Giao tiếp trường Tiểu học
Chia sẻ bởi Lê Thanh Hiền |
Ngày 12/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: Giao tiếp trường Tiểu học thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
1
giao tiếp trong quản lý
Trường tiểu học
2
giao tiếp trong quản lý giáo dục
1- Khái niệm về giao tiếp
- Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người với người để hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa mọi người với nhau.
Giao tiếp quan tâm đến việc hiện thực các quan hệ con người, thông qua các quan hệ xã hội. Đó là vừa điều kiện vừa là nguồn gốc nẩy sinh và phát triển tâm lý người.
- Giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa người với người, thông qua đó sự tiếp xúc tâm lý được thực hiện và các quan hệ giữa các cá nhân được cụ thể hoá. (Tâm lý học nhân cách)
- Giao tiếp là quá trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi cảm xúc lẫn nhau. (Tâm lý học xã hội)
- Giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người, thông qua ngôn ngữ nói, viết, cử chỉ mà ngày nay là chỉ sự trao đổi thông qua bộ mã (Tâm lý trị liệu)
3
- Giao tiếp là hành động xã hội. Bản chất của giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm giữa người này với người khác, nhằm thoả mãn các nhu cầu như sống, học tập, lao động và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Giao tiếp là quá trình thông tin. Bản chất của giao tiếp bao gồm 5 thành tố cơ bản tạo nên là: người phát thông tin, thông điệp, kênh truyền tin, người nhận tin và hiệu quả của quá trình truyền tin.
Tóm lại: Giáo tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người trong mối quan hệ xã hội nhất định nhằm nhận thức, trao đổi tư tưởng tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
2- Giao tiếp trong quản lý nhà trường:
Giao tiếp là những hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin giữa người quản lý với cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong phạm vi nhà trường nhằm đảm bảo cho bộ máy hành chính trong nhà trường vận hành bình thường và thực hiện được chức năng, vai trò và mục tiêu dạy và học tốt.
4
Những đặc điểm tâm lý cơ bản của giao tiếp:
- Tính nhận thức của giao tiếp
Là quá trình diễn biến của sự trao đổi thông tin về nội dung công việc, về những kế hoạch dự kíen sẽ phải làm, hoặc trao đổi tư tưởng tình cảm, suy nghĩ về cách tiến hành của người cán bộ quản lý với người giáo viên và ngược lại
- Kết quả của giao tiếp quản lý là luôn dẫn đến sự hiểu biết về thông tin, quyết định về công việc, cam thông, gây ảnh hưởng và để lại dấu ấn với nhau ở một mức độ nhất định nào đó.
- Giao tiếp được coi như là một loại hình quan hệ hai chiều về mặt tâm lý - xã hội giữa người hiệu trưởng với người giáo viên mang nội dung và tính chất xã hội - lịch sử. Đây là quan hệ giáo dục, mà trong đó cả hai bên cùng thực hiện những yêu cầu sư phạm, cùng nhằm giải quyết những nhiệm vụ của dạy và học, thông qua các hoạt động GD.
5
3- Chức năng và vai trò của giao tiếp:
3.1- Chức năng:
- Định hướng cho mọi hoạt động, cho việc thiết lập các mối quan hệ với mọi người, Nhờ có giao tiếp quản lý mà người giáo viên xác định, hình dung được mô hình về công việc mà mình phải làm, làm như thế nào, bằng cách nào để có thể tiến hành giải quyết được các nhiệm vụ được giao một cách tối ưu.
- Thông tin hai chiều, đánh giá lẫn nhau và có tác dụng nối mạch cho việc hình thành mối quan hệ hai chiều giữa mọi người với nhau trong quá trình cũng tham gia các hoạt động giáo dục. Trong giao tiếp chủ thể và đối tượng giao tiếp luôn có sự chuyển hoá vị trí cho nhau. Sự tiếp xúc giữa hai người (hoặc nhóm với nhau) đều thực hiện sự thu nhận và phát đi những thông tin cần thiết nhằm thực hiện những mục đích nhất định của mình.
6
- Điều khiển, điều chỉnh hành vi và cũng như việc thiết lập nên các mối quan hệ của chủ thể và để thống nhất - phối hợp công tác hành động của mọi người với nhau
- Phát triển và giáo dục nhân cách. Nhân cách được hình thành, phát triển và hoàn thiện là nhờ có giao tiếp. Giao tiếp vừa là phương tiện quan trọng, vừa là hoạt động đặc rưng, vừa là môi trường không thể thiếu được để hình thành và hoàn thiện nên nhân cách ở mỗi người. Qua giao tiếp con người học được cách làm người, lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội. Chính thông qua giao tiếp mà nhân cách uu người giáo viên, học sinh, cán bộ, công nhân viên và người cán bộ quản lý được điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện. Giao tiếp thực hiện nhiều chức năng khác nhau nhằm phục vụ cho những mục đích cá nhân hoặc của nhóm người hay cộng đồng.
3.2- Vai trò của giao tiếp
- Giao tiếp có vai trò quan trọng trong trao đổi thông tin: cán bộ QL
7
thường xuyên phải tiếp nhận, xử lý rất nhiều các mệnh lệnh cần thiết cho cấp dưới, Nhờ có sự giao tiếp mà các thông tin được trao đổi giữa các cá nhân, giữa các nhóm người, giữa các tổ chức với nhau, từ đó giải quyết được các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, sinh hoạt và rong các hoạt động lao động sản xuất. Giao tiếp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho mọi hành vi, hành động của con người, quy định sự phát triển những phẩm chất tâm lý của nhân cách chủ thể và đối tượng giao tiếp.
- Giao tiếp có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định: Nhờ có giao tiếp mà người quản lý nắm được tình hình và đặc điểm về mọi nmặt của các thành viên, các hoạt động, công việc trong nhà trường, hoặc ngoài nhà trường. Đó chính là một trong những cơ sở mà người cán bộ quản lý nhà trường cần quan tâm khi xây dựng các loại kế hoạch, khi ra những quyết định tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục.
8
- Giao tiếp giữ vai trò quan trọng trong trao đổi tình cảm, hình thành nhân cách. Giao tiếp được coi là điều kiện thiết yếu, có khả năng tạo ra được những tiền đề tâm lý thuận lợi cho việc hình thành và phát triển những phẩm chất của tâm lý, ý thức và nhân cách. Giao tiếp vừa là phương tiện, vừa là điều kiện cần để tạo ra tình cảm gắn bó, thân mật, sự hiểu biết lẫn nhau trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày của mọi thành viên trong nhà trường.
- Giao tiếp là điều kiện tất yếu để con người tồn tại và phát triển. Giao tiếp vừa là hoạt động đực trưng của loài người, vừa là phương tiện, là điều kiện không thể thiếu được để hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người. Vì tâm lý người là quá trình cá nhân lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử biến thành vốn riêng, kinh nghiệm sống riêng của bản thân, thông qua hoạt động và giao tiếp
Tâm lý là sản phẩm của hoạt động giao tiếp. Hoạt động và giao tiếp mối quan hệ giữa chúng là quy luật tổng quát để hình thành và biểu lộ
9
tâm lý người. Trong lĩnh vực quản lý, giao tiếp vừa là phương tiện vừa là điều kiện cần thiết để định hướng, kiểm soát và điều chỉnh mọi hành vi, hành động của mọi thành viên trong nhà trường. Giao tiếp cho nghệ thuật và khoa học là phương tiện hứu hiệu để người hiệu trưởng quản lý nhà trường có kết quả tốt.
- Giao tiếp giữ vai trò quan trọng trong quản lý nhà trường. Nhờ có giao tiếp mà người cán bộ quản lý - giáo viên - công nhân viên hiểu biết nhau nhiều hơn, giáo viên và học sinh hiểu và thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau. Nhờ có giao tiếp mà người cán bộ quản lý tạo được uy tín, niềm tin đối với cha mẹ học sinh, với các cấp chính quyền địa phương và tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các cá nhân hải tâm, của tập thể cho các hoạt động giáo dục của nhà trường. Người hiệu trưởng còn sử dụng giao tiếp như là phương tiện đắc lực để trao đổi công việc với hội cha mẹ học sinh, cũng như khách đến làm việc với nhà trường.
Qua giao tiếp người hiệu trưởng không chỉ phát đi hoặc nhận lại thông tin về quan trọng và tiến độ thực hiện các hoạt động giáo dục mà
10
còn bày tỏ và chia sẻ cảm xúc, thái độ và tình cảm với mọi thành viên trong nhà trường, với hội cha mẹ học sinh. Nhờ có giao tiếp về công việc, sức khoẻ, tình hình cuộc sống mà người hiệu trưởng với giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh hiểu nhau hơn, thông cảm và cùng giúp đỡ nhau.
