GIAO VIEN CHU NHIE M - CONG TAC TU QUAN DTT
Chia sẻ bởi Dương Thị Tâm |
Ngày 12/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: GIAO VIEN CHU NHIE M - CONG TAC TU QUAN DTT thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC TỰ QUẢN
Để xây dựng nền nếp tự quản cho học sinh đây là công việc hết sức quan trọng và cần thiết đói với người làm công tác chủ nhiệm. GVCN phải hình thành một đội ngũ CB lớp năng động và phân quyền rõ ràng, được tập huấn đầy đủ, nghiêm túc. Đội ngũ CB lớp sẽ giúp cho GVCN quản lí lớp một cách hiệu quả. Các em phải biết cách thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hợp lý, phù hợp độ tuổi. Biết kiểm tra, đôn đốc, biét nhận xét đánh giá các hoạt động của tập thể lớp và của các cá nhân trong lớp, biết đề xuất với GVCN những vấn đề của lớp. Đã có những GVCN thành công nhờ biết cách tổ chức cho đội ngũ CB lớp hoạt động và làm cho tập thể lớp biết cách tự quản. Chúng ta biết rằng không thể có ngay số em học sinh có năng lực làm cán bộ lớp. Muốn giúp những học sinh này trở nên những cán bộ lớp biết cách điều hành tổ chức đòi hỏi người GVCN phải có một số kỹ năng cần thiêt như: - Kỹ năng lựa chọn : có thể qua sự tín nhiệm của tập thể lớp những cũng cần có sự quan sát từng em học sinh. Có em có năng lực học tập nhưng lại không có khả năng điều hành lớp. Phải chọn những học sinh có sức học khá, ngoan về hạnh kiểm biết diễn đạd mạch lạc một vấn đề hơn những học sinh khác trong cùng lớp. - Kỹ năng thiết kế công việc : người GVCN phải biết những công việc cần thiết trong năm học, trong tháng và trong tuần để thiết kế cho tập thể lớp tham gia mà trong đó đội ngũ CB lớp theo dõi, điều hành dưới sự giám sát chặt chẽ của GVCN - Kỹ năng bồi dưỡng : thường xuyên trao đổi và hướng dẫn cho các em theo từng nhiệm vụ mà chúng ta đã phân công, không nên giao khoán cho các em mà có sự trợ giúp; cũng không tham gia quá sâu để các em độc lập hoạt động và GVCN sẽ tư vấn cho các em, giúp các em giải quyết các tình huống khó khăn. - Kỹ năng kiểm tra, đánh giá : GVCN phải thật sự nhiệt tình và tâm huyết trong công tác CN, thường xuyên theo dõi, động viên độii ngũ CB lớp. Tuyên dương các em làm tốt, uón nắn những lệch lạc của các em nhưng không làm cho các em mất uy tín trong tập thể lớp. Xây dựng đôi ngũ CB lớp là việc làm không dễ nhưng chúng ta phải làm vì GVCN ở các trường phổ thông không có thời gian để xử lí tất cả mọi việc ở lớp hơn nữa sẽ không có thông tin và cũng không giải quyét kịp thời được nếu đội ngũ CB lớp không được rèn luyện một cách chu đáo và có kế hoạch cụ thể. Khi học sinh có ý thức tự quản là chủ động tự giác, tự quản lý lấy công việc một cách sáng tạo và luôn gắn với định hướng của của tập thể lớp, GVCN và của nhà trường.
Tự quản phải bắt đầu từ từng thành viên trong công việc của cá nhân hay công việc chung của lớp. Tự quản hình thành ở các em tính tự chủ, tình thần trách nhệm, tính tích cực và khả năng sáng tạo trong mọi hoạt động. Vậy làm thế nào để phát triển tự quản? Nguyên tắc tự quản phải được phát huy từ cấp thấp nhất là cấp tổ. Bất cứ một công việc gì GVCN cần triển khai thì đều được thực hiện bắt đầu từ các tổ, nơi tình bằng hữu, gần gũi thân thiết nhất, nên mọi công việc có thể bàn bạc thống nhất mau chóng với nhau. Người đứng ra chủ trì mọi công việc của tổ là tổ trưởng, do đó cần phải chọn các tổ trưởng là những học sinh có khả năng lãnh đạo: biết triển khai công việc, biết đặc điểm tâm lý, khả năng từng bạn trong tổ. Tổ phó là trợ lý, cố vấn cho tổ trưởng, thay mặt tổ trưởng khi cần thiết. Ngay từ đầu năm, sau khi chọn được đội ngũ tổ trưởng, tổ phó, GVCN có kế hoạch bồi dưỡng các kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai công việc, kĩ năng đánh giá. Tổ trưởng, tổ phó có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện nề nếp, nội quy, là người triển khai công việc cho từng thành viên trong tổ.
