Giao an vat li 8 2 cot

Chia sẻ bởi Lý Thị Thu Giang | Ngày 12/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: giao an vat li 8 2 cot thuộc Số học 6

Nội dung tài liệu:

nNgày soạn: /8/2012
Ngày : /8/2012
Chương 1: Cơ học
Tiết 1: Chuyển động cơ học
I. Mục tiêu
Kiến thức :
- Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
Kỹ năng: Nhận biết được các yếu tố trong chuyển động cơ học
Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc trong học tập
II. Đồ dùng dạy học
- Cả lớp: tranh vẽ to hình 1.1&1.3 (SGK); 1 xe lăn; 1 khúc gỗ.
III. Phương pháp
Quan sát, vấn đáp
IV. tổ chức thực hiện
* Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động dạy học (5ph)
Mục tiêu : Giúp hs nắm được chương trình và nội dung môn học
Cách tiến hành :
Hoạt động Gv
 Hoạt động HS

- GV giới thiệu chương trình vật lý 8 gồm 2 chương: Cơ học & Nhiệt học.
- Trong chương 1 ta cần tìm hiểu bao nhiêu vấn đề? Đó là những vấn đề gì?
- GV đặt vấn đề như phần mở đầu SGK.
Căn cứ nào để nói vật đó CĐ hay đứng yên?


- HS tìm hiểu các vấn đề cần nghiên cứu.
- Ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên (13ph)
Mục tiêu: Nắm được khi nào một vật gọi là chuyển động, khi nào được gọi là đứng yên.
Cách tiến hành:
Bước 1:
- Yêu cầu HS lấy 2 VD về vật chuyển động và vật đứng yên. Tại sao nói vật đó chuyển động (đứng yên)?
- GV: vị trí của vật đó so với gốc cây thay đổi chứng tỏ vật đó đang chuyển động và vị trí không thay đổi chứng tỏ vật đó đứng yên.
- Yêu cầu HS trả lời C1.



- HS nêu VD và trình bày lập luận vật trong VD đang CĐ (đứng yên): quan sát bánh xe quay, nghe tiếng máy to dần,....




- HS trả lời C1: Muốn nhận biết 1 vật CĐ hay đứng yên phải dựa vào vị trí của vật đó so với vật được chọn làm mốc (v.mốc).



Bước 2 :
- Khi nào vật chuyển động?
- GV chuẩn lại câu phát biểu của HS. Nếu HS phát biểu còn thiếu (thời gian), GV lấy 1 VD 1 vật lúc chuyển động, lúc đứng yên để khắc sâu kết luận.
- Yêu cầu HS tìm VD về vật chuyển động, vật đứng yên và chỉ rõ vật được
chọn làm mốc (trả lời câu C2&C3).
- Cây bên đường đứng yên hay chuyển động?


Thường chọn Trái Đất và những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
HS rút ra kết luận: Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học (chuyển động).
- HS tìm VD vật chuyển động và vật đứng yên trả lời câu C2 & C3.

C3: Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật vật đó được coi là đứng yên.

Kết luận: Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Thị Thu Giang
Dung lượng: 748,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)