Giao tiếp vừa là hoạt động, vừa là phương tiện vừa là điều kiện cần thiết để định hướng, kiểm soát và điều chỉnh mọi hành vi, hành động của mọi thành viên trong nhà trường, Giao tiếp có nghệ thuật và khoa học là phương tiện hữu hiệu để người hiệu trưởng quản lý nhà trường có kết quả tốt.
Trong giáo dục, giao tiếp có sứ mạng quan trọng là truyền bá nền văn minh, tiếp thu nền văn hóa tiến bộ của thế giới và biến nó thành cái riêng của mọi người. Nhờ đó nền giáo dục không chỉ phát triển mf còn mở rộng và tái sản xuất sức lao động cho con người. Càng mở rộng giao tiếp, người cán bộ quản lý càng học hỏi được nhiều điều hơn
11
4- Nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp quản lý trường học:
* Tôn trọng giáo viên, nhân viên và học sinh
Mọi người trong nhà trường cần luôn luôn tôn trọng phẩm giá của nhau. Mọi người trong trường cần hiểu nhau, nhìn nhận và đánh giá về nhau một cách đúng đắn, thông cảm cho nhau, giúp đỡ nhau để sống và làm việc tốt hơn. Tránh khắt khe, xoi mói và ghen tị. Đặc biệt người lãnh đạo cần nhận xét, đánh giá đúng khả năng, trình độ và sự cố gắng, nổ lực của từng người trong hoàn cảnh cụ thể. Điều đó sẽ làm cho mọi người cố gắng, phấn khởi và công tác tốt hơn.
Trong trường tiểu học, phần lớn giáo viên là nữ nên mối quan hệ còn dựa trên tình cảm thân thiện, Có thể coi các thành viên như trong một nhà, như người thân của mình. Với những hình thức giao tiếp khác nhau, người hiệu trưởng cần hiểu và nắm được đặc điểm, khả năng, cá tính của họ. Người lãnh đạo cần chú ý lắng nghe và tạo điều kiện để người giáo viên được nói. Đó là điều hữu ích cho công tác quản lý .
12
* Hãy lắng nghe và nói với nhau những tâm tư, nguyện vọng, ý nghĩ của mình:
Mọi thành viên trong nhà trường nên nói cho nhau nghe những ý nghĩ , tâm tư nguyện vọng của mình đẻ mọi người hiểu đúng về mình Người nghe, nên nghe chăm chỉ, nghe cho hết, nghe từ đầu đến cuối, không nên ngắt lời, bỏ dở giữa chứng. Nghe và nói là hai hành động đi đôi với nhau mà chúng ta cần phải học tập và rèn luyện thường xuyên
Trong quản lý nhà trường, người lãnh đạo phải biết lắng nghe mọi người nói. Người quản lý nên nghe nhiều rồi hãy nói. Nghe người khác nói sẽ thu được nhiều thông tin hữu ích. Khi giao tiếp cần nói một cách chân thật, ôn tồn, cách nói giản dị, văn minh, lịch sự và tăng cường dùng từ "cảm ơn". Là cán bộ quản lý cũng nên có những tâm tư chân thành với anh em, để mọi người hiểu, thông cảm với mình, và hình thành nên mối quan hệ tình cảm, nhất là những lúc gặp khó khăn hoặc có việc gấp.
13
* Dân chủ bàn bạc, thể hiện quyền tập trung trong quyết định:
Trong nhà trường, người hiệu trưởng cần tạo điều kiện để mọi người được bàn bạc, góp ý kiến về cách tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục để đi tìm những quan điểm chung, lợi ích chung. Bàn bạc chứ không phải lã cãi vã, bàn bạc có trách nhiệm, phân chia phải trái rõ ràng, gtrên dưới phân minh, đúng sai minh bạch. Khi không có ý kiến đóng góp, dù đúng và thống nhất hay không, người lao động cũng nên dùng quyền hạn của mình để quyết định trên cơ sở lắng nghe và phân tích, chắt lọc lấy cái tích cực của các ý kiến đóng góp.
* Hãy thông cảm với nhau và biết chấp nhận:
Trong giao tiếp, người cán bộ quản lý cũng như giáo viên phải chấp hành đúng pháp luật Nhà nước, chấp hành các quy chế về chuyên môn, về đạo đức, lối sống, nội quy, quy chế của ngành và của nhà trường ban hành. Người cán bộ quản lý phải biết thông
14
cảm về hoàn cảnh, về khả năng, về quyền lợi, về đặc điểm cá tình của giáo viên, cán bộ, công nhân viên.Muốn vạy khi giao tiếp phải đặt mình vào vị trí của người bên kia, để hình dung ra những khó khăn, vất vả của họ. Trong mọi trường hợp, người quản lý cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, động cơ hành động của những người dưới quyền, tìm hiểu điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để cdó cách đối nhân xử thế cho phù hợp.
Khi có người phạm lỗi, cán bộ quản lý cần thận trọng phên tích, gián tiếp hoặc trực tiếp tìm hiểu nguyên nhân. Trên cơ sở đó mà có cách giải quyết và ứng xử hợp tình hợp lý. Hoặc người quản lý cần chấp nhận hiện tại, nhưng sau đó phải có kế hoạch để xử lý.
Như vậy, để nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý nhà trường được tốt, người cán bộ quản lý cần hiểu và vận dụng các nguyên tắc vào thực tiễn quản lý. Các nguyên tắc quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự tác động hỗ trợ lần nhau.
15
5- Phân loại giao tiếp:
5.1- Căn cứ vào phương tiện giao tiếp có thể chia thành 3 loại:
- Giao tiếp vật chất: giao tiếp giữa người với người bằng vật chất
- Giao tiếp ngôn ngữ : nói, viết
- Giao tiếp phi ngôn ngữ: điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười...
5.2- Căn cứ vào phong cách của giao tiếp có thể chia thành các loại:
- Giao tiếp trực tiếp: đối mặt, trực tiếp truyền thông tin cho nhau
- Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, điện thoại, tin nhắn . thậm chí có những hình thức giao tiếp đặc biệt như thầm giao cách cảm, ngoại cảm
5.3- Căn cứ vào quy cách, người ta chia giao tiếp thành các loại:
- Giao tiếp chính thức: thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế
- Giao tiếp không chính thức: giữa những người hiểu biết về nhau, thân tình, nhăm mục đích thông cảm, đồng cảm với nhau.
16
5.4- Theo tâm lý học xã hội, giao tiếp có các hình thức sau:
- Giao tiếp theo định hướng xã hội. Trong đó chủ thể với tư cách là đại diện cho một nhóm hoặc một cộng đồng người thực hiện thông tin mang tính thuyết phục về các vấn đề thuộc đường lối, chủ trương, chính sách đối nội hoặc đối ngoại của một thể chế xã hội.
- Giao tiếp định hướng nhóm: là giao tiếp trong đó chủ thể với tư cách đại diện cho một nhóm xã hội thực hiện thông tin, giải quyết những vấn đề của nhóm xã hội đặt ra trong lao động sản xuất, học tập, sinh hoạt hàng ngày .
- Giao tiếp định hướng cá nhân: là giao tiếp trong đó chủ thể với tư cách cá nhân thực hiện mục đích cá nhân, như trao đổi tâm tư, tình cảm, thông báo cho nhau những nội dung nào đó với cá nhân hoặc nhóm xã hội .
17
II- đặc điểm đặc trưng của hoạt động giao tiếp
giao tiếp trong quản lý giáo dục
1- Đặc điểm đặc trưng của hoạt động giao tiếp:
1.1- Giao tiếp là một quá trình tương tác xã hội, một quan hệ xã hội:
* Đặc điểm cơ bản của giao tiếp là sự tác động qua lại hai chiều giữa chủ thể giao tiếp với đối tượng giao tiếp nhằm thực hiện mục đích nhất định. Trong quá trình giao tiếp luôn có sự chuyển đổi, hoán vị cho nhau giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Sự tác động này có thể giữa cá nhân với cá nhân; cá nhân với nhóm; nhóm với cộng đồng
* Giao tiếp là mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân có chức năng, nhiệm vụ cụ thể với cá nhân, cá nhân với tập thể, Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện trong quá trình tác động giữa con người với con người. Con người vừa là thành viên tích cực (chủ thể) của các mối quan hệ xã hội, vừa là sản phẩm của các mối quan hệ xã hội ấy.
Vì vậy, bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Trong nhà trường, quan hệ giữa người hiệu trưởng với giáo viên là quan hệ xã hội đích thực
18
* Giao tiếp mang tính chất lịch sử - xã hội của loài người. Vì giao tiếp diễn ra trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, gắn với những con người ở một thời gian xác định.
