Giáo dục HNTKTNN

Chia sẻ bởi Lê Văn Tường | Ngày 12/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: Giáo dục HNTKTNN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tháng 9-2009
Chào mừng quí vị đại biểu, các thầy cô giáo tham dự lớp tập huấn GDHN TKT ngôn ngữ
Người báo cáo: LÊ VĂN TƯỜNG
Chủ đề 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TKT NGÔN NGỮ
Chủ đề 2 : CÁC KĨ NĂNG ĐẶC THÙ GIÁO DỤC TKT NGÔN NGỮ
Chủ đề 3 : QUY TRÌNH GIÁO DỤC HÒA NHẬP TKT NGÔN NGỮ
Chủ đề 4 : HỖ TRỢ GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ
NỘI DUNG CHÍNH :
I/CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRẺ
KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ
I.Thế nào là trẻ khuyết tật ngôn ngữ:
Trẻ khuyết tật ngôn ngữ là trẻ có biểu hiện thiếu hụt hay mất ít nhiều những yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp (so với ngôn ngữ chuẩn). Dẫn đến trong học tập và giao tiếp hằng ngày, các em gặp khó khăn cần trợ giúp.
*Theo tổ chức y tế thế giới :
Trẻ khuyết tật ngôn ngữ là trẻ có sự phát triển lệch lạc về ngôn ngữ được biểu hiện như nói ngọng, nói lắp, nói không rõ, nói không được (câm, không điếc)mà không kèm bất cứ tật nào như chậm phát triển trí tuệ, đao, bại não,…
Nghĩa là trẻ chỉ có tật ngôn ngữ đồng thời đây là tật khởi sinh, ngoài ra trẻ không có tật nào khác, sự suy giảm các chức năng khác ngoài ngôn ngữ là hệ quả sau một thời gian trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ.
II/ Tính chất của tật ngôn ngữ :

1- Tật ngôn ngữ có thể có cả ở người lớn và trẻ em, không phụ thuộc và độ tuổi.
2- Khuyết tật ngôn ngữ ở người lớn thường bền vững hơn ở trẻ em, do vậy cần phát hiện sớm và can thiệp sớm.
3- Tật ngôn ngữ đã xuất hiện không thể tự nó mất đi mà phải cần sự can thiệp của y tế và giáo dục.

III/ Phân biệt trẻ KT ngôn ngữ nói với các dạng tật khác
kèm ngôn ngữ :

1- Trẻ khiếm thính: Trẻ bị suy giảm hoặc mất khả năng nghe dẫn tới khó khăn trong quá trình tiếp thu tiếng nói.
Đặc điểm: Không nói đúng, nói không chính xác.
Tiếng nói của trẻ không rõ, sai nhiều âm, vần, thanh điệu và cấu trúc câu.
Quá trình học nói có thể sử dụng máy trợ thính.
Phương tiện giao tiếp chủ yếu có thể là chữ cái ngón tay,ngôn ngữ kí hiệu hay ngôn ngữ tổng hợp.
Khi dạy cần kết hợp phương pháp đặc thù chăm sóc, giáo dục trẻ khiếm thính và trẻ khuyết tật ngôn ngữ để phục hồi chức năng ngôn ngữ cho các em.

2- Trẻ khiếm thị: Trẻ có phương tiện trợ giúp gặp khó khăn trong các hoạt động sử dụng mắt. Ngôn ngữ có thể gặp khó khăn, nguyên nhân chính là do trẻ không tri giác được các hoạt động học nói năng. Khi nói không xác định chuẩn được các vận động cấu âm. Điều này dẫn đến những khiếm khuyết trong ngôn ngữ (tật thứ phát). Để khắc phục hiện tượng này cần mô tả rõ nét các thao tác cấu âm để trẻ xác định chuẩn.

3- Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Đây là đối tượng rất dễ bị nhầm lẫn sang dạng tật ngôn ngữ. Bởi, ngôn ngữ trẻ CPTTT thường hay có vấn đề phát âm, từ vựng và cấu trúc trật tự câu.
4- Trẻ tật vận động: Là do di chứng của bại não làm co cứng hoặc mềm nhẻo các cơ quan phát âm. Khi nói âm thanh phát ra không tròn vành, rõ tiếng, khó nghe.

