GIAO DỤC KNS CHO HOC SINH
Chia sẻ bởi Trần Thanh Phong |
Ngày 12/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: GIAO DỤC KNS CHO HOC SINH thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG
CHO HS TIỂU HỌC
I. Một số vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
1. Quan niệm về kỹ năng sống:
Kỹ năng: khả năng vận dụng những kiến thức thu nhập được ở một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Ví dụ: KN giao tiếp, KN hợp tác, kỹ năng tự nhận thức…
Kỹ năng sống cần thiết cho mọi người trong cuộc sống.
Tự quản bản thân, tự lực trong cuộc sống, học tập.
Các KNS không phải tự nhiên mà có, được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện, …trong cuộc sống.
Quá trình hình thành diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.
Các KNS không độc lập mà có liên quan và củng cố cho nhau. Ví dụ: KN tư duy sáng tạo-KN ra quyết định.
KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội ( sự phát triển XH, truyền thống văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc).
2. Phân loại kỹ năng sống:
Theo UNESCO và UNICEF: (9 kỹ năng)
Giải quyết vấn đề
Suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán
Giao tiếp hiệu quả
(Ra) quyết định
Tư duy sáng tạo
Giao tiếp ứng xử cá nhân
Nhận thức; tự trọng, tự tin
Thể hiện sự cảm thông
Ứng phó với căng thẳng cảm xúc.
Theo giáo dục Việt Nam
Gồm ba nhóm:
a. Các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự tin, tự trọng.
b. Các kỹ năng nhận biết và sống với người khác: giao tiếp, giải quyết mâu thuẩn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác…
c. Các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả: tư duy phán đoán, sáng tạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định.
* Mọi phân loại đều là tương đối!
*Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Nội dung 3: rèn kỹ năng sống cho học sinh
a. Rèn kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng hoạt động xã hội.
b. Giáo dục cho HS thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội; nhà trường cập nhật thông tin về sức khoẻ thể chất và tinh thần cho HS.
c. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, ý thức chung sống thân thiện, giải quyết hợp lý tình huống mâu thuẫn, xung đột; có thái độ lên án kiên quyết bài trừ mọi hành vi bạo lực, lạm dụng các hình thức trừng phạt học sinh. (trích Văn bản hướng dẫn của Bộ GD)
3. Lợi ích của GD kỹ năng sống
Về mặt sức khoẻ: xây dựng hành vi sức khoẻ lành mạnh cho cá nhân và cộng đồng; biết giải quyết nhu cầu cá nhân, cần thiết cho sự phát triển; tự bảo vệ sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.
Về mặt giáo dục: tạo mối quan hệ tốt giữa thầy-trò, bạn-bạn; tạo hứng thú trong học tập; chủ động, tự giác trong học tập, tu dưỡng chuẩn mực đạo đức.
Về mặt văn hóa xã hội: xây dựng hành vi mang tính xã hội tích cực, xây dựng môi trường và xã hội lành mạnh; sống hoà hợp trong một xã hội văn hóa đa dạng, có nền kinh tế phát triển; đất nước hội nhập quốc tế.
Về mặt kinh tế, chính trị: tự nhận thức nhu cầu và quyền trẻ em; xác định nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội, giúp ổn định chính trị quốc gia.
Lợi ích lâu dài
Phát triển các kỹ năng cá nhân và xã hội: giữ gìn bản thân an toàn; trở thành người có trách nhiệm và có tinh thần độc lập, sáng tạo; biết làm chủ tình cảm, cảm xúc của bản thân.
Quyết định hành vi tích cực; duy trì lối sống đúng đắn, lành mạnh; có trách nhiệm đối với sức khoẻ bản thân và cộng đồng.
GD KNS cho HSPT là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới
Có 155 nước đang thực hiện; trong đó có 143 nước đưa vào chương trình chính khóa ở Tiểu học và Trung học.
Các hình thức giảng dạy:
Môn riêng biệt (Malaysia, Campuchia)
Tích hợp vào một vài môn học
Tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình.