1.2- Giao tiếp là quá trình con người tri giác lẫn nhau:
Trong quá trình giao tiếp, chủ thể giao tiếp với đối tượng giao tiếp được nhìn mọi hành vi, cử chỉ, điệ bộ, vẻ mặt biểu thị thái độ của nhau; được nghe lời nói của nhau, được tiếp xúc và tác động lẫn nhau bằng những thông tin, xúc cảm của mình. Điều đó có nghĩa là con người được trri giác lãn nhau thông qua giao tiếp. Phần lớn những gì được rao đổi trong giao tiếp đều đã được cá nhân trải nghiệm, tức là đã tai nghe, mất thấy .
Qua giao tiếp, con người không chỉ nhận biết được những chuyện gì đã xẩy ra mà còn hiểu được đặc điểm tâm lý của nhau và cùng nhau phán đoán những gì sẽ xẩy ra. Vì vậy giao tiếp không những phản ánh tính chủ động, tích cực của mỗi bên mà còn thể hiện rõ mục đích.
19
Nhờ đặc điểm này mà con người có thể nâng cao hiệu quả giao tiếp, biến đổi và hoàn thiện giao tiếp nhằm thực hiện các mục đích khác nhau của cá nhân.
1.3- Giao tiếp vừa là một hoạt động đặc trưng, vừa là phương tiện hoạt động:
Giao tiếp là hoạt động 2 mặt khác nhau, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và không thể thiếu được trong lối sống, trong hoạt động của con người và con người trong thực tiễn cuộc sống.
- Có trường hợp giao tiếp là điều kiện cần thiết cho một hoạt động khác. Giao tiếp vừa là điều kiện, vừa là phương tiệnd dể thực hiện mục đích dạy học, nhưng đó cũng là việc xây dựng mối quan hệ giao tiếp giữa thầy - trò .
- Hoạt động là điều kiện để thực hiện các mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người. Ví dụ như cha mẹ học sinh có quan hệ giao tiếp với giáo viên vì họ có con đi học ở trường.
20
1.4- Bản chất của giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa người với người
- Bao giờ cũng dẫn đến nhận thức, hiệu về nhau hơn trước
- Cá nhân thể hiện thái độ của mình thông qua biểu thị cảm xúc, hành vi, cử chỉ, lời nói, tác phong .một cách có chủ định
2- Đặc trưng của giao tiếp trong quản lý trường tiểu học
2.1- Tính mục đích: Là hoạt động có mục đích chiến lược, có chương trình, có mục tiêu và kế hoạch thực hiện để đạt được mục tiêu. Mọi hoạt động trong nhà trường phải nhằm tới mục đích nhất định. Đó là thực hiện có hiệu quả và chất lượng nhiệm vụ quản lý nhà trường nhằm hoàn thành tốt hoạt động dạy và học
2.2- Tính hiệu quả: giao tiếp trong nhà trường phải nhằm đạt hiệu quả của hoạt động quản lý. Hoạt động giao tiếp trong nhà trường cần được cân nhắc, tính toán cẩn thận, tinh giản, chọn lọc những thông tin ngắn gọn, súc tích, chính xác, chính đáng dễ hiểu, đồng thời cần phải lựa chọn những hình thức giao tiếp thích hợp nhằm mang lại hiệu quả
21
2.3- Tính tổ chức: Việc trao đổi thông tin được đưa vào kế hoạch, chương trình hành động của Ban giám hiệu, các phòng ban, của cán bộ, giáo viên, công nhân viên .
Thông tin được phân loại theo tính chức năng và tính chất công việc. Thông tin được truyền đi theo chiều dọc từ trên xuống, từ dưới lên và theo chiều ngang từ bộ phận này sang bộ phận khác . Nhờ có tính tổ chức cao mà thông tin giao tiếp được chính xác và kịp thời.
2.4- Tính ổn định và liên tục: quản lý trường học là hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đó là quá trình hoạt động liên tục và ổn định nên giao tiếp trong quản lý trường tiểu học cũng phải đảm bảo tính liên tục chính xác và kịp thời.
2.5- Tính chuẩn mực: trong bộ máy hành chính nói chung và trong nhà trường tiểu học nói riêng, mọi thành viên đều phải luôn học hỏi, rèn luyện để hướng tới những hành vi xã hội đạt chuẩn mực, văn minh, lịch sự. Hiệu trưởng cần giữ thái độ đúng mực, đối nhân xử thế hợp tình, hợp lý. Đây là một đòi hỏi tất yếu trong quản lý
22
III- Công cụ và phong cách giao tiếp - Mạng lưới và kênh giao tiếp
hình thức giao tiếp chủ yếu trong quản lý giáo dục
1- Công cụ giao tiếp (phương tiện)
- Sử dụng ngôn ngữ: đẹp, trang nhã, thô thiển . có thể theo kiểu nhà nước hành chính, hoặc gia đình .
- Sử dụng ngữ điệu, cường độ của giọng nói như thế nào để có sức hấp dẫn lôi cuốn người đối thoại .
2- Phương tiện biểu cảm:
- Cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười . thể hiện tình cảm đối với người giao tiếp, là phương tiện "phi ngôn ngữ"
- Được thể hiện nhiều nhiều hình thức khác nhau qua nhiều sắc thái khác nhau, đa dạng và phong phú như qua miệng để nói, qua ánh mắt, nụ cười; qua sự chuyển động của đầu người nói, người nghe; hoặc qua sử dụng tay, chân; tư chế đứng, ngồi . tất cả đều có ý nghĩa tâm lý, dấu ấn cá nhân, xã hội, môi trường, vị thế .
23
1.3- Ngôn ngữ viết:
Thường được dùng vào giao tiếp quản lý giáo dục như ra các văn bản, quyết định, công văn . Ngôn ngữ đỏi hỏi phải trong sáng, rõ ràng, dể hiểu, hạn chế sai sót đến mức thấp nhất, tránh chồng chéo lên nhau; đực biệt các văn bản mang tính pháp quy phải theo đúng mẫu, đúng quy định của nhà nước.
Như vậy mỗi công cụ giao tiếp đều là sự thể hiện nội dung tâm lý con người cụ thể. Muốn sử dụng tốt các công cụ giao tiếp, chúng ta cần phải học tập, thực hành và rèn luyện trong cuộc sống và trong thực tế công việc của mình.
2- Phong cách giao tiếp:
2.1- Khái niệm: là cách thức con người tiếp xúc và quan hệ với nhau. Đó là một hệ thống hành vi, cử chỉ, lời nói được sử dụng trong quá trình giao tiếp. Nó mang tính ổn định cá nhân, ổn định xã hội, tính mềm dẻo, linh hoạt
24
Phong cách giao tiếp của nhà quản lý trong nhà trường là sự vận dụng một hệ thống mục đích, nguyên tắc, phương pháp vào giao tiếp để giải quyết công việc, các nhiệm vụ nhằm thực hiện chức năng quản lý của mình.
2.2- Cấu trúc của phong cách giao tiếp
Phần cứng là những hành vi, cử chỉ, lời nói được hình thành trong cuộc sống, lâu ngày trở thành thói quen xoá xoá bỏ. Phần cứng tạo ra dáng đi, dáng đứng, dáng ngồi, cách ăn, cách nói ở mỗi người. yếu tố bảm sinh di truyền về cơ thể của mỗi người cũng có thể tạo ra tiền đề cho một phong cách giao tiếp.
Phần mềm là những hành vi, lời nói, ứng xử rất linh hoạtn, cơ động và xuất hiện bất thường trong cuộc sống. Điều đó giúp cho con người mau chóng thích ứng với sự biến động của cuộc sống. Đó là những kinh nghiệm cá nhân được vận dụng một cách thống minh, sáng tạo Đó cũng là do nhạy cảm của bộ óc, trình độ tư duy, trí tuệ của mỗi ngoài ra còn phụ thuộc vào truyền thống của gia đình, đất nước ...
25
2.3- Phân loại phong cách giao tiếp:
Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của người giao tiếp sẽ chia thành các loại: Kiểu cởi mở - tích cực; Kiểu thụ động - nhút nhát; Kiểu bình tĩnh - tự tin: Kiểu thờ ở - lạnh nhạt
Căn cứ vào hệ thống tổ chức và quản lý: Kiểu phong cách giao tiếp độc đoán; Phong cách giao tiếp dân chủ; Phong cách giao tiếp tự do.
2.4- Phân loại phong cách giao tiếp trong nhà trường:
Phong cách giao tiếp độc đoán
Phong cách giao tiếp dân chủ
Phong cách giao tiếp tự do
3- Mạng lưới giao tiếp
Bao gồm những mối liên hệ mà thông qua chúng các cá nhân giao tiếp với nhau. Trong mạng lưới mỗi cá nhân là một điểm nằm trong mối liên hệ với các cá nhân khác tạo thành mạng lưới giao tiếp khác nhau.
