GIÁO ÁN TỰ CHỌN HÓA 8(64 TIẾT)
Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Luyện |
Ngày 17/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN TỰ CHỌN HÓA 8(64 TIẾT) thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
MÔN HỌC TỰ CHỌN
CHỦ ĐỀ : BÁM SÁT CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
- HS biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp. Hiểu và vận dụng được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hoá học, nguyên tử khối, đơn chất và hợp chất, phân tử và phân tử khối, hoá trị.
- Biết nhận ra tính chất của chất và tách rêng chất từ hỗn hợp. Biết biểu diễn nguyên tố bằng kí hiệu hoá học và biểu diễn chất bằng công thức hoá học.
- Bước đầu tạo cho HS có hứng thú với môn học. Phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy hoá học – năng lực tưởng tượng về cấu tạo hạt của chất.
Tuần 1: Chất.
Tuần 2: Nguyên tử.
Tuần 3: Nguyên tố hoá học.
Tuần 4: Đơn chất và hợp chất – Phân tử.
Tuần 5: Công thức hoá học.
Tuần 6: Hoá trị.
Ngày dạy :
I. MỤC TIÊU :
Hs phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất. Biết được ở đâu có thể có chất và ngược lại.
Biết được cách quan sát , dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm … để nhận ra tính chất của chất.
Thực hiện TN để biết được tính chất của chất, cách sử dụng hoá chất
HS hứng thú, say mê môn Hoá học, thấy được sự quan trọng của Hoá học trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS :
Giáo viên :
Giáo án, SGK, sách bài tập…
GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ … để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm.
Học sinh : ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
A. LÝ THUYẾT:
Chất có ở đâu ?
Chất có ở khắp nơi, đâu có vật thể là có chất.
Tính chất của chất :
Mỗi chất có những tính chất nhất định, bao gồm : Tính chất vật lý và tính chất hóa học.
Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ?
+ Giúp nhận biết chất này với chất khác.
+ Biết cách sử dụng chất.
+ Biết ứng dụng chất trong đời sống và sản xuất.
III. Chất tinh khiết và hỗn hợp.
Chất tinh khiết : Chỉ gồm 1 chất (không có lẫn chất khác), có tính chất nhất định không đổi.
Ví dụ : nước cất,
Hỗn hợp :
Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau, có tính chất thay đổi tuỳ theo bản chất các chất thành phần.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp .
Dựa vào tính chất khác nhau của các chất để tách một chất ra khỏi hỗp hợp.
B. BÀI TẬP
1) Trong số các vật thể sau, vật thể nào là vật thể nhân tạo?
a. Sao mộc
b. Mặt trăng
c. Sao hoả
d. Tàu vũ trụ
2) Trong số những từ in nghiêng trong các câu sau:
a. Dây điện được làm bằng nhôm được bọc một lớp chất dẻo.
b. Bàn được làm bằng đá.
c. Bình đựng nước được làm bằng thuỷ tinh.
d. Lốp xe được làm bằng cao su.
Những từ chỉ vật thể gồm:……………………………………………………………..
Những từ chỉ chất gồm:…………………………………………………………………..
3) Dây dẫn điện có thể được làm từ chất nào sau đây
a. Nhôm
b. Cao su
c. Đồng
d. Sứ
4) Nước tự nhiên (sông, suối, hồ, biển) là:
a. Chất tinh khiết
b. Hỗn hợp
c. Chất có nhiệt độ sôi 1000 C
d. Chất có nhiệt độ nóng chảy 00 C5) Câu nào sai trong số các câu sau:
a. Phơi nước biển sẽ thu được muối ăn.
b. Tách chất nhờ nhiệt độ sôi khác nhau gọi là chưng cất.
c. Không khí quanh ta là chất tinh khiết.
d. Đường mía có vị ngọt, tan trong nước.6) Trong số các tinh chất kể dưới đây của chất, biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, tính chất nào dùng dụng cụ đo, tính chất nào phải làm thí nghiệm mới biết được:
Màu sắc, tính tan trong nước, tính dận điện, khối lượng riêng, tính chát được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy.
7) Căn cứ vào tính chất nào mà:
a) Đồng, nhôm được dùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đình Luyện
Dung lượng: 1,06MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)