4. Một số kỹ năng sống cơ bản:
(1)giao tiếp,
(2)tự nhận thức,
(3)xác định giá trị,
(4)ra quyết định,
(5)kiên định,
(6)ứng phó với tìnhhuốngcăngthẳng
(7)đặt mục tiêu.
4.1 Kỹ năng giao tiếp
HS biết được các kỹ năng cần thiết khi giao tiếp.
Có khả năng thực hành giao tiếp có hiệu quả.
Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.
( biết trình bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của mình để người khác hiểu; có thái độ cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của người khác; đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè; thiết lập sự hiểu biết lẫn nhau; sử dụng ngôn từ, thái độ đúng mực; biết giữ tư thế; xử lý tình huống và giúp đỡ người khác…)
4.2 Kỹ năng tự nhận thức
Biết nhận thức và thể hiện bản thân mình.(tính cách, thói quen, thái độ, suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu…)
Có thể đánh giá mặt tốt và chưa tốt của bản thân.(điểm tích cực, mặt hạn chế, sở trường, sở đoản…)
Hiểu về các nguy cơ và các yếu tố làm tăng nguy cơ (môi trường, phim ảnh, tình huống nguy hiểm, bạn bè…) và những yếu tố mang tính bảo vệ (bạn bè, gia đình, nhà trường…)
4.3 Kỹ năng xác định giá trị
Hiểu rõ những thái độ, niềm tin, chính kiến, tình cảm, suy nghĩ chủ quan của bản thân…để định hướng cho hoạt động và hành vi của bản thân.
Thấy rõ ý nghĩa của việc hình thành kỹ năng xác định giá trị cho bản thân và biết tôn trọng giá trị người khác.
Biết phân tích lợi, hại; được, mất của một hành vi cá nhân muốn thực hiện. (góp phần điều chỉnh hành vi cá nhân, khắc phục thái độ phân biệt đối xử trong tương tác với người khác)
4.4 Kỹ năng ra quyết định
Luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán, sáng tạo; kỹ năng giải quyết v/đ một cách có cân nhắc để có một quyết định đúng đắn.(ý thức các tình huống có thể xảy ra).
Nắm được các bước ra quyết định.(xác định-thu thập thông tin-liệt kê các giải pháp-kết quả sự lựa chọn-ra quyết định)
Thực hành kỹ năng ra quyết định.(tư duy phê phán- tư duy sáng tạo-giải quyết vấn đề).
4.5 Kỹ năng kiên định
Biết rõ mình muốn gì và cần gì.
Có thể nói lên điều mình muốn và cần
Tin rằng mình có giá trị.
cố gắng và quyết tâm để lo cho nhu cầu đồng thời đảm bảo sự an toàn cho mình, bên cạnh tôn trọng quyền và nhu cầu của người khác.
( Tính kiên định là sự cân bằng giữa hiếu thắng, vị kỷ; phục tùng, phụ thuộc ).
4.6 Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng
Biết được một số tình huống dễ gây căng thẳng trong cuộc sống.
Biết cách ứng phó tích cực khi gặp tình huống căng thẳng.
- Sự căng thẳng: vừa là thử thách để trưởng thành vừa có sức huỷ diệt cuộc sống nếu thiếu kỹ năng ứng phó. VD: thi rớt, học hành sa sút, gia đình lục đục, bị hiếp đáp…
Các biểu hiện của sự căng thẳng:
Yếu tố cơ thể: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, uể oải, muốn ngất đi…
Yếu tố tình cảm: bồn chồn, lo lắng, sợ hãi, vô vọng, mất phương hướng…
Yếu tố tư duy: khó tập trung, suy nghĩ tiêu cực, mất lòng tin…
Yếu tố hành vi: khó ăn, khó ngủ, uống rượu, thuốc an thần.
Cách chống lại sự căng thẳng (stress):
- Quan tâm đến cơ thể và hành vi của mình.
Nghỉ ngơi và ngủ nhiều.
Suy nghĩ lạc quan.
Hãy linh hoạt và nỗ lực bản thân để thay đổi.
Ăn uống hợp lý và tập thể thao.
Thực hành các bài tập thư giãn để kiểm soát nhịp thở và giảm sự căng thẳng cơ bắp.