Một số kiểu mạng lưới giao tiếp thông dụng được trình bày ở dưới đây:
26
Mạng dây xích
Mạng bánh xe
Mạng hỗn hợp
27
4- Kênh giao tiếp trong quản lý
Dựa vào tính chất chính thức của luồng thông tin ra có kênh giao tiếp chính thức và kênh giao tiếp phi chính thức,
Dựa vào chiều hướng của luồng thông tin ta có kênh giao tiếp theo chiều dọc và kênh giao tiếp theo chiều ngang
Kết hợp các loại kênh này với nhau, ta có ít nhất 4 loại kênh giao tiếp thường gặp trong quản lý nhà trường
28
4.1- Giao tiếp theo chiều dọc:
* Giao tiếp dọc từ trên xuống
Là giao tiếp giữa người ở vị trí cấp trên với người ở vị trí cấp dưới trong cơ cấu tổ chức của nhà trường.
Thông tin người việc cần làm như: mệnh lệnh, các chỉ dẫn, các yêu cầu ...
Thông tin về những chính sách, chủ trương, quy định, thủ tục và tình hình hoạt động của nhà trường và của các bộ phận phòng ban, GV, HS
Thông tin về đánh giá kết quả công việc nhằm kịp thời động viên hay điều chỉnh hành vi của các cấp dưới.
* Giao tiếp dọc từ dưới lên
Là giao tiếp từ cấp thấp lên cấp cao hơn trong tổ chức nhà trường .
4.2- Giao tiếp theo chiều ngang:
Là giao tiếp giữa người này với người khác ở cùng cấp trong tổ chức
29
5- Một số hình thức giao tiếp chủ yếu trong trường tiểu học
Giao tiếp giữa người hiệu trưởng với những người dưới quyền mình
Giao tiếp giữa những người hiệu trưởng với nhau; Giữa hiệu trưởng với cấp trên
Giao tiếp giữa hiệu trưởng với khách
5.1- Họp
Là hình thức giao tiếp quan trọng trong nhà trường và được diễn ra theo định kỳ, đột xuất ...
5.2- Ban giám hiệu toạ đàm, trao đổi với cấp dưới để giao việc, nắm tình hình hoạt động chung tròn nhà trường với mục đích:
Kiểm tra sự thực hiện mệnh lênh, nghị quyết, kế hoạch làm việc của các khối, lớp, phòng, ban hoặc cá nhân.
Ra lệnh hay truyền đạt mệnh lệnh, giao nhiệm vụ
Đánh giá năng lực, đạo đức của cá nhân
30
5.3- Tiếp khách
5.4- Ban giám hiệu thăm lớp, dự giờ, traođổi góp ý để rút kinh nghiệm
5.5- Đàm phán ký kết hợp đồng
5.5- Giao tiếp gián tiếp qua các phương tiện thông tin
IV- Quản lý nhà trường với vấn đề giao tiếp
1- Phân biệt khái niệm quản lý với lao động nhà trường
31
2- Quy trình quản lý nhà trường với vấn đề giao tiếp:
Giai đoạn 1: Tiền kế hoạch: Hiệu trưởng tiến hành các hình thức giao tiếp khác nhau như trao đổi trực tiếp, họp, phác thảo KH chung
Giai đoạn 2: Kế hoạch hoá: Kế hoạch chính thức nhà trường cần thực hiện. hiệu trưởng giao tiếp với các bộ phận, cá nhân ... tham gia thực hiện kế hoạch
Giai đoạn 3: Tổ chức: phân công, sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý
Giai đoạn 4: Chỉ đạo: huyđộng lực lượng tham gia, phát huy yếu tố tiềm năng trong mỗi thành viên để thực hiện kế hoạch
Giai đoạn 5: Kiểm tra, đánhgiá việc thực hiện kế hoạch
3- Một số yếu tố tâm lý tác động đến giao tiếp quản lý nhà trường:
3.1- Yếu tố tâm lý tác động đến giao tiếp quản lý nhà trường:
Người phát tin
Người nhận tin
32
Bản tin
Kênh truyền tin
Vị thế và vai trò xã hội của chủ thể hoặc đối tượng giao tiếp
3.2- Một số yếu tố tâm lý cản trở giao tiếp quản lý trường tiểu học
Thông tin quá tải
Tính phức tạp của thông tin
Sự khác biệt về vị thế
Thiếu sự tin cậy
Kênh giao tiếp nghèo nàn, xơ cứng
Kết luận: Trong công tác quản lý nhà trường, muốn nâng cao chất lượng các hình thức giao tiếp đòi hỏi người cán bộ quản lý phải kích thích và phát huy được mặt mạnh của từng yếu tố tâm lý tích cực, đồng thời hạn chế tối đa các yếu tố tiêu cực, cản trở đến quá trình giao tiếp. Điều đó đỏi hỏi người quản lý nhà trường phải làm việc có khoa học, có kế hoạch và có sự chuẩn bị chu đáo
33
4- Một số phẩm chất tâm lý cần thiết trong giao tiếp quản lý:
Năng lực quan sát đối tượng
Kỹ năng biểu hiện những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm, nhận thức của mình với người khác
Năng lực tự chủ trong các tình huống giao tiếp
Tôn trọng nhân cách của người giao tiếp
5- Bí quyết đảm bảo thành công trong giao tiếp quản lý nhà trường
5.1- Cách thức gây thiện cảm với người giao tiếp:
Thành thật và chú ý quan tâm tới đối tượng giao tiếp
Luôn tươi cười, niềm nở, ăn nói nhẹ nhàng, đúng mực ...
Biết và nhớ một số thông tin cơ bản về đối tượng giao tiếp
Biết lắng nghe, khuyên khích, động viên đối tượng nói về họ
Tạo điều kiện để họ nói về sở thích của họ
Luôn biết làm cho người dưới quyền nhận thức rõ ràng về lãnh đạo và tập thể trường trân trọng và đánh giá cao công sức của cá nhân và tin tưởng vào họ
34
5.2- Cách thức dân dụ người dưới quyền suy nghĩ theo mình
Luôn tránh mọi sự tranh luận gay gắt
Tôn trọng ý kiến người giao tiếp, không nên nói họ sai. Tôn trọng nhân cách đối phương, né tránh chê bai hoặc coi thường họ ...
Biết nhận thiếu sót khi có sự nhầm lẫn về một vấn đề nào đó
Trong mọi tình huống nên ôn tồn, nhẹ nhàng, đúng mực, không nên xằng giọng hoặc cáu gắt với người giao tiếp
Khi giao tiếp nên đặt ra những câu hỏi sao cho tự nhiên để họ chấp nhận và đồng ý với mình
Để người giao tiếp nói thoải mái, nhất là khi họ đang bức xúc
Làm cho họ tin rằng chính họ đã đề xuất ý kiến
Luôn thể hiện sự đồng cảm với những ước vọng và ý tưởng của họ
Hãy tỏ ra mình hiểu và quý mến họ
Thách đố và khêu gợi ý chí khí của người có tâm huyết
35
5.3- Cách thức tiến hành phê bình là không gây thù oán
Bắt đầu bằng việc nêu ra những ưu điểm và khen ngợi họ một cách chân thành, tự nhiên.
Hãy nói ý để họ nhận ra khuyết điểm, sai lầm. Tránh ra lệnh, nên đặt câu hỏi để họ trả lời đi đến giải quyết được vấn đề
Trong mọi tình huống, cần giữ danh dự thể diện cho người có lỗi.
Gây cho đối tượng giao tiếp có được niềm tin vào tương lại và sự cố gắng vươn lên, khắc phục khuyết điểm ... Đưa ra những viễn cảnh tốt đẹp để kích thích họ phấn đấu ...
Tăng cường khuyến khích, động viên để truyền cho họ sự bạo dạn sức mạnh và lòng tin vào bản thân; tin vào nhà quản lý ...
Kết luận:
Việc nghiên cứu những kiến thức cơ bản về giao tiếp là hết sức cần thiết cho nhà quản lý. Nhờ có giao tiếp mà nhà quản lý sẽ hoàn thành được tốt hơn vai trò nhiệm vụ của mình. Vì vạy cần phải trau dồi kiến thức về mọi mặt để ngày càng hoàn thiện hơn./.
36
Xin cảm ơn
Hẹn gặp lại
37
Câu hỏi làm bài kiểm tra:
Anh (chị) hãy chọn một trong 2 câu sau:
1- Vai trò cuả giao tiếp trong công tác quản lý nhà trường?
