GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO, HẢI ĐẢO (Những vấn đè chung)

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Lâm | Ngày 12/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO, HẢI ĐẢO (Những vấn đè chung) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC
****
Tập huấn
GIÁO DỤC, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
Ở CẤP TIỂU HỌC


Bình Phước, ngày 06- 08/ 8/2013
Cùng nhau thực hiện
Bầu lớp trưởng, lớp phó;
Quy định thời gian làm việc hàng ngày;
Phân công trực nhật;
Nhiệm vụ của các nhóm trực nhật:
Điểm danh hàng ngày
Quản lí và phân chia VPP
Kê dọn bàn ghế và vệ sinh phòng học.
Khởi động đầu giờ
Sau tập huấn, HV có khả năng:
- Trình bày những nét khái quát về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo (TNMTBĐ) Việt Nam;
- Phân tích nội dung chương trình, sách giáo khoa của một số môn học (5 môn học), từ đó xác định được các bài học có khả năng tích hợp nội dung giáo dục TNMTBĐ;
- Thiết kế KHBH(soạn bài) và dạy học theo hướng tích hợp giáo dục TNMTBĐ;
- Liệt kê được các hình thức tổ chức (HTTC) các hoạt động GDNGLL có nội dung giáo dục TNMTBĐ Việt Nam;
- Tổ chức được các HĐGDNGLL có nội dung giáo dục TNMTBĐ Việt Nam phù hợp với đặc điểm của địa phương.
NỘI DUNG CHÍNH
Biển, hải đảo Việt Nam.
Giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong một số môn học.
Giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo qua HĐGDNGLL.










Nhóm 1: 9 thành viên;
Nhóm 2: 9 thành viên;
Nhóm 3: 9 thành viên;
Nhóm 4: 9 thành viên;
Nhóm 5: 9 thành viên;
Nhóm 6: 9 thành viên;
Nhóm 7: 9 thành viên;
Nhóm 8: 7 thành viên.
Chia nhóm: Điểm số từ 1-8. Sau khi đã hình thành nhóm, các nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký, đặt tên nhóm, ghi tên nhóm vào biển tam giác đặt ở vị trí trước nhóm.
Tập huấn có sự tham gia
PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN
- KT Động não
- KT Công đoạn
- KT Phòng tranh
- ............

- PP Thực hành
- .............
- KT Động não
- KT Công đoạn
- KT Phòng tranh
- ............
- PP Thực hành
- .............


PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT TẬP HUẤN
Nội dung 1:
BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
Thảo luận cả lớp
Nêu quan niệm về:
- Biển;
- Đảo;
- Quần đảo;
- Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.
Hoạt động 1:
Thủy vực và Đại dương thế giới
Thủy vực là một vùng trũng bất kỳ trên bề mặt Trái Đất có chứa nước thường xuyên, bất kể nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, với hình thái với quy mô khác nhau.
Đại dương thế giới là toàn bộ các thủy vực có chứa nước mặn của Trái Đất và không phân biệt ranh giới. Như vậy, trên hành tinh của chúng ta chỉ tồn tại duy nhất một đại dương thế giới.
Biển
Biển là một loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn cách với đại dương ở phía ngoài bởi hệ thống đảo và bán đảo, và ở phía trong bởi bờ đại lục (còn gọi là bờ biển).
Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển được các nước ký kết vào năm 1982 (Công ước 1982), được phê chuẩn và bắt đầu có hiệu lực pháp luật quốc tế ngày 16/11/1994, một nước ven biển có 5 vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Đại dương thế giới chiếm 70,8% diện tích bề mặt Trái Đất
Đại dương thế giới có 4 đại dương, nối thông với nhau
180 triệu km2
93 triệu km2
76 triệu km2
13 triệu km2
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ; là ranh giới phía trong của lãnh hải và ranh giới phía ngoài của nội thủy dùng để tính chiều rộng của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyến quốc gia.
Phương pháp đường cơ sở thông thường
Cách xác định: Quốc gia ven biển sẽ chọn một ngày, tháng, năm khi ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc bờ biển. Dựa vào các điểm, tọa độ đã thể hiện tại ngấn nước thủy triều vào thời điểm đó, quốc gia ven biển sẽ tuyên bố đường cơ sở của quốc gia mình.
+ Phương pháp đường cơ sở thẳng
Đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc được xác định bằng cách nối các điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven bờ, của các mũi, các đỉnh chạy dọc theo chiều hướng chung của bờ biển lại với nhau thành đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải.