* Tóm lại:
Trẻ KTNN là trẻ chỉ có một tật ngôn ngữ được sinh ra đầu tiên ( tật khởi sinh, không do bệnh tật khác sinh ra).

Trẻ có tật ngôn ngữ thứ sinh( do tật khác sinh ra) mà gọi tên tật sinh ra tật ngôn ngữ . Ví dụ: Trẻ có tật CPTTT kèm ngôn ngữ, khiếm thính kèm ngôn ngữ, …

Câu hỏi thảo luận :
Anh (chị) đã gặp các dạng tật ngôn ngữ nào ? Cho một vài ví dụ khiếm khuyết phát âm ở mỗi dạng.
1. Các nhóm khuyết tật ngôn ngữ : Có 2 nhóm
a) Khó khăn về nói : Các dạng khó khăn về nói thường gặp gồm : Nói ngọng, nói lắp, nói khó, không nói được, mất ngôn ngữ,...

b) Khó khăn về đọc viết : Quá trình đọc gặp khó khăn đáng kể, mặc dù nhận được sự hướng dẫn như những học sinh khác. Khó khăn về đọc thường kéo theo khó viết và tính toán ở các mức độ khác nhau.
IV. Các nhóm, các dạng khuyết tật ngôn ngữ :
2. Các dạng khuyết tật ngôn ngữ :
Căn cứ vào cơ chế bệnh lí và đặc điểm khiếm khuyết ngôn ngữ, khuyết tật ngôn ngữ được chia ra các dạng sau
2.1. Nói ngọng : Nói ngọng còn gọi là phát âm sai. Trẻ nói ngọng là trẻ phát âm sai so với âm chuẩn của một địa phương nào đó. Căn cứ vào cấu trúc của tiếng Việt chia ra :
-Nói ngọng phụ âm đầu : Biểu hiện 3 mức độ khác nhau : mất hẳn, lẫn lộn đôi chỗ, thay bằng một âm vô định.
VD: +Con chào cô ạ !  on ào ô ạ !
+mùa quả ngọt  ùa ả ngọt ; + con cua cang ton tua tàng
-Nói ngọng âm đệm : nói +bông hoa thành bông ha;
+củ khoai thành củ khai
-Nói ngọng âm chính: nói +màu xanh thành màu xăn;
+con ếch  con ất
-Nói ngọng âm cuối : Biểu hiện 3 mức độ khác nhau : mất hẳn, lẫn lộn đôi chỗ, thay bằng một âm vô định.
VD: con cào cào thành con cà cà
-Nói ngọng thanh điệu : Thường sai thanh hỏi, ngã
VD: cái mũ  cá mú
2.2. Nói lắp : Trẻ nói lắp là trẻ khi nói, thường lặp đi lặp lại nhiều lần một âm, một từ, hay một cụn từ nào đó hoặc có những quãng cách, những chỗ ngắt, nghỉ, giật vô cớ trong chuỗi lời nói gậy nên sự chậm trễ trong diễn đạt của người nói và phản cảm hoặc hài hước đối với người nghe.
-Nói lắp giật rung : lặp đi lặp lại nhiều lần một âm, từ hay 2 từ,...
-Nói lắp co thắt : Khó chuyển tiếp từ thao tác phát âm này sang thao tác phát âm tiếp theo do bị co cứng các cơ khi nói.
2.3. Nói khó : Trẻ nói khó là những trẻ khi nói phát âm rất khó khăn, nước dãi chảy nhiều và có hiện tượng co cứng các cơ quan phát âm (môi, hàm, lưỡi,...) có khi còn kéo theo cả sự co cứng các cơ quan ở khu vực mặt hay vai, cổ và tứ chi.
2.4. Không nói được : còn gọi là không có ngôn ngữ trong khi hầu như không phát hiện thấy những khác thường ở bộ máy phát âm do bị chấn thương ở vùng điều khiển ngôn ngữ trong thời kì tiền ngôn ngữ. Những trẻ này tuy vẫn nghe người khác nói nhưng lại không nói được. Những biểu hiện thường thấy gồm:
- Không hiểu hay hiểu rất ít ngôn ngữ khi nghe người khác nói.
- Không biết nói hay nói rất ít so với tre cùng tuổi.
-Hiểu ít, nói ít hoặc không nói.
2.5. Mất ngôn ngữ : Trẻ mất ngôn ngữ là những trẻ đã có ngôn ngữ (đã nói được) rồi. Sau đó vì một nguyên nhân nào đó, dẫn tới mất hoàn toàn hay mất một phần khả năng ngôn ngữ. Những biểu hiện thường thấy :
- Không hiểu hoặc hiểu kém lời nói của những người xung quanh mặc dầu trước đây vẫn hiểu bình thường.
- Không biết nói hoặc nói rất kém, cho dù trước đây từng nói được.
2.6. Khó khăn đọc viết: hay còn gọi là rối loạn về đọc và viết là trẻ nói, đọc, viết sai hoặc hiểu sai lệch về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,... Có thể gọi đây là dạng tật kết hợp cả 3 dạng: nói ngọng, nói khó, không nói được.
-Thường gặp khó khăn và nhầm lẫn trong phân tích âm vần, nhầm lẫn các chữ cái đối xứng nhau (b – d ) dẫn đến khó khăn về tính toán,...
2. Các dạng khuyết tật ngôn ngữ (tt)
2.7. Rối loạn giọng điệu : Trẻ có giọng bị khàn,khản, yếu, mất tiếng, nói đứt đoạn, hụt hơi, nói không thành tiếng hoặc nói lào thào.
2.8. Chậm phát triển ngôn ngữ:Trẻ có thính lực và trí tuệ tương đối bình thường nhưng các chỉ tiêu về ngôn ngữ như: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp lại kém nhiều so với mức độ bình thường. Trong giao tiếp thường dùng điệu bộ, chỉ trỏ, gật, lắc,…
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ chỉ có thể nói được vài ba từ hoặc không nói vì vốn từ nghèo không nắm được qui tắc ngữ pháp, phát âm sai.
2. Các dạng khuyết tật ngôn ngữ (tt)