2- Những nguyên tắc cơ bản trong quá trình giao tiếp ?
giao tiếp trong quản lý
Trường tiểu học
2
giao tiếp trong quản lý giáo dục
1- Khái niệm về giao tiếp
- Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người với người để hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa mọi người với nhau.
Giao tiếp quan tâm đến việc hiện thực các quan hệ con người, thông qua các quan hệ xã hội. Đó là vừa điều kiện vừa là nguồn gốc nẩy sinh và phát triển tâm lý người.
- Giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa người với người, thông qua đó sự tiếp xúc tâm lý được thực hiện và các quan hệ giữa các cá nhân được cụ thể hoá. (Tâm lý học nhân cách)
- Giao tiếp là quá trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi cảm xúc lẫn nhau. (Tâm lý học xã hội)
- Giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người, thông qua ngôn ngữ nói, viết, cử chỉ mà ngày nay là chỉ sự trao đổi thông qua bộ mã (Tâm lý trị liệu)
3
- Giao tiếp là hành động xã hội. Bản chất của giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm giữa người này với người khác, nhằm thoả mãn các nhu cầu như sống, học tập, lao động và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Giao tiếp là quá trình thông tin. Bản chất của giao tiếp bao gồm 5 thành tố cơ bản tạo nên là: người phát thông tin, thông điệp, kênh truyền tin, người nhận tin và hiệu quả của quá trình truyền tin.
Tóm lại: Giáo tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người trong mối quan hệ xã hội nhất định nhằm nhận thức, trao đổi tư tưởng tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
2- Giao tiếp trong quản lý nhà trường:
Giao tiếp là những hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin giữa người quản lý với cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong phạm vi nhà trường nhằm đảm bảo cho bộ máy hành chính trong nhà trường vận hành bình thường và thực hiện được chức năng, vai trò và mục tiêu dạy và học tốt.
4
Những đặc điểm tâm lý cơ bản của giao tiếp:
- Tính nhận thức của giao tiếp
Là quá trình diễn biến của sự trao đổi thông tin về nội dung công việc, về những kế hoạch dự kíen sẽ phải làm, hoặc trao đổi tư tưởng tình cảm, suy nghĩ về cách tiến hành của người cán bộ quản lý với người giáo viên và ngược lại
- Kết quả của giao tiếp quản lý là luôn dẫn đến sự hiểu biết về thông tin, quyết định về công việc, cam thông, gây ảnh hưởng và để lại dấu ấn với nhau ở một mức độ nhất định nào đó.
- Giao tiếp được coi như là một loại hình quan hệ hai chiều về mặt tâm lý - xã hội giữa người hiệu trưởng với người giáo viên mang nội dung và tính chất xã hội - lịch sử. Đây là quan hệ giáo dục, mà trong đó cả hai bên cùng thực hiện những yêu cầu sư phạm, cùng nhằm giải quyết những nhiệm vụ của dạy và học, thông qua các hoạt động GD.
5
3- Chức năng và vai trò của giao tiếp:
3.1- Chức năng:
- Định hướng cho mọi hoạt động, cho việc thiết lập các mối quan hệ với mọi người, Nhờ có giao tiếp quản lý mà người giáo viên xác định, hình dung được mô hình về công việc mà mình phải làm, làm như thế nào, bằng cách nào để có thể tiến hành giải quyết được các nhiệm vụ được giao một cách tối ưu.
- Thông tin hai chiều, đánh giá lẫn nhau và có tác dụng nối mạch cho việc hình thành mối quan hệ hai chiều giữa mọi người với nhau trong quá trình cũng tham gia các hoạt động giáo dục. Trong giao tiếp chủ thể và đối tượng giao tiếp luôn có sự chuyển hoá vị trí cho nhau. Sự tiếp xúc giữa hai người (hoặc nhóm với nhau) đều thực hiện sự thu nhận và phát đi những thông tin cần thiết nhằm thực hiện những mục đích nhất định của mình.
6
- Điều khiển, điều chỉnh hành vi và cũng như việc thiết lập nên các mối quan hệ của chủ thể và để thống nhất - phối hợp công tác hành động của mọi người với nhau
- Phát triển và giáo dục nhân cách. Nhân cách được hình thành, phát triển và hoàn thiện là nhờ có giao tiếp. Giao tiếp vừa là phương tiện quan trọng, vừa là hoạt động đặc rưng, vừa là môi trường không thể thiếu được để hình thành và hoàn thiện nên nhân cách ở mỗi người. Qua giao tiếp con người học được cách làm người, lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội. Chính thông qua giao tiếp mà nhân cách uu người giáo viên, học sinh, cán bộ, công nhân viên và người cán bộ quản lý được điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện. Giao tiếp thực hiện nhiều chức năng khác nhau nhằm phục vụ cho những mục đích cá nhân hoặc của nhóm người hay cộng đồng.
3.2- Vai trò của giao tiếp
- Giao tiếp có vai trò quan trọng trong trao đổi thông tin: cán bộ QL
7
thường xuyên phải tiếp nhận, xử lý rất nhiều các mệnh lệnh cần thiết cho cấp dưới, Nhờ có sự giao tiếp mà các thông tin được trao đổi giữa các cá nhân, giữa các nhóm người, giữa các tổ chức với nhau, từ đó giải quyết được các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, sinh hoạt và rong các hoạt động lao động sản xuất. Giao tiếp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho mọi hành vi, hành động của con người, quy định sự phát triển những phẩm chất tâm lý của nhân cách chủ thể và đối tượng giao tiếp.
- Giao tiếp có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định: Nhờ có giao tiếp mà người quản lý nắm được tình hình và đặc điểm về mọi nmặt của các thành viên, các hoạt động, công việc trong nhà trường, hoặc ngoài nhà trường. Đó chính là một trong những cơ sở mà người cán bộ quản lý nhà trường cần quan tâm khi xây dựng các loại kế hoạch, khi ra những quyết định tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục.
8
- Giao tiếp giữ vai trò quan trọng trong trao đổi tình cảm, hình thành nhân cách. Giao tiếp được coi là điều kiện thiết yếu, có khả năng tạo ra được những tiền đề tâm lý thuận lợi cho việc hình thành và phát triển những phẩm chất của tâm lý, ý thức và nhân cách. Giao tiếp vừa là phương tiện, vừa là điều kiện cần để tạo ra tình cảm gắn bó, thân mật, sự hiểu biết lẫn nhau trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày của mọi thành viên trong nhà trường.
- Giao tiếp là điều kiện tất yếu để con người tồn tại và phát triển. Giao tiếp vừa là hoạt động đực trưng của loài người, vừa là phương tiện, là điều kiện không thể thiếu được để hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người. Vì tâm lý người là quá trình cá nhân lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử biến thành vốn riêng, kinh nghiệm sống riêng của bản thân, thông qua hoạt động và giao tiếp
Tâm lý là sản phẩm của hoạt động giao tiếp. Hoạt động và giao tiếp mối quan hệ giữa chúng là quy luật tổng quát để hình thành và biểu lộ
9
tâm lý người. Trong lĩnh vực quản lý, giao tiếp vừa là phương tiện vừa là điều kiện cần thiết để định hướng, kiểm soát và điều chỉnh mọi hành vi, hành động của mọi thành viên trong nhà trường. Giao tiếp cho nghệ thuật và khoa học là phương tiện hứu hiệu để người hiệu trưởng quản lý nhà trường có kết quả tốt.
- Giao tiếp giữ vai trò quan trọng trong quản lý nhà trường. Nhờ có giao tiếp mà người cán bộ quản lý - giáo viên - công nhân viên hiểu biết nhau nhiều hơn, giáo viên và học sinh hiểu và thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau. Nhờ có giao tiếp mà người cán bộ quản lý tạo được uy tín, niềm tin đối với cha mẹ học sinh, với các cấp chính quyền địa phương và tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các cá nhân hải tâm, của tập thể cho các hoạt động giáo dục của nhà trường. Người hiệu trưởng còn sử dụng giao tiếp như là phương tiện đắc lực để trao đổi công việc với hội cha mẹ học sinh, cũng như khách đến làm việc với nhà trường.
Qua giao tiếp người hiệu trưởng không chỉ phát đi hoặc nhận lại thông tin về quan trọng và tiến độ thực hiện các hoạt động giáo dục mà
10
còn bày tỏ và chia sẻ cảm xúc, thái độ và tình cảm với mọi thành viên trong nhà trường, với hội cha mẹ học sinh. Nhờ có giao tiếp về công việc, sức khoẻ, tình hình cuộc sống mà người hiệu trưởng với giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh hiểu nhau hơn, thông cảm và cùng giúp đỡ nhau.