Sơ đồ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở. Theo điều 3 của Công ước Luật Biển năm 1982 thì chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý.
Lãnh hải thừa nhận quyền “qua lại không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý.
Vùng tiếp giáp lãnh hải của một quốc gia không phải là vùng mà quốc gia đó có đầy đủ mọi thẩm quyền tài phán. Tuy nhiên, trong vùng tiếp giáp lãnh hải của một quốc gia thì các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó có các quyền chủ quyền sau:
1. Ngăn chặn sự vi phạm các luật hay quy định của quốc gia đó về hải quan, tài chính, di cư hay vệ sinh trong phạm vi lãnh thổ hay lãnh hải của mình;
2. Trừng phạt sự vi phạm các luật và quy định trên đây, đã được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ hay lãnh hải của quốc gia đó.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý).
Hình 1.
Các nước khác:
+ Tự do hàng hải;
+ Tự do hàng không;
+ Đặt dây cáp và ống dẫn ngầm;
+ Sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế. Các quốc gia khác muốn nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển, tôn trọng luật pháp của quốc gia ven biển và những quy định của luật pháp quốc tế;
+ Việc khai thác hải sản (đặc biệt).
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa ở nơi ấy được tính đến 200 hải lí. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
- Chủ quyền: Là sự thể hiện quyền lực một cách hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia trên toàn bộ lãnh thổ mà không bị hạn chế bởi ảnh hưởng của bất cứ quốc gia nào khác.
- Quyền chủ quyền: Là một bộ phận cấu thành chủ quyền. Ví dụ, quốc gia ven biển có quyền thăm dò, khai thác, bảo tồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
- Quyền tài phán: Là quyền của các cơ quan hành chính, tư pháp thực hiện việc giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật theo thẩm quyền của mình. Ví dụ các quốc gia ven biển có quyền khám xét, bắt giữ, khởi tố…xử lí các vi phạm của nước ngoài ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Đảo và quần đảo
Theo công ước 1982
- Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
Về nguồn gốc hình thành, đảo có thể là một bộ phận của đất liền bị tách ra do hiện tượng sụt lún của lục địa (ví dụ đảo Grơnlen của Đan Mạch...), hoặc núi lửa phun ở đáy biển, đại dường (Haoai...), cũng có thể do san hô...

Đảo và quần đảo

Quần đảo là một số tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị hay được coi như thế về mặt lịch sử.

Hoạt động 2
Thảo luận nhóm:
Nhóm 1, 2, 3: Trình bày khái quát về biển đảo Việt Nam.
Nhóm 4, 5, 6: Trình bày tài nguyên và khai thác tài nguyên biển, đảo Việt Nam.
Nhóm 7, 8: Trình bày một số vấn đề về môi trường biển, đảo Việt Nam.
(Viết cô đọng kết quả thảo luận vào giấy A0)
Kỹ thuật, công đoạn
- Chuyển nội dung thảo luận theo vòng tròn.
- Bổ sung thông tin cho nhóm bạn.
Nhóm 1, 2, 3 trình bày và bổ sung.

I. Khái quát về biển, hải đảo Việt Nam
1. Vùng biển nước ta.
- Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2
- Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông, bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa;
- Cả nước có 28 tỉnh/thành phố có biển.

Lược đồ 28 tỉnh, thành phố có biển
2. Hệ thống đảo Việt Nam
- Vùng biển nước ta có khoảng 4000 đảo lớn, nhỏ được chia thành các đảo ven bờ và xa bờ.
- Hệ thống đảo ven bờ chiếm hơn 1/2 tổng số đảo, phân bố suốt từ biên giới cực Bắc của vùng biển Tổ quốc tại tỉnh Quảng Ninh cho đến sát biên giới phía Tây tỉnh Kiên Giang.
Một số đảo có diện tích khá lớn và dân số khá đông: Phú Quốc, Cát Bà, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo;
Còn lại, phần lớn là các đảo nhỏ hoặc rất nhỏ.
- Các đảo xa bờ gồm Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và hai quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng), Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố khẳng định chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Điều 1. Luật Biển Việt Nam 2012 ghi rõ: “Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam…”
Hoạt động nối tiếp (cá nhân)


Bằng vào hiểu biết cá nhân, thầy (cô) hãy nêu khái niệm về:
- Môi trường biển;
- Tài nguyên biển;
- Ô nhiễm biển.
Khái niệm môi trường biển
Môi trường biển bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của con người và các sinh vật sống trong biển, bao gồm ánh sáng, không khí trên biển, nước biển, đất tại đáy biển và các cơ thể sống trong biển.
Khái niệm tài nguyên biển
Những nguồn lợi biển mang lại cho cuộc sống con người. Tài nguyên biển rất đa dạng, được chia ra thành các loại: nguồn lợi hóa chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển, nguồn lợi nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên, nguồn năng lượng sạch khai thác từ gió, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và thủy triều; sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người.
Các loại tài nguyên biển
Tài nguyên sinh học biển
Tài nguyên khoáng vật và hóa học biển
T
Tài nguyên năng lượng biển
Tài nguyên nhân tạo biển
TÀI NGUYÊN
BIỂN
Khái niệm ô nhiễm biển
Hiện tượng làm biến đổi, xáo trộn các thành phần hoá học của nước biển gây ra do các hoạt động trên biển như vận tải (dầu lan vào nước biển), khai thác dầu lửa hoặc do chất thải từ đất liền (các chất thải độc hại...) ảnh hưởng tới đời sống của các loài sinh vật dưới biển và tác động xấu đến sự tăng trưởng, phát triển của chúng.
Ô nhiễm không khí.
Vận chuyển hàng hóa trên biển.
Thải các chất độc hại ra biển.
Thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm
lục địa và đáy đại dương.
Các hoạt động trên đất liền.
5 nguồn gây ô nhiễm biển
(theo công ước Luật biển năm 1982)
Hoạt động 2 (tt)
Nhóm 4, 5, 6 trình bày và bổ sung.
II. Tài nguyên biển, hải đảoViệt Nam
1. Tài nguyên biển: biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế
Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên phi sinh vật

