Giáo dục HS từ nền tản Gia đình

Chia sẻ bởi Trần Hoàng Tuấn | Ngày 12/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Giáo dục HS từ nền tản Gia đình thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Giáo dục học sinh từ nền tảng gia đình

Gia đình sẽ quyết định ý thức, cảm xúc và hành động của các em trong cuộc sống. Giáo dục các em dù ở bất kỳ bậc học nào, đó chỉ là sự nối tiếp của giáo dục từ gia đình, chúng ta cần phải nhìn nhận điều tối quan trọng này. Nhiều câu danh ngôn của các bậc tiền bối đã chỉ rõ: giáo dục phải bắt nguồn từ gốc và phải thực dụng.
Gia đình là nhân tố quyết định, nhà trường là quan trọng và xã hội là nơi vung đắp cho ý tưởng và hoài bảo các em. Người làm giáo dục phải có tâm, có tài, có cách ứng xử tình huống thật khéo léo, và phải thể hiện đúng bản chất, không tự gượng ép mình theo tiêu chí của người khác.
Từ một số suy nghĩ trên, xin có đôi lời gửi:
- Các bậc phụ huynh: Hãy dành những tình cảm thiêng liêng của mình quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ và phải khơi cái ý thức tự giác, lối sinh hoạt và lao động từ khi các em còn bé. Đến lúc các em là thanh thiếu niên, phụ huynh cần là người bạn để các em thổ lộ tâm tư, cảm xúc và phải lắng nghe, chia sẽ, mở hướng. Phụ huynh phải là người thầy ân cần, gần gũi, dạy bảo, chỉ dẫn.
- Các thầy cô giáo: Phải giữ chuẩn mực đạo đức, không ngừng trao dồi nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Việc dạy học sinh không những là người thầy các em tôn kính, mà đôi khi là người bạn sao cho các em quý trọng. Người thầy không những dạy chữ mà còn phải dạy cách làm người hữu dụng cho trò. Nếu trò có những điều sai trái, cần chỉ rõ cái sai và đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý ( dựa trên sự chân tình, thương yêu của người thầy đối với người trò đã lạc lối, hay phạm lỗi). Việc dùng đòn roi hay chỉ lời nói khơi cảm xúc cần vận dụng khéo léo.
- Đối với người trò: Tùy theo độ tuổi, cấp học không ngừng học tập tiếp thu kiến thức, lao động để rèn luyện thể chất mà còn rèn luyện ý chí và hướng đến cái lý tưởng tốt đẹp. Khi thành người sẽ có ít cho xã hội và đất nước. Các em sinh ra và lớn lên trong vô vàng tình thương yêu, chăm sóc, đở đần của ông bà, cha mẹ. Và không chỉ ở việc dạy những con chữ mà còn ở việc dạy cách làm người của thầy cô. Sự chia sẽ, tình cảm của bạn bè.
Môi trường xã hội tạo điều kiện cho ý tưởng vươn cao, và cuộc sống các em trở nên muôn màu. Các em cần phải nhìn nhận (chấp nhận, không né tránh) và đương đầu với những điều mình đã làm. Nếu sai cần phải sửa và rút nhận xét để không vấp nữa.
- Đối với quản lý nhà nước: Cần phân cấp rõ ràng, không chồng chéo. Phải xem cái nền của giáo dục là từ gia đình mà xây dựng hướng đi hợp lý. Chương trình Giáo dục ở các bậc học cần xem xét khả năng về độ tuổi, mức tiếp thu, sức khỏe, … của người học để quy về một chuẩn nhất định sao cho ứng với mỗi nơi các trường có thể tự điều chỉnh giáo trình (từ chuẩn trở lên),cách dạy và học phù hợp. Bộ chủ quản chỉ nên đóng vai trò về mặc quản lý nhà nước như việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên hay đột xuất các cơ quan mình quản lý, xây dựng quy chuẩn về con người trong nền GD,…
Còn việc xây dựng các chương trình học ở các cấp học,.. việc ra đề thi nên giao cho cơ quan khác toàn quyền quyết định (trực thuộc UB thường vụ Quốc hội hoặc UB khác thuộc Quốc Hội ).
Để kết lại cho bài viết này, tôi có suy nghĩ : “nếu ta chưa học thì người ta sẽ nói ta dốt, còn nếu ta học mà vẫn không biết người ta sẽ nói ta ngu ”, đôi khi chấp nhận hay không còn tùy thuộc vào ý chí của mỗi người!


( Đã gửi ý kiến trên TT nhân bài: Nhận diện bạo hành nơi học đường)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hoàng Tuấn
Dung lượng: 17,27KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)