Giao tiếp vừa là hoạt động, vừa là phương tiện vừa là điều kiện cần thiết để định hướng, kiểm soát và điều chỉnh mọi hành vi, hành động của mọi thành viên trong nhà trường, Giao tiếp có nghệ thuật và khoa học là phương tiện hữu hiệu để người hiệu trưởng quản lý nhà trường có kết quả tốt.
Trong giáo dục, giao tiếp có sứ mạng quan trọng là truyền bá nền văn minh, tiếp thu nền văn hóa tiến bộ của thế giới và biến nó thành cái riêng của mọi người. Nhờ đó nền giáo dục không chỉ phát triển mf còn mở rộng và tái sản xuất sức lao động cho con người. Càng mở rộng giao tiếp, người cán bộ quản lý càng học hỏi được nhiều điều hơn
11
4- Nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp quản lý trường học:
* Tôn trọng giáo viên, nhân viên và học sinh
Mọi người trong nhà trường cần luôn luôn tôn trọng phẩm giá của nhau. Mọi người trong trường cần hiểu nhau, nhìn nhận và đánh giá về nhau một cách đúng đắn, thông cảm cho nhau, giúp đỡ nhau để sống và làm việc tốt hơn. Tránh khắt khe, xoi mói và ghen tị. Đặc biệt người lãnh đạo cần nhận xét, đánh giá đúng khả năng, trình độ và sự cố gắng, nổ lực của từng người trong hoàn cảnh cụ thể. Điều đó sẽ làm cho mọi người cố gắng, phấn khởi và công tác tốt hơn.
Trong trường tiểu học, phần lớn giáo viên là nữ nên mối quan hệ còn dựa trên tình cảm thân thiện, Có thể coi các thành viên như trong một nhà, như người thân của mình. Với những hình thức giao tiếp khác nhau, người hiệu trưởng cần hiểu và nắm được đặc điểm, khả năng, cá tính của họ. Người lãnh đạo cần chú ý lắng nghe và tạo điều kiện để người giáo viên được nói. Đó là điều hữu ích cho công tác quản lý .
12
* Hãy lắng nghe và nói với nhau những tâm tư, nguyện vọng, ý nghĩ của mình:
Mọi thành viên trong nhà trường nên nói cho nhau nghe những ý nghĩ , tâm tư nguyện vọng của mình đẻ mọi người hiểu đúng về mình Người nghe, nên nghe chăm chỉ, nghe cho hết, nghe từ đầu đến cuối, không nên ngắt lời, bỏ dở giữa chứng. Nghe và nói là hai hành động đi đôi với nhau mà chúng ta cần phải học tập và rèn luyện thường xuyên
Trong quản lý nhà trường, người lãnh đạo phải biết lắng nghe mọi người nói. Người quản lý nên nghe nhiều rồi hãy nói. Nghe người khác nói sẽ thu được nhiều thông tin hữu ích. Khi giao tiếp cần nói một cách chân thật, ôn tồn, cách nói giản dị, văn minh, lịch sự và tăng cường dùng từ "cảm ơn". Là cán bộ quản lý cũng nên có những tâm tư chân thành với anh em, để mọi người hiểu, thông cảm với mình, và hình thành nên mối quan hệ tình cảm, nhất là những lúc gặp khó khăn hoặc có việc gấp.
13
* Dân chủ bàn bạc, thể hiện quyền tập trung trong quyết định:
Trong nhà trường, người hiệu trưởng cần tạo điều kiện để mọi người được bàn bạc, góp ý kiến về cách tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục để đi tìm những quan điểm chung, lợi ích chung. Bàn bạc chứ không phải lã cãi vã, bàn bạc có trách nhiệm, phân chia phải trái rõ ràng, gtrên dưới phân minh, đúng sai minh bạch. Khi không có ý kiến đóng góp, dù đúng và thống nhất hay không, người lao động cũng nên dùng quyền hạn của mình để quyết định trên cơ sở lắng nghe và phân tích, chắt lọc lấy cái tích cực của các ý kiến đóng góp.
* Hãy thông cảm với nhau và biết chấp nhận:
Trong giao tiếp, người cán bộ quản lý cũng như giáo viên phải chấp hành đúng pháp luật Nhà nước, chấp hành các quy chế về chuyên môn, về đạo đức, lối sống, nội quy, quy chế của ngành và của nhà trường ban hành. Người cán bộ quản lý phải biết thông
14
cảm về hoàn cảnh, về khả năng, về quyền lợi, về đặc điểm cá tình của giáo viên, cán bộ, công nhân viên.Muốn vạy khi giao tiếp phải đặt mình vào vị trí của người bên kia, để hình dung ra những khó khăn, vất vả của họ. Trong mọi trường hợp, người quản lý cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, động cơ hành động của những người dưới quyền, tìm hiểu điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để cdó cách đối nhân xử thế cho phù hợp.
Khi có người phạm lỗi, cán bộ quản lý cần thận trọng phên tích, gián tiếp hoặc trực tiếp tìm hiểu nguyên nhân. Trên cơ sở đó mà có cách giải quyết và ứng xử hợp tình hợp lý. Hoặc người quản lý cần chấp nhận hiện tại, nhưng sau đó phải có kế hoạch để xử lý.
Như vậy, để nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý nhà trường được tốt, người cán bộ quản lý cần hiểu và vận dụng các nguyên tắc vào thực tiễn quản lý. Các nguyên tắc quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự tác động hỗ trợ lần nhau.
15
5- Phân loại giao tiếp:
5.1- Căn cứ vào phương tiện giao tiếp có thể chia thành 3 loại:
- Giao tiếp vật chất: giao tiếp giữa người với người bằng vật chất
- Giao tiếp ngôn ngữ : nói, viết
- Giao tiếp phi ngôn ngữ: điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười...
5.2- Căn cứ vào phong cách của giao tiếp có thể chia thành các loại:
- Giao tiếp trực tiếp: đối mặt, trực tiếp truyền thông tin cho nhau
- Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, điện thoại, tin nhắn . thậm chí có những hình thức giao tiếp đặc biệt như thầm giao cách cảm, ngoại cảm
5.3- Căn cứ vào quy cách, người ta chia giao tiếp thành các loại:
- Giao tiếp chính thức: thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế
- Giao tiếp không chính thức: giữa những người hiểu biết về nhau, thân tình, nhăm mục đích thông cảm, đồng cảm với nhau.
16
5.4- Theo tâm lý học xã hội, giao tiếp có các hình thức sau:
- Giao tiếp theo định hướng xã hội. Trong đó chủ thể với tư cách là đại diện cho một nhóm hoặc một cộng đồng người thực hiện thông tin mang tính thuyết phục về các vấn đề thuộc đường lối, chủ trương, chính sách đối nội hoặc đối ngoại của một thể chế xã hội.
- Giao tiếp định hướng nhóm: là giao tiếp trong đó chủ thể với tư cách đại diện cho một nhóm xã hội thực hiện thông tin, giải quyết những vấn đề của nhóm xã hội đặt ra trong lao động sản xuất, học tập, sinh hoạt hàng ngày .
- Giao tiếp định hướng cá nhân: là giao tiếp trong đó chủ thể với tư cách cá nhân thực hiện mục đích cá nhân, như trao đổi tâm tư, tình cảm, thông báo cho nhau những nội dung nào đó với cá nhân hoặc nhóm xã hội .
17
II- đặc điểm đặc trưng của hoạt động giao tiếp
giao tiếp trong quản lý giáo dục
1- Đặc điểm đặc trưng của hoạt động giao tiếp:
1.1- Giao tiếp là một quá trình tương tác xã hội, một quan hệ xã hội:
* Đặc điểm cơ bản của giao tiếp là sự tác động qua lại hai chiều giữa chủ thể giao tiếp với đối tượng giao tiếp nhằm thực hiện mục đích nhất định. Trong quá trình giao tiếp luôn có sự chuyển đổi, hoán vị cho nhau giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Sự tác động này có thể giữa cá nhân với cá nhân; cá nhân với nhóm; nhóm với cộng đồng
* Giao tiếp là mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân có chức năng, nhiệm vụ cụ thể với cá nhân, cá nhân với tập thể, Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện trong quá trình tác động giữa con người với con người. Con người vừa là thành viên tích cực (chủ thể) của các mối quan hệ xã hội, vừa là sản phẩm của các mối quan hệ xã hội ấy.
Vì vậy, bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Trong nhà trường, quan hệ giữa người hiệu trưởng với giáo viên là quan hệ xã hội đích thực
18
* Giao tiếp mang tính chất lịch sử - xã hội của loài người. Vì giao tiếp diễn ra trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, gắn với những con người ở một thời gian xác định.
