Giáo án tuần 30
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Bích Phượng |
Ngày 05/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: giáo án tuần 30 thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ QUEN THUỘC
20/04/ 2015- 15/05/2015
Phát triển thể chất:
Thực hiện được 1 số vận động: Bật chụm chân liên tục theo trò chơi, Đi trên ghế băng bước qua chướng ngại vật, Chuyền bóng thi ai ném quả nhanh hơn.
Có khả năng phối hợp tay mắt, cử động của bàn tay, ngón tay để gấp giấy làm đồ chơi, sử dụng kéo, có sự linh hoạt của cơm tay, cơ chân trong vận động đi trên bang ghế, chuyền bóng….
Biết ăn đa dạng các món ăn, ăn đầy đủ chất có lợi ích cho sức khỏe và có lợi ích cho người làm việc.
Biết giữ gìn vệ sinh: tay chân sạch sẽ sau khi chơi và lao động.
Nhận ra một số đồ dùng, nơi làm việc có thể gây nguy hiểm, không đùa nghịch và chơi ở gần nơi đó.
2.Phát triển nhận thức:
Biết có nhiều nghề khác nhau và nhận ra sự giống và khác nhau, giống nhau của các nghề qua tên gọi, một số đặc điểm nổi bật (trang phục, đồ dùng, sản phẩm….) và lợi ích của các nghề.
So sánh nhận ra sự giống và khác nhau về kích thước của 3 đồ dùng, dụng cụ nghề nghiệp, biết đong các sản phẩm của một số nghề bằng 1 đơn vị đo nào đó.
Biết đếm đúng các nhóm đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm có 5 đối tượng, làm quen số 5.
3.Phát triển ngôn ngữ:
Biết tên gọi của một số nghề, tên đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của các nghề khác nhau.
Đọc thơ, kễ lại truyện đã đượcnghe có nội dung liên quan đến chủ đề về các nghề quen thuộc.
Mạnh dạn trong giao tiếp và trả lời được câu hỏi về một số nghề (Ai? Nghề gì? Cái gì? Để làm gì? Làm thế nào?)
Biết kể nói về những điều quan sát được qua thực tế, qua tranh, ảnh….liên quan đến các nghề.
4. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội:
Biết lợi ích của các nghề là làm ra những sản phẩm (lúa, gạo, vải, quần áo, đồ dùng...)
Biết quý trọng sản phẩm do người lao động làm ra, tiết kiệm và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, các vận dụng trong lớp học, gia đình....
Có cử chỉ, hành động, lời nói, lễ phép đối với người lớn và yêu quý các cô, bác làm ra các nghề khác nhau.
5.Phát triển thẩm mỹ:
Biết thể hiện những cảm xúc khác nhau qua cử chỉ, lời nói trước vẻ đẹp phong phú của các loại đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của các nghề.
Hát và vận động nhịp nhàng, giai điệu của bài hát và thể hiện cảm xúc.
Thể hiện vui thích khi tham gia các hoạt động tạo hình có thể vẽ, nặn, xé dán tạo ra một số sản phẩm tạo hình thể hiện được những hiểu biết đơn giản về một số nghề quen thuộc
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NGÀNH NGHỀ: TUẦN 30
CHỦ ĐỀ: NGHỀ PHỔ BIẾN TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG (T1)
Từ ngày: 20/04 -24/04/2015
Thứ
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thể dục sáng
Kết hợp bài hát theo chủ đề
Hoạt động chung
PTTM:GDAN(L1)
HVĐ: Cháu yêu cô chú công nhân
NH: Anh phi công ơi
TCAN: Thỏ đổi lồng
PTTC:TDGH
Bật chụm chân liên tục theo trò chơi
Trò chơi:
Chèo thuyền
KPKH:
Trò chuyện với trẻ về nghề gốm
PTTM:TH
Nặn cái bát (đề tài)
PTNN:
Đàm thoại về 1 số sản phẩm nghề gốm
PTNT:LQVT
Nhìn biết đếm đúng các nhóm có 5 đối tượng, làm quen số 5
Hoạt động góc
Góc phân vai: Đóng vai cô thợ may và người may đồ
Góc học tập: Chơi đôminô, phân nhóm đồ dùng, dụng cụ các nghề
Góc xây dựng: Xây khu trung cư
Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn 1 số đồ dùng.
Góc thiên nhiên: Làm bánh.
Hoạt động ngoài trời
Tìm hiểu về chú công nhân (xây dựng)
Quan sát đồ dùng, dụng cụ của nghề xây
Trò chuyện với trẻ về nghề may
Quan sát đồ dùng nghề may
Ôn
Hoạt động chiều
Trò chơi mới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Bích Phượng
Dung lượng: 508,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)