mất
ngôn
ngữ
Không

ngôn
ngữ
Nói
lắp
nặng
Khó
nói
Nói
ngọng
Nói
lắp
nhẹ

Rối
loạn
giọng
điệu
Chậm
phát
triển
tiếng
nói
Rối
Loạn
đọc
viết

Các mức độ tật ngôn ngữ của trẻ
Tật ngôn ngữ nặng
Tật ngôn ngữ nhẹ
1. Phân biệt chuẩn và lệch chuẩn ngôn ngữ:
-Về tiếng nói, cả tiếng phổ thông (ngôn ngữ toàn dân) và tiếng địa phương được coi là chuẩn. Về chữ viết thì có một chuẩn chính tả tiếng Việt chung cho toàn quốc.
V. Phân biệt chuẩn và lệch chuẩn ngôn ngữ, phân biệt khuyết tật ngôn ngữ với các khuyết tật khác và các đặc điểm ngôn ngữ chưa hoàn thiện ở trẻ em:
VÍ dụ: - Người Hưng Yên, Hải Dương nói : lẻ loi  nẻ noi
- Người Hà Tĩnh Nghệ An nói : cái mũ  cái mụ
- Người Quảng Nam nói : bao gạo  bô gộ
- Người miền Nam nói : cá rô  cá gô ; Việt Nam  Dziệc Nam ,...
2 Phân biệt khuyết tật ngôn ngữ và các khuyết tật khác:
-Khi nói tới khuyết tật ngôn ngữ, ta xét điều kiện khuyết tật đó trong sự độc lập tương đối với các khuyết tật khác. Tật ngôn ngữ sinh ra do tật khác thì được gọi theo khuyết tật đầu tiên (tật khởi phát).
*Các biểu hiệu để phân biệt trẻ khuyết tật ngôn ngữ :

-Trẻ mất cân đối giũa các phần của cơ thể. Ví dụ như đầu quá to so với cơ thể hoặc mất cân đối giữa các bộ phận trên khuông mặt
-Trẻ bị rối loạn vận động. Trẻ bị liệt do bại não. Trẻ bị liệt nhẽo (hàm dưới bị trễ xuống, lưỡi đưa ra ngoài hoặc bị co cứng) ...
-Những khiếm khuyết ở bộ máy phát âm của trẻ như : khe hở môi, hở vòm ếch, trẻ không có khả năng thực hiện những vận động của cơ quan phát âm như : há miệng, đưa lưỡi, ...
-Những biểu hiện ở phản xạ của các giác quan như : thính giác, thị giác, vận động, trí tuệ