Làm gì đó vui vẻ, đọc sách, âm nhạc…du lịch.
4.7 kỹ năng đặt mục tiêu
Xác định được những yêu cầu cần có…
Thực hành lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu.
Biết vân dụng phối hợp các kỹ năng sống một cách linh hoạt, sáng tạo để đạt hiệu quả.
- Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng; phải có tính khả thi; thời hạn hoàn thành; những thuận lợi, khó khăn; người hỗ trợ nào; khẳng định quyết tâm hoàn thành.
II. Giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua các hoạt động giáo dục.
1. Qua công tác chủ nhiệm:
Giao nhiệm vụ, giao việc…
Sinh hoạt tổ, nhóm trong học tập, thi đua…
Đặt mục tiêu cho từng cá nhân, từng nhóm HS.
Kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng kỹ năng sống của HS, rút ra bài học kinh nghiệm.
Động viên, khen ngợi…
2. Qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong HCM…
Hoạt động văn hóa, văn nghệ: làm báo tường, ca nhạc, đàn, vẽ…
Hoạt động thể dục, thể thao: kéo co, đá bóng, đá cầu, nhảy dây…
Các hoạt động có tính truyền thống: sinh hoạt các ngày lễ lớn, làm công ích xã hội, công tác đền ơn, đáp nghĩa, về nguồn…
Tham quan, cắm trại, đi dã ngoaị…
Các trò chơi: thể lực, khéo léo, nhanh trí, đồng đội…
Câu hỏi thảo luận
1. Thế nào là kỹ năng sống? Sự cần thiết của Kỹ năng sống đối với học sinh.
2. Giới thiệu những kỹ năng sống cơ bản và mối quan hệ hữu cơ của chúng.
3. Cho ví dụ về những tình huống căng thẳng mà HS tiểu học gặp phải. Cho biết cách giải quyết tình huống đó.
4.Tìm một số trò chơi hay hoạt động giáo dục có tác dụng rèn kỹ năng sống cho học sinh.
5. Nêu kinh nghiệm của bản thân (GV) về quá trình rèn và tích luỹ được kỹ năng sống trong công tác.
KỸ NĂNG SỐNG
CHO HS TIỂU HỌC
I. Một số vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
1. Quan niệm về kỹ năng sống:
Kỹ năng: khả năng vận dụng những kiến thức thu nhập được ở một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Ví dụ: KN giao tiếp, KN hợp tác, kỹ năng tự nhận thức…
Kỹ năng sống cần thiết cho mọi người trong cuộc sống.
Tự quản bản thân, tự lực trong cuộc sống, học tập.
Các KNS không phải tự nhiên mà có, được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện, …trong cuộc sống.
Quá trình hình thành diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.
Các KNS không độc lập mà có liên quan và củng cố cho nhau. Ví dụ: KN tư duy sáng tạo-KN ra quyết định.
KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội ( sự phát triển XH, truyền thống văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc).
2. Phân loại kỹ năng sống:
Theo UNESCO và UNICEF: (9 kỹ năng)
Giải quyết vấn đề
Suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán
Giao tiếp hiệu quả
(Ra) quyết định
Tư duy sáng tạo
Giao tiếp ứng xử cá nhân
Nhận thức; tự trọng, tự tin
Thể hiện sự cảm thông
Ứng phó với căng thẳng cảm xúc.
Theo giáo dục Việt Nam
Gồm ba nhóm:
a. Các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự tin, tự trọng.
b. Các kỹ năng nhận biết và sống với người khác: giao tiếp, giải quyết mâu thuẩn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác…
c. Các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả: tư duy phán đoán, sáng tạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định.
* Mọi phân loại đều là tương đối!
*Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Nội dung 3: rèn kỹ năng sống cho học sinh
a. Rèn kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng hoạt động xã hội.
b. Giáo dục cho HS thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội; nhà trường cập nhật thông tin về sức khoẻ thể chất và tinh thần cho HS.
c. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, ý thức chung sống thân thiện, giải quyết hợp lý tình huống mâu thuẫn, xung đột; có thái độ lên án kiên quyết bài trừ mọi hành vi bạo lực, lạm dụng các hình thức trừng phạt học sinh. (trích Văn bản hướng dẫn của Bộ GD)
3. Lợi ích của GD kỹ năng sống
Về mặt sức khoẻ: xây dựng hành vi sức khoẻ lành mạnh cho cá nhân và cộng đồng; biết giải quyết nhu cầu cá nhân, cần thiết cho sự phát triển; tự bảo vệ sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.