1.2- Giao tiếp là quá trình con người tri giác lẫn nhau:
Trong quá trình giao tiếp, chủ thể giao tiếp với đối tượng giao tiếp được nhìn mọi hành vi, cử chỉ, điệ bộ, vẻ mặt biểu thị thái độ của nhau; được nghe lời nói của nhau, được tiếp xúc và tác động lẫn nhau bằng những thông tin, xúc cảm của mình. Điều đó có nghĩa là con người được trri giác lãn nhau thông qua giao tiếp. Phần lớn những gì được rao đổi trong giao tiếp đều đã được cá nhân trải nghiệm, tức là đã tai nghe, mất thấy .
Qua giao tiếp, con người không chỉ nhận biết được những chuyện gì đã xẩy ra mà còn hiểu được đặc điểm tâm lý của nhau và cùng nhau phán đoán những gì sẽ xẩy ra. Vì vậy giao tiếp không những phản ánh tính chủ động, tích cực của mỗi bên mà còn thể hiện rõ mục đích.
19
Nhờ đặc điểm này mà con người có thể nâng cao hiệu quả giao tiếp, biến đổi và hoàn thiện giao tiếp nhằm thực hiện các mục đích khác nhau của cá nhân.
1.3- Giao tiếp vừa là một hoạt động đặc trưng, vừa là phương tiện hoạt động:
Giao tiếp là hoạt động 2 mặt khác nhau, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và không thể thiếu được trong lối sống, trong hoạt động của con người và con người trong thực tiễn cuộc sống.
- Có trường hợp giao tiếp là điều kiện cần thiết cho một hoạt động khác. Giao tiếp vừa là điều kiện, vừa là phương tiệnd dể thực hiện mục đích dạy học, nhưng đó cũng là việc xây dựng mối quan hệ giao tiếp giữa thầy - trò .
- Hoạt động là điều kiện để thực hiện các mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người. Ví dụ như cha mẹ học sinh có quan hệ giao tiếp với giáo viên vì họ có con đi học ở trường.
20
1.4- Bản chất của giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa người với người
- Bao giờ cũng dẫn đến nhận thức, hiệu về nhau hơn trước
- Cá nhân thể hiện thái độ của mình thông qua biểu thị cảm xúc, hành vi, cử chỉ, lời nói, tác phong .một cách có chủ định
2- Đặc trưng của giao tiếp trong quản lý trường tiểu học
2.1- Tính mục đích: Là hoạt động có mục đích chiến lược, có chương trình, có mục tiêu và kế hoạch thực hiện để đạt được mục tiêu. Mọi hoạt động trong nhà trường phải nhằm tới mục đích nhất định. Đó là thực hiện có hiệu quả và chất lượng nhiệm vụ quản lý nhà trường nhằm hoàn thành tốt hoạt động dạy và học
2.2- Tính hiệu quả: giao tiếp trong nhà trường phải nhằm đạt hiệu quả của hoạt động quản lý. Hoạt động giao tiếp trong nhà trường cần được cân nhắc, tính toán cẩn thận, tinh giản, chọn lọc những thông tin ngắn gọn, súc tích, chính xác, chính đáng dễ hiểu, đồng thời cần phải lựa chọn những hình thức giao tiếp thích hợp nhằm mang lại hiệu quả
21
2.3- Tính tổ chức: Việc trao đổi thông tin được đưa vào kế hoạch, chương trình hành động của Ban giám hiệu, các phòng ban, của cán bộ, giáo viên, công nhân viên .
Thông tin được phân loại theo tính chức năng và tính chất công việc. Thông tin được truyền đi theo chiều dọc từ trên xuống, từ dưới lên và theo chiều ngang từ bộ phận này sang bộ phận khác . Nhờ có tính tổ chức cao mà thông tin giao tiếp được chính xác và kịp thời.
2.4- Tính ổn định và liên tục: quản lý trường học là hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đó là quá trình hoạt động liên tục và ổn định nên giao tiếp trong quản lý trường tiểu học cũng phải đảm bảo tính liên tục chính xác và kịp thời.
2.5- Tính chuẩn mực: trong bộ máy hành chính nói chung và trong nhà trường tiểu học nói riêng, mọi thành viên đều phải luôn học hỏi, rèn luyện để hướng tới những hành vi xã hội đạt chuẩn mực, văn minh, lịch sự. Hiệu trưởng cần giữ thái độ đúng mực, đối nhân xử thế hợp tình, hợp lý. Đây là một đòi hỏi tất yếu trong quản lý
22
III- Công cụ và phong cách giao tiếp - Mạng lưới và kênh giao tiếp
hình thức giao tiếp chủ yếu trong quản lý giáo dục
1- Công cụ giao tiếp (phương tiện)
- Sử dụng ngôn ngữ: đẹp, trang nhã, thô thiển . có thể theo kiểu nhà nước hành chính, hoặc gia đình .
- Sử dụng ngữ điệu, cường độ của giọng nói như thế nào để có sức hấp dẫn lôi cuốn người đối thoại .
2- Phương tiện biểu cảm:
- Cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười . thể hiện tình cảm đối với người giao tiếp, là phương tiện "phi ngôn ngữ"
- Được thể hiện nhiều nhiều hình thức khác nhau qua nhiều sắc thái khác nhau, đa dạng và phong phú như qua miệng để nói, qua ánh mắt, nụ cười; qua sự chuyển động của đầu người nói, người nghe; hoặc qua sử dụng tay, chân; tư chế đứng, ngồi . tất cả đều có ý nghĩa tâm lý, dấu ấn cá nhân, xã hội, môi trường, vị thế .
23
1.3- Ngôn ngữ viết:
Thường được dùng vào giao tiếp quản lý giáo dục như ra các văn bản, quyết định, công văn . Ngôn ngữ đỏi hỏi phải trong sáng, rõ ràng, dể hiểu, hạn chế sai sót đến mức thấp nhất, tránh chồng chéo lên nhau; đực biệt các văn bản mang tính pháp quy phải theo đúng mẫu, đúng quy định của nhà nước.
Như vậy mỗi công cụ giao tiếp đều là sự thể hiện nội dung tâm lý con người cụ thể. Muốn sử dụng tốt các công cụ giao tiếp, chúng ta cần phải học tập, thực hành và rèn luyện trong cuộc sống và trong thực tế công việc của mình.
2- Phong cách giao tiếp:
2.1- Khái niệm: là cách thức con người tiếp xúc và quan hệ với nhau. Đó là một hệ thống hành vi, cử chỉ, lời nói được sử dụng trong quá trình giao tiếp. Nó mang tính ổn định cá nhân, ổn định xã hội, tính mềm dẻo, linh hoạt
24
Phong cách giao tiếp của nhà quản lý trong nhà trường là sự vận dụng một hệ thống mục đích, nguyên tắc, phương pháp vào giao tiếp để giải quyết công việc, các nhiệm vụ nhằm thực hiện chức năng quản lý của mình.
2.2- Cấu trúc của phong cách giao tiếp
Phần cứng là những hành vi, cử chỉ, lời nói được hình thành trong cuộc sống, lâu ngày trở thành thói quen xoá xoá bỏ. Phần cứng tạo ra dáng đi, dáng đứng, dáng ngồi, cách ăn, cách nói ở mỗi người. yếu tố bảm sinh di truyền về cơ thể của mỗi người cũng có thể tạo ra tiền đề cho một phong cách giao tiếp.
Phần mềm là những hành vi, lời nói, ứng xử rất linh hoạtn, cơ động và xuất hiện bất thường trong cuộc sống. Điều đó giúp cho con người mau chóng thích ứng với sự biến động của cuộc sống. Đó là những kinh nghiệm cá nhân được vận dụng một cách thống minh, sáng tạo Đó cũng là do nhạy cảm của bộ óc, trình độ tư duy, trí tuệ của mỗi ngoài ra còn phụ thuộc vào truyền thống của gia đình, đất nước ...
25
2.3- Phân loại phong cách giao tiếp:
Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của người giao tiếp sẽ chia thành các loại: Kiểu cởi mở - tích cực; Kiểu thụ động - nhút nhát; Kiểu bình tĩnh - tự tin: Kiểu thờ ở - lạnh nhạt
Căn cứ vào hệ thống tổ chức và quản lý: Kiểu phong cách giao tiếp độc đoán; Phong cách giao tiếp dân chủ; Phong cách giao tiếp tự do.
2.4- Phân loại phong cách giao tiếp trong nhà trường:
Phong cách giao tiếp độc đoán
Phong cách giao tiếp dân chủ
Phong cách giao tiếp tự do
3- Mạng lưới giao tiếp
Bao gồm những mối liên hệ mà thông qua chúng các cá nhân giao tiếp với nhau. Trong mạng lưới mỗi cá nhân là một điểm nằm trong mối liên hệ với các cá nhân khác tạo thành mạng lưới giao tiếp khác nhau.