3.Các đặc điểm ngôn ngữ chưa hoàn thiện ở trẻ em :
Trẻ em ở giai đoạn hình thành và phát triển ngôn ngữ có những hiện tượng nói ngọng, nói lắp, nói câu ngắn thì đó không phải là trẻ khuyêt tật ngôn ngữ.
IV. Nguyên nhân gây ra khuyết tật ngôn ngữ :
1 Môi trường ngôn ngữ và đặc diểm chăm sóc giáo dục :
Ngôn ngữ được hình thành chủ yếu bằng con đường bắt chước. Nếu môi trường ngôn ngữ cho trẻ bắt chước tốt, thì tiếng nói của trẻ cũng phát triển tốt.
2. Bệnh tật, dùng thuốc, chấn thương :
-Bị bệnh, đặc biệt là bệnh não di chứng là trẻ khó khăn về nói.
-Ốm đau dùng thuốc không đúng hoặc sai chie định của thầy thuốc.
-Trẻ leo trèo, bị ngã,... làm chấn thương sọ não.
-Các chấn thương về tâm lí như quá sợ hãi, khiếp đảm
Các nguyên nhân trên đều có thể dẫn đến trẻkhiếm khuyết về ngôn ngữ.
3. Thai nghén và sinh nở của người mẹ :
Nếu quá trình thai nghén của người mẹ bị bệnh hiểm nghèo, nhiểm khuẩn hoặc vi rút nặng, chấn động thai, bị nhiễm các chất độc hại, quá trình sinh đẻ không bình thường,... các nguyên nhân trên rất có thể làm cho quá trình phát triển ngôn ngũ của trẻ không bình thường.
4. Phát triển không bình thường về cơ thể và các giác quan:
Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, trẻ bị suy tim, hen xuyễn, các bệnh hiểm nghéo về phổi, thanh quản, các bộ phận của bộ máy phát âm bị khiếm khuyết,... sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành ngôn ngữ ở trẻ.
V. Thực trạng chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật ngôn ngữ:
Theo số liệu điều tra mới nhất, hiện nay nước ta có khoảng một triệu hai trăm trẻ khuyết tật. Trong đó trẻ khuyết tật ngôn ngữ chiếm khoảng từ 17-19% tức khoảng 200.000 em.
-Từ trước tới nay, chưa có một cơ sở (trung tâm hay trường học) nào mở ra để dạy học (hoặc chăm sóc giáo dục) riêng cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ
Đến nay, xu hướng giáo dục hòa nhập đã phát triển mạnh. Như vậy các em có nhiều điều kiện thuận lợi trong học tập và sinh hoạt cộng đồng. Những em khuyết tật ngôn ngữ ở mức độ nặng đã nhận được sự chăm sóc chu đáo của cộng đồng. Đặc biệt là sự phối kết hợp của ngành giáo dục và y tế hỗ trợ, phục hồi chức năng ở các trung tâm y tế hay bệnh viện tỉnh.
Hiện nay, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Phát triển chương trình giáo dục chuyên biệt, viện Chiến lược và chương trình giáo dục đã nghiên cứu một chương trình dạy học hoà nhập cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ, đã và đang bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kĩ năng cho GV trực tiếp giảng dạy trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
Chủ đề 2 : CÁC KĨ NĂNG ĐẶC THÙ
GIÁO DỤC TRẺ CÓ TẬT NGÔN NGỮ



Bộ máy cơ quan phát âm bao gồm :
Phổi và hệ thống cơ hoành, khí quản;
Thanh quản và dây thanh và
Khoang miệng :
môi, răng,…(hình vẽ)
1- Môi
2- Răng
3- Lợi
4- Ngạc mềm
5- Ngạc cứng
6- Lưỡi con
7- Đầu lưỡi
8- Mặt lưỡi
9- Gốc (cuối) lưỡi
10- Nắp họng
11- Khoang yết hầu
12- Khoang miệng
13- Khoang mũi
b- Hoạt động của bộ máy phát âm :
-Gđ1 : Luồng hơi đi ra từ phổi
-Gđ 2 : Hơi qua thanh quản làm rung dây thanh tạo nên sự có giọng
-Gđ 3 : Hơi qua khoang miệng tạo nên hiệu quả âm thanh. Phụ thuộc vào hình dáng khoang miệng, phụ thuộc vào vị trí và hoạt động của các bộ phận môi, răng, lưỡi, …
I. Luyện tập cấu âm đơn giản :
2) Khả năng cấu âm đơn giản :