 Tài nguyên sinh vật phong phú Tiềm năng khai thác thủy hải sản

Biểu đồ sản lượng khai thác thủy sản biển

Sản lượng đánh bắt ven bờ đã cao gấp 2 lần khả năng cho phép, trong khi sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép.
 Tài nguyên sinh vật
Việt Nam với hơn 1 triệu ha vùng triều, hơn 50 vạn ha eo vịnh, đầm phá và hơn 110 ngàn ha đất cát ven biển.
Tiềm năng nuôi trồng hải sản biển.

Nuôi trồng thủy sản
 Tài nguyên phi sinh vật
Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.
Tiềm năng du lịch biển.
Tiềm năng phát triển hàng hải Việt Nam.
Tài nguyên
phi sinh vật
Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, khai thác dầu khí bắt đầu từ năm 1986, sản lượng dầu liên tục tăng qua các năm.



 Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên

- Nước ta có tài nguyên du lịch biển phong phú, dọc bờ biển có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng;
- Hoạt động du lịch: chủ yếu tập trung khai thác hoạt động tắm biển;
Bãi biển Non nước- Đà nẵng
 Tiềm năng du lịch biển Việt Nam

- Điều kiện thuận lợi:
+ Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng;
+ Ven biển có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng.
- Phát triển giao thông vận tải biển:
+ Hiện nước ta có hơn 90 cảng biển. Cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn.
2. Tài nguyên đảo: Tài nguyên vị thế vô cùng to lớn và quan trọng của hệ thống đảo ven bờ.
Tài nguyên sinh vật với nhiều
vườn quốc gia và khu bảo tồn.
Tài nguyên du lịch phong phú
và đa dạng
 Tài nguyên sinh vật

- Hệ thực vật trên hệ thống đảo ven bờ có trên 1000 loài;
- Lớp phủ thảm thực vật là lá chắn bảo vệ các đảo.
Vườn quốc gia Bái Tử Long
 Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật bãi triều và biển nông ven đảo phong phú, là các khu bảo tồn biển quý giá.
Ngư trường ở đảo Phú Quốc
 Tài nguyên du lịch
Hệ thống đảo ven bờ có ưu thế về:
- Cảnh quan đa dạng;
- Khí hậu trong lành;
- Thế giới động thực vật phong phú;
- Nhiều bãi tắm đẹp, cảnh quan kì thú cùng các di tích lịch sử- văn hóa, khảo cố;
- Nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc.
Di tích lịch sử nhà tù Côn đảo
Nhóm 7, 8 trình bày và bổ sung.
III. Một số vấn đề về môi trường biển, hải đảo Việt Nam.

1. Nguồn lợi hải sản giảm đáng kể.
Nổ mìn đánh cá
Khai thác rong mơ
Khai thác san hô
2. Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt.
Nguyên nhân: Do khai thác và vận chuyển khoáng sản, phát triển du lịch biển ồ ạt, chất thải ô nhiễm...
Nước thải đổ thẳng ra biển
Bãi biển Long Hải (Vũng Tàu) tràn ngập rác thải của du khách
(Ảnh: Nguyễn Đức, Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu)
Thủy triều đỏ
HẬU QUẢ
Thủy triều đen – sau tràn dầu
Tôm chết, cá chết
Rừng ngập mặn đang chết dần

=> Môi trường biển Việt Nam đang phải chịu các áp lực từ:
Gia tăng dân số
Đô thị hóa
Nông nghiệp
Khai khoáng
Phát triển công nghiệp
Lâm nghiệp
Du lịch
Năng lượng
Thủy sản
Hàng hải
IV. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề chủ quyền biển, hải đảo
- Phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và ban hành các văn bản pháp lí về phạm vi và chế độ pháp lí về vùng biển và thềm lục địa;
- Tích cực hợp tác và đấu tranh để thực hiện các cam kết quốc tế về biển. Đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo gắn với phát triển kinh tế biển;
- Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi khoa học kĩ thuật, hiện đại hóa trang bị cho quốc phòng- an ninh.
Luật Biển Việt Nam
năm 2012
Kính chúc thầy cô sức khỏe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Lâm
Dung lượng: 9,48MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)