Về mặt giáo dục: tạo mối quan hệ tốt giữa thầy-trò, bạn-bạn; tạo hứng thú trong học tập; chủ động, tự giác trong học tập, tu dưỡng chuẩn mực đạo đức.
Về mặt văn hóa xã hội: xây dựng hành vi mang tính xã hội tích cực, xây dựng môi trường và xã hội lành mạnh; sống hoà hợp trong một xã hội văn hóa đa dạng, có nền kinh tế phát triển; đất nước hội nhập quốc tế.
Về mặt kinh tế, chính trị: tự nhận thức nhu cầu và quyền trẻ em; xác định nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội, giúp ổn định chính trị quốc gia.
Lợi ích lâu dài
Phát triển các kỹ năng cá nhân và xã hội: giữ gìn bản thân an toàn; trở thành người có trách nhiệm và có tinh thần độc lập, sáng tạo; biết làm chủ tình cảm, cảm xúc của bản thân.
Quyết định hành vi tích cực; duy trì lối sống đúng đắn, lành mạnh; có trách nhiệm đối với sức khoẻ bản thân và cộng đồng.
GD KNS cho HSPT là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới
Có 155 nước đang thực hiện; trong đó có 143 nước đưa vào chương trình chính khóa ở Tiểu học và Trung học.
Các hình thức giảng dạy:
Môn riêng biệt (Malaysia, Campuchia)
Tích hợp vào một vài môn học
Tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình.
4. Một số kỹ năng sống cơ bản:
(1)giao tiếp,
(2)tự nhận thức,
(3)xác định giá trị,
(4)ra quyết định,
(5)kiên định,
(6)ứng phó với tìnhhuốngcăngthẳng
(7)đặt mục tiêu.
4.1 Kỹ năng giao tiếp
HS biết được các kỹ năng cần thiết khi giao tiếp.
Có khả năng thực hành giao tiếp có hiệu quả.
Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.
( biết trình bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của mình để người khác hiểu; có thái độ cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của người khác; đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè; thiết lập sự hiểu biết lẫn nhau; sử dụng ngôn từ, thái độ đúng mực; biết giữ tư thế; xử lý tình huống và giúp đỡ người khác…)
4.2 Kỹ năng tự nhận thức
Biết nhận thức và thể hiện bản thân mình.(tính cách, thói quen, thái độ, suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu…)
Có thể đánh giá mặt tốt và chưa tốt của bản thân.(điểm tích cực, mặt hạn chế, sở trường, sở đoản…)
Hiểu về các nguy cơ và các yếu tố làm tăng nguy cơ (môi trường, phim ảnh, tình huống nguy hiểm, bạn bè…) và những yếu tố mang tính bảo vệ (bạn bè, gia đình, nhà trường…)
4.3 Kỹ năng xác định giá trị
Hiểu rõ những thái độ, niềm tin, chính kiến, tình cảm, suy nghĩ chủ quan của bản thân…để định hướng cho hoạt động và hành vi của bản thân.
Thấy rõ ý nghĩa của việc hình thành kỹ năng xác định giá trị cho bản thân và biết tôn trọng giá trị người khác.
Biết phân tích lợi, hại; được, mất của một hành vi cá nhân muốn thực hiện. (góp phần điều chỉnh hành vi cá nhân, khắc phục thái độ phân biệt đối xử trong tương tác với người khác)
4.4 Kỹ năng ra quyết định
Luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán, sáng tạo; kỹ năng giải quyết v/đ một cách có cân nhắc để có một quyết định đúng đắn.(ý thức các tình huống có thể xảy ra).
