Giáo dục kỹ năng sống cho HSTH

Chia sẻ bởi Bùi Văn Tuấn | Ngày 12/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: giáo dục kỹ năng sống cho HSTH thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
I. KHẢ NĂNG GIÁO DỤC KNS TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
Mục tiêu môn TV ở trường tiểu học: Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng TV (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên – xã hội – con người.
Chương trình, nội dung dạy môn TV chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến KNS và có khả năng tích hợp giáo dục KNS rất cao.
KNS chiếm ưu thế trong môn TV là kĩ năng giao tiếp, sau đó là kĩ năng nhận thức (nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định…)
Chương trình chú trọng rèn kĩ năng nhận thức mang tính tích hợp:
Tích hợp giữa kiến thức TV với các mảng kiến thức về TN, XH và con người theo nguyên tắc đồng quy thông qua hệ thống chủ điểm học tập.
Tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới với những kiến thức, kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm.
Giáo dục KNS của môn TV thể hiện ở nội dung môn học, qua phương pháp dạy học của GV.
Thông qua các hoạt động học tập tích cực, HS được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai…Học sinh có cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều KNS cần thiết.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KNS TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS các KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, giúp các em nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống; biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ; biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
III. NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ GIÁO DỤC KNS TRONG MÔN
TIẾNG VIỆT
(Nghiên cứu trong tài liệu;
trang 40 – 41)
Đ/C HÃY ĐỌC TÀI LIỆU VÀ THỐNG KÊ XEM CÓ BAO NHIÊU BÀI ĐƯỢC TÍCH HỢP GDKNS TRONG TỪNG PHÂN MÔN
10 PHÚT
ĐỌC TÀI LIỆU
IV. THAM KHẢO MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA
- GV ĐỌC THAM KHẢO TÀI LIỆU.
- Đ/C HÃY CHỈ RA ĐIỂM MỚI TRONG CÁC BÀI MINH HỌA?
THỐNG NHẤT QUY TRÌNH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Cấu trúc một bài soạn thống nhất như sau:
I. Mục tiêu:
- KT:
- KN:
- TĐ:
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài (Khám phá)
b) Giảng bài mới (Kết nối)
c) Thực hành
d) Củng cố dặn dò (Vận dụng)
Chú ý: Khám phá vẫn ghi là giới thiệu bài; kết nối – giảng bài mới; thực hành luyện tập (TĐ: LUYỆN ĐỌC LẠI); vận dụng – củng cố dặn dò)
MỘT SỐ BÀI MINH HỌA
TẬP ĐỌC LỚP 2
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (TV2-Tập 2)

I. MỤC TIÊU
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1. Tự nhận thức: Xác định giá trị bản thân là biết làm việc và thấy ích lợi của công việc, niềm vui trong công việc.
2. Đảm nhận trách nhiệm: Tự xác định những công việc mình cần làm ở nhà.
3. Thể hiện sự tự tin: Tin vào bản thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích.
III. CÁC PP KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hỏi và trả lời
2. Trình bày 1 phút
3. Thảo luận – chia sẻ
4. Biểu đạt sáng tạo
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
a)Giới thiệu bài (Khám phá)
b) Luyện đọc (Kết nối)
- Luyện đọc trơn
- Luyện đọc hiểu
c) Thực hành (Luyện đọc lại)
d) Củng cố dặn dò (Vận dụng)
?VỚI CÁC KĨ NĂNG VÀ KĨ THUẬT ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TRONG BÀI Đ/C HÃY NGHIÊN CỨU TÀI LiỆU VÀ CHỈ RÕ KĨ NĂNG VÀ KĨ THUẬT ĐÓ ĐƯỢC THỂ HIỆN Ở NỘI DUNG NÀO TRONG BÀI.
Lớp 3: Tập đọc - kể chuyện
Người đi săn và con vượn
I. MỤC TIÊU
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Xác định giá trị,tư duy phê phán,thể hiện sự cảm thông,ra quyết định
III. CÁC PP KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thảo luận, TB 1 phút…
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1.Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
a) GT bài (Khám phá)
-Tranh vẽ cảnh ở đâu? Có những ai trong tranh? Vượn mẹ đang làm gì?
-Hỏi:Bài văn này kể về chuyện gì?
GV vào bài
b) Luyện đọc: (Kết nối)
b1/ Luyện đọc trơn (Cá nhân,Nhóm, KN:Nghe tích cực)
b2. Luyện đọc – hiểu.
-HS lần lượt đọc nhóm,thảo luận TLCH.
- Câu hỏi 4: (KN:thể hiện sự cảm thông) ( KN:RQĐ)
- Câu hỏi 5: (KN: xác định gía trị )
-GV hỏi thêm:Bác thợ săn bắn vượn là đúng hay sai ? Tại sao?(Động não).(KN: XĐGT)
- Em nghĩ vì sao bác thợ săn không đi săn nữa?(KN:Ra QĐ)

c. Luyện đọc lại: (Thực hành)
Kể chuyện
-HS tập kể theo nhóm các đoạn (KN:TD phê phán, tự tin,TD sáng tạo).
- HS thi kể giữa các nhóm (KN:TTin,Nghe tích cực...)
d. CC – DD: (Vận dụng)
- Theo em vượn mẹ chết thì vượn con sẽ ra sao? ( KN: Cảm thông-chia sẻ)
-Câu chuyện khuyên em điều gì?
-Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

