Giao an văn học thơ chiéc bon g
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Loan |
Ngày 05/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: giao an văn học thơ chiéc bon g thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG MẦM NON HỒNG HÀ
Giáo án
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC.
Đề tài: Thơ “Chiếc bóng”.
Tác giả:Phạm Thanh Quang
Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
Lớp 5 tuổi A4
Số trẻ: 39 trẻ
Thời gian: 30 – 35 phút
Ngày dạy: 14/10/2016
Người dạy: NguyễnThị Kim Loan
Phạm Thị Hồng Nhung
Năm học: 2016 – 2017
Giáo án
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC.
Đề tài: Thơ “Chiếc bóng”.
Tác giả:Phạm Thanh Quan
Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
Lớp 5 tuổi A4
Số trẻ: 39 trẻ
Thời gian: 30 – 35 phút
Ngày dạy: 14/10/2016
Người dạy: NguyễnThị Kim Loan
Phạm Thị Hồng Nhung
I.Mục đích – Yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ “Chiếc bóng” , tên tác giả Phạm Thanh Quang.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình yêu thương, giúp đỡ của Bé với con vật xung quanh.Bạn bé trên đường đi học về đã nhìn thấy đàn kiến ,bé rất thương đàn kiến nắng, lấy bóng của mình để che cho đàn kiến, chiếc bóng của bé đã đem lại cho đàn kiến bóng mát và bé rất vui.
- Trẻ trả lời đủ câu, rõ lời, mạch lạc.
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết lắng nghe và ghi nhớ bài thơ.
- Trẻ biết ghi nhớ quan sát lắng nghe cô nói, trả lời câu hỏi của cô, rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu, đủ ý, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ biết chơi trò chơi.
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Trẻ yêu quý các con vật dù là nhỏ nhất.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử, ti vi, máy tính.
- Nhạc không lời.
2.Đồ dùng của trẻ:
- Bảng quay 2 mặt.
- Hình ảnh minh họa nội dung bài thơ “ Chiếc bóng”
III> Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
A. Ổn định tổ chức.
- Cho trẻ chào khách.
- Cô và trẻ chơi trò chơi “ Trời nắng, trời mưa”.
- Cô và các con vừa chơi trò chơi gì?
- Các con ơi bây giờ là mùa gì? ( mùa thu)
- Con thấy ánh nắng như thế nào?( vàng nhạt)
- Vậy khi đi ra trời nắng các con phải làm gì?
=> Giáo dục trẻ: Các con ạ khi đi ra nắng các con phải nhớ đội mũ, đeo khẩu trang ,và mặc áo chống nắng để bảo vệ cơ thể không bị say nắng và đặc biệt là không bị ốm các con rõ chưa ?
- Khi các con đi ra nắng các con có nhìn thấy bóng của mình ở dưới đất không?
- Có một bài thơ rất hay nói về chiếc bóng mà giờ hôm nay cô muốn gửi tới lớp chúng mình, đó là bài thơ “Chiếc bóng” của tác giả Phạm Thanh Quang sáng tác đấy
B. Phương pháp, hình thức tổ chức:
1. Cô đọc thơ diễn cảm :
*Cô đọc diễn cảm lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ minh hoa.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
*Cô đọc diễn cảm lần 2: Sử dụng màn chiếu.
- Giới thiệu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình yêu thương và sự giúp đỡ của Bé đối với con vật xung quanh. Bạn bé trên đường đi học về đã nhìn thấy đàn kiến ,Bé rất thương đàn kiến nắng, Bé đã lấy bóng của mình để che cho đàn kiến, chiếc bóng của bé đã đem lại cho đàn kiến bóng mát và bé rất vui.
2. Đàm thoại giúp trẻ hiểu tác phẩm.
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Trong bài thơ nhắc đến mùa gì trong năm?
- Bài thơ nói về bạn nhỏ đi đâu?
- Đôi má bé như thế nào?
- Đoạn thơ nào nói lên điều đó? (Giữa trưa hè……hây hây).
- Các con có biết “Hây hây” có nghĩa là như thế nào không?
- Còn ý kiến của cô Hải Nhung thì như thế nào?
=>Các con ạ “Hây hây” có nghĩa là đôi má đỏ ửng lên vì nắng và nóng đấy. Vì Bé đi học về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Loan
Dung lượng: 90,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)