Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mầm non
Chia sẻ bởi Đặng Thị Giang |
Ngày 05/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mầm non thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
Trường đại học sư phạm hà nội
Khoa giáo dục mầm non
-----------------------------
Bài tập nghiệp vụ cuối khoá
Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non cửa ông quảng ninh
Người hướng dẫn : T.s Đinh Hồng Thái
Người thực hiện : Nguyễn Vân Anh
Lớp ĐHTC qn- k7a - Khoa GDMN
quảng ninh, tháng 11 năm 2012
Lời cảm ơn
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Trường đại học sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo ở khoa giáo dục mầm non đã giúp em hoàn thành khoá học vừa qua.
Em xin được bầy tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với tiến sĩ Đinh Hồng Thái - người đã tận tình hướng dẫn em trên bước đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn trường mầm non Cửa Ông đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi, động viên tôi để tôi hoàn thành Bài tập cuối khóa này.
Cửa Ông, ngày 12 - 11- 2012
Tác giả của bài tập
Nguyễn Vân Anh
Mục lục
Phần I : Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận
2. Thực hiện sư phạm, tác động sư phạm để giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá.
3. Đề xuất và những kiến nghị sư phạm.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Đọc tài liệu
2. Thực hiện sư phạm.
Phần II. Nội dung nghiên cứu
Chương I. Cơ sở lý luận
I. Cơ sở lý luận của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo
II. Thực tiễn của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo
Chương II. Mô tả quá trình nghiên cứu
I. Khảo sát nhận thức, hành vi giao tiếp có văn hoá của trẻ.
II. Biện pháp tác động để giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo
Phần III. Kết luận và những kiến nghị sư phạm.
Phần IV : Tài liệu tham khảo
Phần V : Kế hoạch để thực hiện đề tài
Phần I : Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài :
Tâm lý học và giáo dục học đã chứng minh rằng trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi là một bước phát triển rất dài, bất kỳ đứa trẻ nào trong độ tuổi đó đều phải trải qua các giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn đều có những nhu cầu phát triển riêng, nó đòi hỏi những đáp ứng, những hình thức tác động thích hợp.
Muốn trở thành người lớn theo đúng nghĩa của nó thì nhất định phải có tác động giáo dục của người lớn ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, như vậy, giáo dục ở đây là dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một cộng đồng, một nền văn hoá xã hội. Chính như vậy, trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình là tương lai của mỗi dân tộc : “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thị Giang
Dung lượng: 150,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)