a- Luyện thở :
-Yêu cầu của luyện thở : Trẻ hít vô thật sâu và thở ra từ từ, hình thành thói quen vừa thở vừa nói.
-Các bài tập thường sử dụng :
+Thổi nến; +Thổi bong bóng bay ; +Thổi bong bóng xà phòng; + Thổi quay chong chóng,…
b- Luyện giọng : Cần được tiến hành trên tất cả các yếu tố : Cao độ, cường độ và trường độ.
c- Thể dục cấu âm : Giúp cho các bộ phận của cơ quan phát âm hoạt động mềm mại, linh hoạt làm cơ sở cho việc cấu tạo âm vị, âm tiết.
-Thể dục môi : Chu – nhành – mím
-Thể dục hàm : Đưa hàm sang trái – sang phải. Há miệng – ngậm miệng.
-Thể dục lưỡi : Đưa lưỡi lên – xuống dưới – sang phải – sang trái – ra trước- co lại; nâng cao – hạ thấp đầu, mặt, gốc lưỡi.
-Các động tác kết hợp : Khép môi thổi cho căng má , há miệng kêu a – a – a - … Thổi kèn thật; bắt chước tiếng kêu các con vật, tiếng tàu hỏa, xe chạy,…
II. Luyện phát âm đúng các âm vị :


-Bước 1 : Làm xuật hiện từ khóa mà trẻ phát âm sai (VD dùng câu hỏi, hỏi trẻ bức tranh vẽ gì ?)
-Bước 2 : Phát âm mẫu từ đó để trẻ bắt chước và phát âm theo (nếu trẻ làm đúng thì chuyển sang bước 5)
-Bước 3 : Luyện phát âm âm vị mà trẻ phát âm sai
-Phát âm mẫu và cho trẻ phát âm theo 3 lần âm vị đó nếu vẫn không được thì …
-Hướng dẫn trẻ nghe, nhìn để xác định được vị trí và phương thức cấu âm âm đó (sử dụng sơ đồ cấu âm), nếu vẫn không được thì …
-Cho trẻ nghe, nhìn và sờ (luồng hơi thoát ra và sự rung của dây thanh) để xác định âm vị đó và phát âm
-Bước 4 : Phát âm đúng âm vị đó trong từ khóa
-Bước 5 : Luyện tập mở rộng, cho trẻ tìm và phát âm nhiều tiếng/ từ có âm vị đó.
III. Sửa lỗi phát âm theo thành phần âm tiết :


Cấu trúc 5 thành phần của âm tiết tiếng Việt :






Trẻ em có thể mắc các lỗi phát âm ở bất cứ thành phần nào của âm tiết. Tùy theo từng lỗi ở các thành phần của âm tiết mà có phương pháp sửa lỗi phù hợp nhưng vẫn theo công thức chung cho quá trình khắc phục khiếm khuyết cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ như sau :
 Xác định âm vị (trẻ phát âm chưa chuẩn trong âm tiết)
 Lập quy trình phát âm
 Luyện phát âm
*Công thức chung khi áp dụng phương pháp “Âm tiết trung gian” để sửa lỗi phát âm ở trẻ :


-Bước 1 : Xác định lỗi phát âm sai ở trẻ
-Bước 2 : Lập âm tiết trung gian
-Bước 3 : Phát âm tách bạch từng âm tiết
-Bước 4 : Phát âm kéo dài, vẫn tách bạch từng âm tiết và nhanh dần
-Bước 5 : Phát âm nhanh nối liền 2 âm tiết để tạo thành 1 âm tiết gốc ở 1 lần bật hơi
VD : Các bước để sửa lỗi phát âm “hoa huệ” thành “ha hệ” như sau :
-Bước 1 : Xác định lỗi phát âm sai ở trẻ (thiếu âm đệm cả hai tiếng)
-Bước 2 : Lập âm tiết trung gian
hoa = hu + a ; huệ = hu + ệ
-Bước 3 : Phát âm tách bạch từng âm tiết : hu + a ; hu + ệ
-Bước 4 : Phát âm kéo dài, vẫn tách bạch từng âm tiết và nhanh dần
-Bước 5 : Phát âm nhanh nối liền 2 âm tiết để tạo thành 1 âm tiết gốc ở 1 lần bật hơi : hu......a....= hoa
hu......ệ....= huệ
Hoạt động nhóm : Thực hành sửa lỗi phát âm cho học sinh


