Giáo án văn 7 90→139
Chia sẻ bởi Chu Thị Thuận |
Ngày 11/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: giáo án văn 7 90→139 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Ngày dạy:.......................
Tiết 90:
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH (tiếp)
A. Mục tiêu bài dạy.
1/ Kiến thức: Ôn tập kiến thức về tạo lập văn bản, về đặc điểm kiểu bài văn nghị luận chứng minh, bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong quá trình làm một bài văn chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh khi làm bài
- Tích hợp với các phần TLV đã học về văn nghị luận
Với phần văn: Những câu hát về ca dao, dân ca.
2/ Kĩ năng:Tìm hiểu, phân tích đề chứng minh, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.
Thái độ: giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.
4. Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, thưởng thức cảm thụ văn học...
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: Bài soạn, sgk, bảng phụ.
- Học sinh: Học bài, làm bài tập, bảng nhóm.
C. Phương pháp: thảo luận nhóm, kích thích tư duy, giải quyết vấn đề,...
D. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:
1. Ổn định tổ chức.
2. kiểm tra: (5’)
- Chứng minh là gì? CM trong VNL khác CM trong đời sống ntn?
- Thế nào là phép lập luận chứng minh? Yêu cầu về lí lẽ, bằng chứng trong phép lập luận chứng minh?
……………………………………………………………………………
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
Hoạt động 2: Luyện tập.
Học sinh: Đọc đề bài.
2.Chứng minh tính chân lý trong bài thơ:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên."
(Hồ Chí Minh)
Yêu cầu: Thực hiện việc tìm hiểu đề.
H: Muốn làm được yêu cầu này cần dựa vào kiến thức nào?
(Dựa vào các bước tìm hiểu đề)
Học sinh: Làm bài, nhận xét.
Giáo viên: Chốt (bảng phụ)
*Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Nghị luận xã hội.
- Nội dung: Chứng minh, ý chí nghị của con người.
- Phạm vi dẫn chứng: trong đời sống.
- GV yêu cầu học sinh viết các mở bài theo các cách khác nhau.
- Hs viết cá nhân.
- Hs trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét, cho điểm.
I. Bài học: Các bước làm bài văn lập luận, chứng minh.
II. Luyện tập.
1.Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
(1). Mở bài.
- Tục ngữ luôn cho ta những bài học sâu sắc.
- Bài học về sự kiên trì, bền bỉ được thể hiện trong câu “....”.
(2). Thân bài:
a, Giải thích ý nghĩa và bản chất của vấn đề.
- Hình ảnh sắt - kim.
- ý nghĩa sâu sắc về sự kiên trì, 1 phẩm chất quý báu của người dân VN.
b, Luận chứng:
- Kiên trì trong học tập, rèn luyện.
- Kiên trì trong lao động, nghiên cứu...
(3). Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa, tầm quan trọng của v.đ.
- Bài học.
* Viết mở bài.
4: Củng cố: (2’)..
- Cách làm bài văn nghị luận, chứng minh.
5. HDVN( 1’). Vận dụng kiến thức làm đề văn trên phần:
+ Lập ý, lập dàn ý.
+ Viết bài.
E.Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: .....................
Tiết 91:
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
A. Mục tiêu bài dạy.
1. Kiến thức: Hướng dẫn học sinh củng cố vững chắc hơn những hiểu biết về cách làm bài văn nghị luận, chứng minh và vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm bài văn chứng minh cho 1 nhận định, 1 ý kiến, 1 vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc
2. Kĩ năng : Tiếp tục rèn KN tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và bước đầu triển khai thành bài viết.
3. Thái độ: giáo dục ý thức học tập nghiêm túc của hs.
4. - Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, thưởng thức cảm thụ văn học...
* Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng giao tiếp trao đổi suy nghĩ đưa ra ý kiến cá nhân về tầm quan trọng của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Chu Thị Thuận
Dung lượng: 1,24MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)