Lớp 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
GIỮ PHÉP LỊCH SỰKHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
I. MỤC TIÊU
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD TRONG BÀI
Giao tiếp
Thương lượng
Đặt mục tiêu
III. CÁC PP KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thảo luận, trải nghiệm, trình bày ý kiến cá nhân, đóng vai…
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
a) GT bài (Khám phá)
b) Giảng bài mới: (Kết nối)
c) Thực hành-Luyện tập
d) củng cố dặn dò (Áp dụng)

?VỚI CÁC KĨ NĂNG VÀ KĨ THUẬT ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TRONG BÀI Đ/C HÃY NGHIÊN CỨU TÀI LiỆU VÀ CHỈ RÕ KĨ NĂNG VÀ KĨ THUẬT ĐÓ ĐƯỢC THỂ HIỆN Ở NỘI DUNG NÀO TRONG BÀI.
Lớp 5: Tập làm văn (TLT 54)
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Đ/C HÃY NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ CHỈ RA CÁC KĨ NĂNG, KĨ THUẬT, ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG BÀI VÀ NÓ ĐƯỢC THỂ HIỆN Ở HOẠT ĐỘNG NÀO?
ĐƯỢC THỂ HIỆN RÕ:
PHẦN 3.THỰC HÀNH: KT: rèn luyện theo mẫu
Giao nhiệm vụ: KN:Đảm nhận trách nhiệm
Tổ chức làm việc theo nhóm: KT: Làm việc theo nhóm, đối thoại; KN: Hợp tác hiệu quả
HS báo cáo: KN: Thuyết trình tự tin
CHÚ Ý: KHI SOẠN, GiẢNG BÀI CÓ NỘI DUNG TÍCH HỢP GDKNS:
GV cần tìm đúng địa chỉ.
Muốn GDKNS nào thì Gv phải lựa chọn PP/KTDH cho phù, được cụ thể hoá bằng câu hỏi, câu chốt lại của GV sao cho tiết học nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.
+ KNS thường thấy: Xác định giá trị, Tự nhận thức bản thân, Tư duy sáng tạo
- Các PP/KTDH TÍCH CỰC có thể sử dụng để giáo dục kỹ năng sống cho HS thường ở các bước như: gtb (khám phá), thực hành luyện đọc theo vai ( kết nối) hay củng cố ( áp dụng), liên hệ thực tế ...
+ Bước lồng ghép dễ thấy: thảo luận nhóm,trình bày ý kiến cá nhân để rút ra nội dung bài học (GD KNS Xác định giá trị)
GV giáo dục thực tế bằng hỏi, bằng đặt tình huống để HS trả lời (GD KNS Tự nhận thức bản thân).

THẢO LUẬN NHANH
1/ Ai cần học KNS?
2/ KNS được tiếp cận để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông bằng cách nào? Giáo dục KNS ở những môn học nào?
3/ Có bao nhiêu kĩ năng dạy hoc? Có bao nhiêu kĩ thuật dạy học?
4/ Theo đ/c điểm mới nhất trong soạn giáo án sau đợt tập huấn này là gì?
MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG:
1/ Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều cần học về KNS. Đặc biệt là lứa tuổi HS vì các em đang ở trong giai đoạn nhỏ, ít trải nghiệm trong cuộc sống, đang hình thành và phát triển nhân cách.
2/ Giáo dục KNS: Tích hợp bằng con đường phương pháp là chính.
GDKNS không phải là thêm nội dung vào bài học mà là “Dùng con thuyền phương pháp, kĩ thuật dạy học để chở mục tiêu của bài học”
GDKNS có thể ở tất cả các môn học.
3/ Có 21 kĩ năng dạy học và 19 kĩ thuật dạy học.
4/ Điểm mới trong soạn giáo án sau lần tập huấn là: Thêm phần
II. Các kĩ năng cơ bản…
III. Các phương pháp kĩ thuật…( giáo dục KNS). Bài nào có nội dung giáo dục KNS thì giáo viên cần thể hiện rõ giáo dục KNS đó ở hoạt động dạy, học trong bài.
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Tuấn
Dung lượng: 1,36MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)