Nhóm 1 : lấy 4 từ, học sinh lỗi phát âm sai âm đầu và tiến hành sửa
Nhóm 2 : lấy 4 từ, học sinh lỗi phát âm sai âm đệm và tiến hành sửa
Nhóm 3 : lấy 4 từ, học sinh lỗi phát âm sai âm chính và tiến hành sửa
Nhóm 4 : lấy 4 từ, học sinh lỗi phát âm sai âm cuối và tiến hành sửa
Thử sửa lỗi thanh điệu
mũ = ……
chổi = ……
vở = ……
Chủ đề 3 : QUY TRÌNH GIÁO DỤC HÒA NHẬP
TRẺ KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HiỆN BẢN KHGD TKT :


I. Tìm hiểu trẻ khuyết tật ngôn ngữ :
1)Mục đích, ý nghĩa của việc tìm hiểu năng lực và nhu cầu của trẻ khuyết tật ngôn ngữ :
Khắc phục khiếm khuyết ngôn ngữ, dạy trẻ nói đúng tiếng Việt là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
Tìm hiểu năng lực và nhu cầu của học sinh có khó khăn ngôn ngữ giao tiếp ở đây là phải căn cứ vào đứa trẻ, vào các mặt mạnh, mặt yếu của trẻ để từ đó mà thiết kế bài dạy cho phù hợp với lớp và với học sinh có khó khăn ngôn ngữ giao tiếp.
Cụ thể là :
-Phải xác định dạng tật, mức độ tật? Mắc các dạng tật nào : Ngọng, nói lắp hay nói khó,…?
-Các em đã có những âm nào, chưa có những âm nào ? Những âm đó trong bài nào sắp dạy? Từ đó phải dùng biện pháp nào ? Đồ dùng dạy học nào phù hợp,…,…
Tóm lại những thông tin tìm hiểu càng cụ thể, chính xác bao nhiêu thì sẽ hỗ trợ tích cực trong việc tìm các biện pháp giáo dục hòa nhập của mình tốt bấy nhiêu


2)Nội dung tìm hiểu :
-Tìm hiểu thực trạng ngôn ngữ của trẻ : Trẻ phát âm ra sao; Vốn từ phong phú hay nghèo nàn? Khả năng nắm ngữ pháp đến đâu ? ...
-Tìm hiểu bộ máy hình thành ngôn ngữ ở trẻ :
+Bộ phận trung ương thần kinh;
+Các đường dẫn truyền thần kinh;
+Các bộ phận ngoại biên : Các bộ phận của cơ quan phát âm như môi, răng, lưỡi, hàm dưới, hàm trên,…;
+Cơ quan hô hấp;
-Tìm hiểu khả năng thể hiện các yếu tố ngôn ngữ ở trẻ : nếu là trẻ bình thường thì bước váo lớp 1 trẻ đã thể hiện được các yếu tố sau : Không nói ngọng, biết sử dụng thành thạo các cấu trúc ngữ pháp thông thường, có vốn từ tương đối phong phú,…
-Kiểm tra vốn từ và ngữ pháp của trẻ
-Sử dụng các phương pháp để tìm hiểu khả năng, nhu cầu của trẻ : Quan sát, phỏng vấn, kiểm tra, thu thập số liệu,… Cần kết hợp với cán bộ y tế trong quá trình tìm hiểu năng lực và nhu cầu của trẻ khó khăn về ngôn ngữ giao tiếp.
*BẢNG TÓM TẮT KHẢ NĂNG VÀ NHU CẦU TKT :
Bảng từ thử kiểm tra, tìm hiểu khả năng ngôn ngữ của trẻ :


a) Từ thử kiểm tra khả năng phát âm đầu :
B : Bóng bay, bóng bàn, búp bê, bươm bướm
M : Quả mơ, quả mận, con dế mèn, mớ rau nuống
V : Con voi, cái vồ, vào vườn
PH : Cái phích, phố phường, phát phới
X : Xe xích lô, máy xay xát, xuồng máy
D : quả dưa, con dê
T : Quả táo, tàu hỏa
Đ : Quả đu đủ, bóng đèn điện
CH : chuồn chuồn, con châu chấu
L : Bông lúa, lục bình
N : Quả na, cơm nếp
TH : Cái thìa, tàu thủy
NH : Cái nhà, quả nhãn
G : Con gà, gập ghềnh
K : Con kiến ;KH : Cái khóa, mũi khoan
NG : Con ngan, nghỉ ngơi; H : Dưa hấu, con hươu
R : Cái rổ, cá rô ; S : Con sâu, sư tử
GI : đôi giày, cụ già; TR : con trâu, cành trúc