Một số kiểu mạng lưới giao tiếp thông dụng được trình bày ở dưới đây:
26
Mạng dây xích
Mạng bánh xe
Mạng hỗn hợp
27
4- Kênh giao tiếp trong quản lý
Dựa vào tính chất chính thức của luồng thông tin ra có kênh giao tiếp chính thức và kênh giao tiếp phi chính thức,
Dựa vào chiều hướng của luồng thông tin ta có kênh giao tiếp theo chiều dọc và kênh giao tiếp theo chiều ngang
Kết hợp các loại kênh này với nhau, ta có ít nhất 4 loại kênh giao tiếp thường gặp trong quản lý nhà trường
28
4.1- Giao tiếp theo chiều dọc:
* Giao tiếp dọc từ trên xuống
Là giao tiếp giữa người ở vị trí cấp trên với người ở vị trí cấp dưới trong cơ cấu tổ chức của nhà trường.
Thông tin người việc cần làm như: mệnh lệnh, các chỉ dẫn, các yêu cầu ...
Thông tin về những chính sách, chủ trương, quy định, thủ tục và tình hình hoạt động của nhà trường và của các bộ phận phòng ban, GV, HS
Thông tin về đánh giá kết quả công việc nhằm kịp thời động viên hay điều chỉnh hành vi của các cấp dưới.
* Giao tiếp dọc từ dưới lên
Là giao tiếp từ cấp thấp lên cấp cao hơn trong tổ chức nhà trường .
4.2- Giao tiếp theo chiều ngang:
Là giao tiếp giữa người này với người khác ở cùng cấp trong tổ chức
29
5- Một số hình thức giao tiếp chủ yếu trong trường tiểu học
Giao tiếp giữa người hiệu trưởng với những người dưới quyền mình
Giao tiếp giữa những người hiệu trưởng với nhau; Giữa hiệu trưởng với cấp trên
Giao tiếp giữa hiệu trưởng với khách
5.1- Họp
Là hình thức giao tiếp quan trọng trong nhà trường và được diễn ra theo định kỳ, đột xuất ...
5.2- Ban giám hiệu toạ đàm, trao đổi với cấp dưới để giao việc, nắm tình hình hoạt động chung tròn nhà trường với mục đích:
Kiểm tra sự thực hiện mệnh lênh, nghị quyết, kế hoạch làm việc của các khối, lớp, phòng, ban hoặc cá nhân.
Ra lệnh hay truyền đạt mệnh lệnh, giao nhiệm vụ
Đánh giá năng lực, đạo đức của cá nhân
30
5.3- Tiếp khách
5.4- Ban giám hiệu thăm lớp, dự giờ, traođổi góp ý để rút kinh nghiệm
5.5- Đàm phán ký kết hợp đồng
5.5- Giao tiếp gián tiếp qua các phương tiện thông tin
IV- Quản lý nhà trường với vấn đề giao tiếp
1- Phân biệt khái niệm quản lý với lao động nhà trường
31
2- Quy trình quản lý nhà trường với vấn đề giao tiếp:
Giai đoạn 1: Tiền kế hoạch: Hiệu trưởng tiến hành các hình thức giao tiếp khác nhau như trao đổi trực tiếp, họp, phác thảo KH chung
Giai đoạn 2: Kế hoạch hoá: Kế hoạch chính thức nhà trường cần thực hiện. hiệu trưởng giao tiếp với các bộ phận, cá nhân ... tham gia thực hiện kế hoạch
Giai đoạn 3: Tổ chức: phân công, sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý
Giai đoạn 4: Chỉ đạo: huyđộng lực lượng tham gia, phát huy yếu tố tiềm năng trong mỗi thành viên để thực hiện kế hoạch
Giai đoạn 5: Kiểm tra, đánhgiá việc thực hiện kế hoạch
3- Một số yếu tố tâm lý tác động đến giao tiếp quản lý nhà trường:
3.1- Yếu tố tâm lý tác động đến giao tiếp quản lý nhà trường:
Người phát tin
Người nhận tin
32
Bản tin
Kênh truyền tin
Vị thế và vai trò xã hội của chủ thể hoặc đối tượng giao tiếp
3.2- Một số yếu tố tâm lý cản trở giao tiếp quản lý trường tiểu học
Thông tin quá tải
Tính phức tạp của thông tin
Sự khác biệt về vị thế
Thiếu sự tin cậy
Kênh giao tiếp nghèo nàn, xơ cứng
Kết luận: Trong công tác quản lý nhà trường, muốn nâng cao chất lượng các hình thức giao tiếp đòi hỏi người cán bộ quản lý phải kích thích và phát huy được mặt mạnh của từng yếu tố tâm lý tích cực, đồng thời hạn chế tối đa các yếu tố tiêu cực, cản trở đến quá trình giao tiếp. Điều đó đỏi hỏi người quản lý nhà trường phải làm việc có khoa học, có kế hoạch và có sự chuẩn bị chu đáo
33
4- Một số phẩm chất tâm lý cần thiết trong giao tiếp quản lý:
Năng lực quan sát đối tượng
Kỹ năng biểu hiện những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm, nhận thức của mình với người khác
Năng lực tự chủ trong các tình huống giao tiếp
Tôn trọng nhân cách của người giao tiếp
5- Bí quyết đảm bảo thành công trong giao tiếp quản lý nhà trường
5.1- Cách thức gây thiện cảm với người giao tiếp:
Thành thật và chú ý quan tâm tới đối tượng giao tiếp
Luôn tươi cười, niềm nở, ăn nói nhẹ nhàng, đúng mực ...
Biết và nhớ một số thông tin cơ bản về đối tượng giao tiếp
Biết lắng nghe, khuyên khích, động viên đối tượng nói về họ
Tạo điều kiện để họ nói về sở thích của họ
Luôn biết làm cho người dưới quyền nhận thức rõ ràng về lãnh đạo và tập thể trường trân trọng và đánh giá cao công sức của cá nhân và tin tưởng vào họ
34
5.2- Cách thức dân dụ người dưới quyền suy nghĩ theo mình
Luôn tránh mọi sự tranh luận gay gắt
Tôn trọng ý kiến người giao tiếp, không nên nói họ sai. Tôn trọng nhân cách đối phương, né tránh chê bai hoặc coi thường họ ...
Biết nhận thiếu sót khi có sự nhầm lẫn về một vấn đề nào đó
Trong mọi tình huống nên ôn tồn, nhẹ nhàng, đúng mực, không nên xằng giọng hoặc cáu gắt với người giao tiếp
Khi giao tiếp nên đặt ra những câu hỏi sao cho tự nhiên để họ chấp nhận và đồng ý với mình
Để người giao tiếp nói thoải mái, nhất là khi họ đang bức xúc
Làm cho họ tin rằng chính họ đã đề xuất ý kiến
Luôn thể hiện sự đồng cảm với những ước vọng và ý tưởng của họ
Hãy tỏ ra mình hiểu và quý mến họ
Thách đố và khêu gợi ý chí khí của người có tâm huyết
35
5.3- Cách thức tiến hành phê bình là không gây thù oán
Bắt đầu bằng việc nêu ra những ưu điểm và khen ngợi họ một cách chân thành, tự nhiên.
Hãy nói ý để họ nhận ra khuyết điểm, sai lầm. Tránh ra lệnh, nên đặt câu hỏi để họ trả lời đi đến giải quyết được vấn đề
Trong mọi tình huống, cần giữ danh dự thể diện cho người có lỗi.
Gây cho đối tượng giao tiếp có được niềm tin vào tương lại và sự cố gắng vươn lên, khắc phục khuyết điểm ... Đưa ra những viễn cảnh tốt đẹp để kích thích họ phấn đấu ...
Tăng cường khuyến khích, động viên để truyền cho họ sự bạo dạn sức mạnh và lòng tin vào bản thân; tin vào nhà quản lý ...
Kết luận:
Việc nghiên cứu những kiến thức cơ bản về giao tiếp là hết sức cần thiết cho nhà quản lý. Nhờ có giao tiếp mà nhà quản lý sẽ hoàn thành được tốt hơn vai trò nhiệm vụ của mình. Vì vạy cần phải trau dồi kiến thức về mọi mặt để ngày càng hoàn thiện hơn./.
36
Xin cảm ơn
Hẹn gặp lại
37
Câu hỏi làm bài kiểm tra:
Anh (chị) hãy chọn một trong 2 câu sau:
1- Vai trò cuả giao tiếp trong công tác quản lý nhà trường?
2- Những nguyên tắc cơ bản trong quá trình giao tiếp ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thanh Hiền
Dung lượng: 354,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)