thế nào? Đạt được cái gì? Mỗi môn học có một số yêu cầu, câu lệnh, chỉ dẫn phổ biến, học sinh cần làm quen để đỡ bỡ ngỡ khi vào học chính thức. Khi cần thiết nên giải nghĩa của một số từ để giúp học sinh hiểu rõ câu lệnh, chỉ dẫn; điều này rất cần thiết đối với học sinh DTTTS.
2. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỂ TĂNG CƯỜNG KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HS TIỂU HỌC
2.2.Rèn kỹ năng đọc hiểu các yêu cầu, các câu lệnh, các chỉ dẫn trong tài liệu hướng dẫn học tập:
Ví dụ: Một việc làm trong Hoạt động cơ bản trong Môn Tiếng Việt:
3. Điền chữ hoặc vần:
Chọn bảng (a) hoặc bảng (b)
- Đến góc học tập lấy bảng nhóm đã có đoạn thơ để trống chữ cần điền.
- Trao đổi để thực hiện yêu cầu được nêu trong bảng nhóm.
2. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỂ TĂNG CƯỜNG KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HS TIỂU HỌC
Ví dụ: Một việc làm trong Hoạt động cơ bản trong Môn Tiếng Việt:
Bảng (a)
Điền vào chỗ trống s hay x ?
Nước lên …uống: biển cả
Nước nằm im: ao, hồ
Nước chảy …uôi: …ông, …uối
Nước rơi đứng: trời mưa
Bảng (b)
Điền vào chỗ trống iêt hay iêc?
Mùa xuân đẹp b…… bao
Cành cây chen lộc b……
Lời chim ngân nga tha th……
Gọi nắng về xôn xao
4. Cùng giáo viên và các bạn nhận xét kết quả của bài tập. Chép các từ vừa điền vào vở.
2. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỂ TĂNG CƯỜNG KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HS TIỂU HỌC
Lưu ý:
Việc rèn kỹ năng đọc hiểu cần căn cứ vào trình độ tiếng Việt của học sinh. Học sinh chỉ có thể đọc hiểu khi các em đã có kỹ năng đọc trơn, đọc lưu loát.
Dạy học theo tài liệu VNEN vẫn quán triệt tinh thần giao quyền chủ động cho giáo viên: có thể dạy tăng thời lượng, điều chỉnh khối lượng kiến thức giữa các tiết, điều chỉnh yêu cầu, chỉ dẫn, câu lệnh cho dễ hiểu, phù hợp với học sinh, đích cuối cùng học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng.
3. TỔ CHỨC KĨ NĂNG LÀM QUEN KĨ NĂNG HỌC CHO HỌC SINH
3.1. HS làm quen với cách học cá nhân.
3.2. Tổ chức cho học sinh học nhóm: các hình thức học nhóm, kỹ thuật điều hành hoạt động học nhóm.
3.3. Hướng dẫn học sinh cách học với tài liệu, phiếu bài tập, đồ dùng học tập...
3. TỔ CHỨC KĨ NĂNG LÀM QUEN KĨ NĂNG HỌC CHO HỌC SINH
Trong sách hướng dẫn học tập, ở từng bài học sinh nhìn lô gô để biết hoạt động nào thực hiện cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp cùng thầy cô giáo. Học sinh tự học qua việc học cá nhân, theo cặp, theo nhóm, khi học cả lớp giáo viên cũng chỉ hướng dẫn để học sinh thực hiện. Do đó, việc cho học sinh làm quen với kỹ năng học là cần thiết, trước hết là học nhóm.
3. TỔ CHỨC KĨ NĂNG LÀM QUEN KĨ NĂNG HỌC CHO HỌC SINH
Học nhóm theo VNEN, nhóm trưởng tự điều khiển các bạn trong nhóm thực hiện theo yêu cầu trong tài liệu hướng dẫn học tập, báo cho GV khi cần trợ giúp, đánh giá kết quả hoàn thành của từng bạn trong nhóm, báo cáo kết quả khi nhóm hoàn thành.
Nên thực hiện nhóm trưởng luân phiên để rèn kỹ năng cho nhiều học sinh.
4. TỔ CHỨC, THỰC HiỆN CỦA SỞ GD&ĐT

Khảo sát khả năng đọc hiểu của HS vào học lớp 2 VNEN, lập kế hoạch bồi dưỡng. Chủ động bố trí thời gian, giáo viên, kinh phí cho việc tăng cường tiếng Việt (TCTV) trong hè 2012. Khả năng tháng 9.2012 mới có sách, các sở nên bố trí TCTV từ 15.7 hoặc đầu tháng 8.2012. Sở GD&ĐT báo cáo số trường, số lớp dạy TCTV về Bộ GD&ĐT vào đầu tháng 8 năm 2012.
4. TỔ CHỨC, THỰC HiỆN CỦA SỞ GD&ĐT
Tổ chức soạn tài liệu TCTV cho tỉnh hoặc hướng dẫn các phòng GD&ĐT tự biên soạn phù hợp với địa phương. Nội dung TCTV kết hợp với việc hướng dẫn làm quen với cách học nhóm theo mô hình VNEN.
Tổ chức tập huấn TCTV cho GV. Quan tâm việc thảo luận, dạy thử để đạt kết quả trong thời gian dạy TCTV.
4. TỔ CHỨC, THỰC HiỆN CỦA SỞ GD&ĐT
Việc tăng cường Tiếng Việt cho học sinh vào học lớp 2 VNEN sẽ thực hiện liên tục đến năm 2015. Chỉ có 500 trường có kinh phí cho 2GV/ trường dạy tăng cường TV trong hè nên các sở GD&ĐT chủ động bố trí thời gian, nhân lực, tài lực để tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 chuẩn bị vào lớp 2 VNEN.
4. TỔ CHỨC, THỰC HiỆN CỦA SỞ GD&ĐT
Đối với học sinh DTTS, nếu chưa đọc trơn, đọc lưu loát phải dành thời gian để rèn kỹ năng đó trước khi tăng cường kỹ năng đọc hiểu.
4. TỔ CHỨC, THỰC HiỆN CỦA SỞ GD&ĐT
Tập huấn triển khai mô hình VNEN cùng với việc tập huấn các phương pháp, kỹ năng tổ chức dạy học mà giáo viên chưa nắm vững.
Chủ động lên kế hoạch để tăng cường tiếng Việt ( trong đó có kỹ năng đọc hiểu) và làm quen với một số kỹ năng như học nhóm cho học sinh lớp 1 để các năm học tiếp theo học sinh vào học lớp 2 VNEN được thuận lợi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Nam
Dung lượng: 429,89KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)