Giáo án văn học hoa kết trái

Chia sẻ bởi Trần Thị Huế | Ngày 05/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: giáo án văn học hoa kết trái thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
--------∞∞∞∞∞∞∞∞-------


GIÁO ÁN
LÀM QUEN VĂN HỌC

Chủ đề : THỰC VẬT
Đề tài: Bài thơ: “ hoa kết trái”
Lứa tuổi : Mẫu giáo nhỡ.
Số trẻ : 18 – 20 trẻ.
Thời gian : 25 -30 phút.
Ngày dạy :
Người dạy : Trần Thị Huế

Người hướng dẫn







Hà Nội, 3/2017


I. Mục tiêu – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “hoa kết trái”, tên tác giả “Thu Hà”.
- Tìm hiểu được nội dung bài thơ. Cảm nhận được vẻ đẹp của các loại hoa
- Giải thích 1 số từ khó: chói chang, tim tím
2. Kĩ năng:
- Trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm bài thơ.
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động học.
- Giáo dục trẻ yêu quý và chăm sóc cây xanh.

II. Chuẩn bị:
Địa điểm tổ chức:
Địa điểm học: lớp học
Đội hình lớp học:
+ Khi học xếp hình chữ U, chia nhóm đội hình hàng ngang 1:2, 2:1:2
Chuẩn bị của cô
Đồ dùng của cô: Tranh ảnh, băng đài, đĩa hát, …
Chuẩn bị của trẻ
Trang phục thoải mái dễ chịu
III. Tiến Hành

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ


1. Ổn định tổ chức: (2-3 phút)
Hôm nay, cô có mang đến cho cả lớp trò chơi, các con hãy cùng đứng quanh cô và chơi trò chơi gieo hạt nào:
"Gieo hạt
Nảy mầm
Một nụ
Hai nụ
Một hoa
Hai hoa
Mùi hương thơm ngát
Gió thổi cây rung
Lá rụng đầy vườn
Vừa rồi các con được chơi trò chơi gì? Ai biết ý nghĩa của trò chơi này nào?
Trò chơi này mô tả lại quá trình hình thành và phát triển của 1 cây xanh từ hạt gieo thành cây, cây ra hoa rồi hoa kết thành trái đấy các con ạ, hôm nay cô mang đến cho chúng mình một bài thơ cũng nói về điều này.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
HĐ1:Dạy bài mới:
Cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả
+ Cô đọc lần 1 cho trẻ nghe
 Hỏi trẻ tên bài thơ tên tác giả.
+ Cô đọc lại lần 2 (kết hợp với tranh).
HĐ2: Đàm thoại về nội dung bài thơ:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Do nhà thơ nào sáng tác?
+ Bài thơ nhắc đến những loại hoa nào?
+ Hoa cà được miêu tả như thế nào? Vậy hoa cà sẽ kết thành quả gì?
+ Hoa mướp được miêu tả như thế nào?
+ Hoa gì đỏ như đốm lửa? Câu thơ nào nói lên điều đó?
+ Các con có biết chói chang là gì không?( là khi nhìn vào có cảm giác bị chói mắt)
+ Hoa vừng như thế nào?
+ Hoa mận được miêu tả như thế nào trước gió?
( rung rinh có nghĩa là sự chuyển động nhẹ nhàng, uyển chuyển)
+ Bài thơ hoa kết trái nói về các lọai hoa khác nhau không những đẹp mà chúng còn cho chúng ta những trái quả ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Vậy hai câu thơ cuối nhà thơ đã khuyên bạn nhỏ điều gì?
HĐ3: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ:
+Cô cho cả lớp đọc bài thơ cùng cô 2-3 lần
+Cô mời 3 tổ lên đọc ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
+Cô mời nhóm lên đọc, cá nhân trẻ ( Cô chú ý sửa sai và khen ngợi trẻ).
- Cô cho cả lớp đọc thơ theo hình thức đọc nối tiếp.
- Cô cho cả lớp đọc to- nhỏ- vừa theo tay cô
3. Kết Thúc:
- Cô cho trẻ hát bài hát “ hoa kết trái”
- Cô nhận xét đánh giá giờ học




- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện








- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời



- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Huế
Dung lượng: 201,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)