b) Từ thử kiểm tra âm đệm :
UÔ : quả chuối, con chuông chuồn, rau muống
ƯƠ : cò tướng, quả mướp
IÊ : cái giếng, đồng tiền
c) Từ thử kiểm tra âm cuối :
I : con muỗi, cái túi, bóng tối
U : cây cau, cần cẩu
M : Cái mâm, con bươm bướm
N : cái bàn, săn bắn
NH ; T ; K , P , ...
d) Từ thử kiểm tra thanh điệu :
Chỉ cần kiểm tra thanh hỏi, ngã : Cái mũ, quả đỗ con hổ,...
II.Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục
trẻ khuyết tật ngôn ngữ :


1)Xây dựng mục tiêu :
Mục tiêu giáo dục học sinh khuyết tật ngôn ngữ phải dựa vào mục tiêu chung của cả lớp . Đó là mục tiêu đã được ngành Giáo dục quy định cho từng loại chương trình của bậc tiểu học.
Mục tiêu giáo dục học sinh khuyết tật ngôn ngữ phải căn cứ vào nhu cầu và năng lực cụ thể của từng học sinh. Những khuyết tật ngôn ngữ của học sinh rất đa dạng và có nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy, khi xây dựng mục tiêu, giáo viên phải căn cứ vào thực trạng khiếm khuyết của từng trẻ.
Việc xác định mục tiêu đối với trẻ khuyết tật ngôn ngữ không nên cố định và kéo dài mà phải tùy thuộc vào sự tiến bộ của mỗi trẻ.
Như vậy, khi xây dựng mục tiêu giáo dục cho trẻ có khuyết tật về ngôn ngữ, giáo viên cần xác định hai loại mục tiêu sau :
 Mục tiêu chung : Khắc phục những khiếm khuyết ngôn ngữ của học sinh, hình thành thói quen, kĩ năng giao tiếp và khả năng hòa nhập cộng đồng để các em có điều kiện học tập và rèn luyện với những học sinh bình thường trong lớp hòa nhập .
 Mục tiêu cá biệt : Mỗi học sinh KTNN có những đặc điểm khiếm khuyết và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vì vậy phải xây dựng mục tiêu phù hợp với từng học sinh.
II.Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục
trẻ khuyết tật ngôn ngữ (tt):


2) Lập kế hoạch giáo dục cá nhân:
Trước hết Giáo viên phải xây dựng kế hoạch cho cả lớp. Sau đó, căn cứ vào mục tiêu cá biệt được thể hiện bằng nội dung giáo dục học sinh có khuyết tật ngôn ngữ, giáo viên dàn trải , cài nội dung ấy vào kế hoạch giáo dục chung của lớp học.
Trong quá trình lập kế hoạch cần tuân theo những nguyên tắc sau :
-Dạy nói gắn liền với dạy khái niệm.
-Dạy nói thông qua tất cả bộ môn.
-Sửa khiếm khuyết cho học sinh cần được thực hiện tuần tự theo giai đoạn : Sửa lỗi lần lượt từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với nội dung chương trình của lớp.
Giới thiệu mẫu Kế hoạch giáo dục cá nhân
Giới thiệu mẫu bài soạn (tham khảo “Sổ tay… trang 83)
3. Thực hiện kế hoạch dạy học trẻ khuyết tật ngôn ngữ :
a) Điều chỉnh hoạt động dạy học :


Căn cứ vào năng lực và nhu cầu của từng học sinh cụ thể cùng với nội dung chương trình bài học hiện hành để xây dựng mục tiêu và thực hiện điều chỉnh cho phù hợp. Tùy theo từng trường hợp mà lựa chọn các phương pháp điều chỉnh cho phù hợp như : Phương pháp đồng loạt; Phương pháp trùng lặp giáo án; Phương pháp đa trình độ hoặc phương pháp thay thế.
Căn cứ vào khả năng và sở thích của trẻ cần thay đổi hình thức hoạt động của trẻ. VD tổ chức các hoạt động bằng các hình thức : Học theo nhóm 4, nhóm đôi, học qua sự giúp đỡ của bạn bè. Tổ chức các hoạt động phong phú như hoạt động vui chơi, đóng kịch, phân vai, tham quan, thực hành,...