Nắm được các bước ra quyết định.(xác định-thu thập thông tin-liệt kê các giải pháp-kết quả sự lựa chọn-ra quyết định)
Thực hành kỹ năng ra quyết định.(tư duy phê phán- tư duy sáng tạo-giải quyết vấn đề).
4.5 Kỹ năng kiên định
Biết rõ mình muốn gì và cần gì.
Có thể nói lên điều mình muốn và cần
Tin rằng mình có giá trị.
cố gắng và quyết tâm để lo cho nhu cầu đồng thời đảm bảo sự an toàn cho mình, bên cạnh tôn trọng quyền và nhu cầu của người khác.
( Tính kiên định là sự cân bằng giữa hiếu thắng, vị kỷ; phục tùng, phụ thuộc ).
4.6 Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng
Biết được một số tình huống dễ gây căng thẳng trong cuộc sống.
Biết cách ứng phó tích cực khi gặp tình huống căng thẳng.
- Sự căng thẳng: vừa là thử thách để trưởng thành vừa có sức huỷ diệt cuộc sống nếu thiếu kỹ năng ứng phó. VD: thi rớt, học hành sa sút, gia đình lục đục, bị hiếp đáp…
Các biểu hiện của sự căng thẳng:
Yếu tố cơ thể: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, uể oải, muốn ngất đi…
Yếu tố tình cảm: bồn chồn, lo lắng, sợ hãi, vô vọng, mất phương hướng…
Yếu tố tư duy: khó tập trung, suy nghĩ tiêu cực, mất lòng tin…
Yếu tố hành vi: khó ăn, khó ngủ, uống rượu, thuốc an thần.
Cách chống lại sự căng thẳng (stress):
- Quan tâm đến cơ thể và hành vi của mình.
Nghỉ ngơi và ngủ nhiều.
Suy nghĩ lạc quan.
Hãy linh hoạt và nỗ lực bản thân để thay đổi.
Ăn uống hợp lý và tập thể thao.
Thực hành các bài tập thư giãn để kiểm soát nhịp thở và giảm sự căng thẳng cơ bắp.
Làm gì đó vui vẻ, đọc sách, âm nhạc…du lịch.
4.7 kỹ năng đặt mục tiêu
Xác định được những yêu cầu cần có…
Thực hành lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu.
Biết vân dụng phối hợp các kỹ năng sống một cách linh hoạt, sáng tạo để đạt hiệu quả.
- Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng; phải có tính khả thi; thời hạn hoàn thành; những thuận lợi, khó khăn; người hỗ trợ nào; khẳng định quyết tâm hoàn thành.
II. Giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua các hoạt động giáo dục.
1. Qua công tác chủ nhiệm:
Giao nhiệm vụ, giao việc…
Sinh hoạt tổ, nhóm trong học tập, thi đua…
Đặt mục tiêu cho từng cá nhân, từng nhóm HS.
Kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng kỹ năng sống của HS, rút ra bài học kinh nghiệm.
Động viên, khen ngợi…
2. Qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong HCM…
Hoạt động văn hóa, văn nghệ: làm báo tường, ca nhạc, đàn, vẽ…
Hoạt động thể dục, thể thao: kéo co, đá bóng, đá cầu, nhảy dây…
Các hoạt động có tính truyền thống: sinh hoạt các ngày lễ lớn, làm công ích xã hội, công tác đền ơn, đáp nghĩa, về nguồn…
Tham quan, cắm trại, đi dã ngoaị…
Các trò chơi: thể lực, khéo léo, nhanh trí, đồng đội…
Câu hỏi thảo luận
1. Thế nào là kỹ năng sống? Sự cần thiết của Kỹ năng sống đối với học sinh.
2. Giới thiệu những kỹ năng sống cơ bản và mối quan hệ hữu cơ của chúng.
3. Cho ví dụ về những tình huống căng thẳng mà HS tiểu học gặp phải. Cho biết cách giải quyết tình huống đó.
4.Tìm một số trò chơi hay hoạt động giáo dục có tác dụng rèn kỹ năng sống cho học sinh.
5. Nêu kinh nghiệm của bản thân (GV) về quá trình rèn và tích luỹ được kỹ năng sống trong công tác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thanh Phong
Dung lượng: 11,23MB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)