Chúc các thầy cô giáo chủ nhiệm thành công với công tác tự quản.
Đõ Đức Hạnh @ 05:45 31/07/2009
Để xây dựng nền nếp tự quản cho học sinh đây là công việc hết sức quan trọng và cần thiết đói với người làm công tác chủ nhiệm. GVCN phải hình thành một đội ngũ CB lớp năng động và phân quyền rõ ràng, được tập huấn đầy đủ, nghiêm túc. Đội ngũ CB lớp sẽ giúp cho GVCN quản lí lớp một cách hiệu quả. Các em phải biết cách thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hợp lý, phù hợp độ tuổi. Biết kiểm tra, đôn đốc, biét nhận xét đánh giá các hoạt động của tập thể lớp và của các cá nhân trong lớp, biết đề xuất với GVCN những vấn đề của lớp. Đã có những GVCN thành công nhờ biết cách tổ chức cho đội ngũ CB lớp hoạt động và làm cho tập thể lớp biết cách tự quản. Chúng ta biết rằng không thể có ngay số em học sinh có năng lực làm cán bộ lớp. Muốn giúp những học sinh này trở nên những cán bộ lớp biết cách điều hành tổ chức đòi hỏi người GVCN phải có một số kỹ năng cần thiêt như: - Kỹ năng lựa chọn : có thể qua sự tín nhiệm của tập thể lớp những cũng cần có sự quan sát từng em học sinh. Có em có năng lực học tập nhưng lại không có khả năng điều hành lớp. Phải chọn những học sinh có sức học khá, ngoan về hạnh kiểm biết diễn đạd mạch lạc một vấn đề hơn những học sinh khác trong cùng lớp. - Kỹ năng thiết kế công việc : người GVCN phải biết những công việc cần thiết trong năm học, trong tháng và trong tuần để thiết kế cho tập thể lớp tham gia mà trong đó đội ngũ CB lớp theo dõi, điều hành dưới sự giám sát chặt chẽ của GVCN - Kỹ năng bồi dưỡng : thường xuyên trao đổi và hướng dẫn cho các em theo từng nhiệm vụ mà chúng ta đã phân công, không nên giao khoán cho các em mà có sự trợ giúp; cũng không tham gia quá sâu để các em độc lập hoạt động và GVCN sẽ tư vấn cho các em, giúp các em giải quyết các tình huống khó khăn. - Kỹ năng kiểm tra, đánh giá : GVCN phải thật sự nhiệt tình và tâm huyết trong công tác CN, thường xuyên theo dõi, động viên độii ngũ CB lớp. Tuyên dương các em làm tốt, uón nắn những lệch lạc của các em nhưng không làm cho các em mất uy tín trong tập thể lớp. Xây dựng đôi ngũ CB lớp là việc làm không dễ nhưng chúng ta phải làm vì GVCN ở các trường phổ thông không có thời gian để xử lí tất cả mọi việc ở lớp hơn nữa sẽ không có thông tin và cũng không giải quyét kịp thời được nếu đội ngũ CB lớp không được rèn luyện một cách chu đáo và có kế hoạch cụ thể. Khi học sinh có ý thức tự quản là chủ động tự giác, tự quản lý lấy công việc một cách sáng tạo và luôn gắn với định hướng của của tập thể lớp, GVCN và của nhà trường.
Tự quản phải bắt đầu từ từng thành viên trong công việc của cá nhân hay công việc chung của lớp. Tự quản hình thành ở các em tính tự chủ, tình thần trách nhệm, tính tích cực và khả năng sáng tạo trong mọi hoạt động. Vậy làm thế nào để phát triển tự quản? Nguyên tắc tự quản phải được phát huy từ cấp thấp nhất là cấp tổ. Bất cứ một công việc gì GVCN cần triển khai thì đều được thực hiện bắt đầu từ các tổ, nơi tình bằng hữu, gần gũi thân thiết nhất, nên mọi công việc có thể bàn bạc thống nhất mau chóng với nhau. Người đứng ra chủ trì mọi công việc của tổ là tổ trưởng, do đó cần phải chọn các tổ trưởng là những học sinh có khả năng lãnh đạo: biết triển khai công việc, biết đặc điểm tâm lý, khả năng từng bạn trong tổ. Tổ phó là trợ lý, cố vấn cho tổ trưởng, thay mặt tổ trưởng khi cần thiết. Ngay từ đầu năm, sau khi chọn được đội ngũ tổ trưởng, tổ phó, GVCN có kế hoạch bồi dưỡng các kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai công việc, kĩ năng đánh giá. Tổ trưởng, tổ phó có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện nề nếp, nội quy, là người triển khai công việc cho từng thành viên trong tổ.
Chúc các thầy cô giáo chủ nhiệm thành công với công tác tự quản.
Đõ Đức Hạnh @ 05:45 31/07/2009
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Tâm
Dung lượng: 5,04KB|
Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)