b) Phát triển ngôn ngữ qua các môn học :
Bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học đóng vai trò then chốt để sửa những khiếm khuyết về ngôn ngữ cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ. Có nhiều phân môn trong môn tiếng Việt ở Tiểu học và mỗi phân môn có đặc điểm riêng mà người giáo viên cần chú ý vận dụng những phương pháp cho phù hợp với đặc thù riêng của những lỗi phát âm ở trẻ.
VD: Phân môn Học vần sẽ có điều kiện thuận lợi để chữa các lỗi phát âm sai các thành phần của âm tiết; Phân môn tập đọc thuận lợi sửa lỗi sai về tiếng từ; phân môn luyện từ & câu thuận lợi trong việc cung cấp từ, mở rộng vốn từ hướng tới viết và nói đúng đoạn văn;…
Các môn học khác như TNXH, toán,… giáo viên đều có điều kiện giúp học sinh thực hành ngôn ngữ do đó khi chuẩn bị bài dạy giáo viên cần chọn lọc các từ khó phát âm, dự kiến các từ học sinh nói sai, từ đó lựa chọn phương pháp sửa phù hợp và chủ động. Phương pháp “sử dụng âm tiết trung gian” sẽ được sử dụng nhiều nên giáo viên cần có sự chuẩn bị trước tránh nhầm lẫn sửa của âm này với âm khác.


c)Sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học trẻ khuyết tật ngôn ngữ :
-Với trẻ khuyết tật ngôn ngữ ta vẫn dùng những ĐDDH như những ĐDDH được trang bị bình thường. Tuy nhiên, đồ dùng trực quan cần hấp dẫn hơn, có đường nét, màu sắc để dễ thu hút các em hơn. Sử dụng ĐDDH cần gắn với hệ thống câu hỏi hợp lí nhằm mở rộng hoặc tăng vốn từ ở trẻ.
-Ngoài các phương tiện dạy học bình thường , lớp có trẻ khuyết tật ngôn ngữ cần trang bị thêm các phương tiện âm thanh trực quan như : các nhạc cụ đơn giản (sáo, kèn, thanh la, trống, còi,...), các con vật bằng cao su có phát ra tiếng kêu như cho, mèo, chim,... các đồ chơi phương tiện giao thông,...
-Các phương tiện khác như : máy chiếu hình, thiết bị hỗ trợ dạy phát âm, luyện thanh, máy ghi âm,...


4. Đánh giá kết quả dạy học học sinh KTNN :
Để đánh giá kết quả giáo dục được chính xác, cần đảm bảo những nguyên tắc sau :
-Những kiến thức, kĩ năng mà học sinh có khả năng tiếp thu như học sinh bình thương thì chuẩn đành giá như học sinh bình thường.
-Những kiến thức, kĩ năng mà học sinh khuyết tật ngôn ngữ bị hạn chế bởi khiếm khuyết ngôn ngữ thì phải đánh giá theo chuẩn riêng. Đó là đánh giá về sự tiến bộ của chính học sinh về tinh thần thái độ học tập và rèn luyện mà chuẩn đánh giá đó chính là mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch giáo dục cá nhân của chính học sinh đó.
QĐ 23
QĐ 30
Chủ đề 4 : HỖ TRỢ GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ
*Điều chỉnh nội dung dạy học và Đánh giá GDHN TKT ngôn ngữ (Trang 119-121, sách QLGDHN TKT)
1. Về kĩ năng xã hội: như trẻ bình thường
2. Nội dung học và đánh giá về học tập:
a) Môn Thể dục, Nghệ thuật, TNXH, Đạo đức, Toán : học và đánh giá như trẻ BT
c) Môn TV: học và đánh giá như trẻ BT. Phân môn Tập đọc: Theo nội dung ghi ở Sổ KHGDCN theo các tiêu chí: Tiến bộ rõ rệt – có tiến bộ - ít tiến bộ
CHÀO TẠM BIỆT !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Tường
Dung lượng: 33,05MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)