GIAO TRINH TIN HOC CO BAN
Chia sẻ bởi Võ Thị Hồng Nhung |
Ngày 16/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: GIAO TRINH TIN HOC CO BAN thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Phần mở đầu
ĐẠI CƯƠNG VỀ MÁY TÍNH
VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
I. Tin học và công nghệ thông tin
1. Tin học (Informatics):
Là 1 ngành nghiên cứu về cấu trúc và tính chất của thông tin, về lưu trữ, xử lý và truyền tin. Quá trình đó được thực hiện một cách tự động trên Máy tính điện tử.
2. Công nghệ thông tin (Information Technology):
Bao gồm tất cả các hành động và các công nghệ chứa đựng nội dung xử lý thông tin bằng phương tiện điện tử từ việc thu nhập, lưu trữ, tìm kiếm, chế biến, truyền thông tin cho đến việc xử lý thông tin cho mọi lĩnh vực.
3. Thông tin (Information ):
Là những hiểu biết về 1 sự kiện, 1 hiện tượng nào đó qua khảo sát, đo lường và nghiên cứu.
4. Xử lý thông tin (Data Processing):
Quá trình xử lý thông tin bao gồm:
Thu nhận - Phân loại - Sắp xếp - Tổng hợp - Lưu trữ - Tính toán - So sánh - Lựa chọn - Tìm kiếm - Thống kê - Cập nhật - Tạo lập thông tin mới.
Tóm lại đó là điều khiển quá trình xử lý nhằm đạt được 1 mục đích nhất định.
- Thông tin được biểu diễn qua những hình thức: con số - chữ viết - tiếng nói - âm thanh - hình ảnh. Thông qua phân tích, tổng hợp, xử lý ta thu được thông tin có giá trị lớn.
II. Máy tính điện tử.
1. Máy tính điện tử:
- Máy tính trong đó sử dụng phương tiện điện tử mà quá trình hoạt động của nó dựa vào quá trình hoạt động vật lý của thiết bị điện tử.
- Máy tính điện tử có chức năng xử lý tự động theo chương trình đạt độ chính xác cao, tốc độ nhanh.
- Máy tính điện tử khác máy khác (biến đổi dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác) mà nó biến đổi thông tin xử lý thông tin.
- Nguyên lý tính toán của máy tính điện tử có 2 dạng:
+ Nguyên lý tương tự: Sử dụng 1 đại lượng vật lý biến thiên liên tục để biểu diễn và xử lý số liệu Máy tính tương tự
+ Nguyên lý số (Digital): Sử dụng 1 đại lượng vật lý biến thiên gián đoạn để biểu diễn và xử lý số liệu Máy tính số.
2. Cấu trúc chung của MTĐT:
- MTĐT từ khi ra đời cho tới nay, dù được cải tiến liên tục vẫn gồm có 5 khối chính sau:
Chú thích : Quan hệ vận chuyển
Quan hệ điều khiển
- Hoạt động MTĐT:
+ Các chương trình và số liệu được đưa vào bộ nhớ trong nhờ các thiết bị vào.
+ Khi thực hiện chương trình thì các câu lệnh của chương trình và số liệu lần lượt đưa ra sử dụng.
+ Tập lệnh được tích luỹ trong bộ nhớ trong sẽ được đưa vào thiết bị điều khiển (CU) theo trình tự nhất định.
+ Các câu lệnh sẽ được giải mã và thực hiện, từ đó toàn bộ thiết bị trong hệ thống MTĐT sẽ được thực hiện và điều khiển theo tập lệnh mà thiết bị điều khiển phát ra.
+ Mặt khác các số liệu trong bộ nhớ đưa dến ALU để thực hiện các phép toán số học, phép toán logic,..v...
+ Khi ALU xử lý xong sẽ đưa về bộ nhớ trung tâm và có thể lặp lại hữu hạn lần. Kết quả có thể đưa ra các thiết bị ngoại vi, bộ nhớ ngoài.
+ Bộ nhớ trong + CU + ALU tạo thành khối xử lý số liệu gọi là CPU.
+ Các thiết bị ngoại vi trong hệ thống tuy không trực tiếp tham gia xử lý số liệu nhưng liên kết trực tiếp MTĐT. Nó có 4 nhiệm vụ:
- Đưa số liệu vào
- Đưa số liệu ra
- Truyền và phối ghép dữ liệu
- Lưu trữ dữ liệu.
III. Phân loại Máy tính điện tử.
1. Phân loại theo độ lớn:
- Micro Computer (Máy vi tính) - còn được gọi là máy tính cá nhân (Persioner Computer): thường chỉ có 1 bộ xử lý, có đặc điểm nhỏ gọn, khả năng làm việc phong phú, dễ dàng sử dụng. Nó có thể nối mạng dưới dạng thiết bị đầu cuối (Terminal) để tăng khả năng làm việc.
- Mini Computer (Máy tính cỡ trung): Thường sử dụng nhiều bộ xử lý. Có khả năng xử lý mạnh hơn rất nhiều so với máy PC
- Main frame Computer (Máy tính cỡ lớn): Có nhiều bộ xử lý mạnh, có khả năng xử lý thông tin khổng lồ với tốc độ, chính xác lớn. Người ta
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Hồng Nhung
Dung lượng: 687,51KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)