Giáo án truyện Nàng tiên mưa

Chia sẻ bởi Bạch Thị Thu Hoa | Ngày 05/10/2018 | 130

Chia sẻ tài liệu: giáo án truyện Nàng tiên mưa thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

LĨNH VỰC LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Kể chuyện “Nàng tiên mưa”
Đối tượng: 4-5 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
Nội dung tích hợp: Âm nhạc
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người soạn/Người dạy: Bạch Thị Thu Hoa
I. Mục đích yêu cầu.
1.Kiến thức
- Trẻ nhớ tên câu chuyện “Nàng tiên mưa” và nhớ tên các nhân vật trong chuyện.
- Bước đầu biết và hiểu được nội dung câu chuyện.
2.Kỹ năng
-Rèn cho trẻ biết cách nói đủ câu.
-Rèn cho trẻ khả năng chú ý nghe cô kể chuyện và kỹ năng trả lời câu hỏi.
3.Thái độ
-Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Qua câu chuyện trẻ biết yêu thiên nhiên biết cách bảo vệ tài nguyên nước.
II. Chuẩn bị.
-Tranh minh họa nội dung câu chuyện “Nàng tiên mưa”
-Video câu chuyện
-Nhạc bài hát “Trời nắng, trời mưa” “Một con vịt” “Hạt mưa và em bé”
III. Cách tiến hành.




Hoạt động của cô



Dự kiến hoạt động của trẻ

1 .HĐ1 Ổn định tổ chức, khơi gợi hứng thú.
-Cô xin chào cả lớp!
-Các con có muốn chơi trò chơi không? Cô và các con cùng chơi trò “Trời nắng trời mưa” nhé!
-Các con vừa chơi trò gì? Vậy khi trời mưa chúng mình cần phải làm gì?
-Các con có biết khi mưa bầu trời như thế nào?
-Mưa còn kèm theo hiện tượng gì?
-Khi trời mưa sẽ xuất hiện những đám mây đen và có cả sấm chớp nữa đấy vì thế chúng mình không nên ra ngoài khi trời mưa to các con nhớ chưa nào.
-Các con có biết vì sao lại có mưa không?
-Để biết vì sao lại có mưa, hôm nay cô cháu mình cùng đi khám phá thế giới tự nhiên cùng với bạn Vịt con nhé! Cô và vịt con sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Nàng tiên mưa” của tác giả Võ Thị Thương.
2 .HĐ2 Kể chuyện
*Cô kể lần 1: Kết hợp với động tác.
-Cô vừa kể câu chuyện gì? Tác giả là ai?
-Câu chuyện “Nàng tiên mưa” của tác giả Võ Thị Thương không chỉ có nội dung hay mà còn có hình ảnh minh họa rất đẹp nữa. Chúng mình cùng quan sát và nghe cô kể lại câu chuyện này nhé!
*Cô kể lần 2: Kết hợp tranh minh họa.
-Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? Ai là tác giả?
-Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
-Để ghi nhớ câu chuyện tốt hơn cô sẽ kể cho các con nghe 1 lần nữa nhé!
*Cô kể lần 3: Kể trích đoạn
-Vịt con trong câu chuyện đã tìm thấy nhiều điều thú vị đấy để biết những điều thú vị đó là gì các con cùng nghe cô kể chuyện nhé!
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “Vịt con vừa đi vừa nghĩ”
Vịt con được mẹ cho đi đâu?
Vịt con cùng đùa nghịch và trò chuyện với ai?
Vịt con đã tìm thấy điều bất ngờ gì?
Khi thấy nước biến thành hơi bốc lên trời Vịt con đã nghĩ như thế nào?
-Các con có muốn biết tại sao hơi nước lại bốc lên trời không? Để biết vì sao các con cùng nghe cô kể tiếp câu chuyện nhé!
+ Đoạn 2: Tiếp đến “cảm thấy sung sướng”
Khi ánh nắng của ông mặt trời chiếu xuống những hạt nước biến thành hơi nước bay lên trời và đã tạo thành gì?
Những đám mây kết lại với nhau rồi tạo thành mưa đấy! Các con có biết khi mưa còn kèm theo hiện tượng gì nữa không?
Tiếng mưa rơi như thế nào?
Vịt con cảm thấy như thế nào khi ngắm nhìn mưa rơi?
-Sau cơn mưa bầu trời sáng hẳn lên cây cối xanh tốt, các hạt mưa đã kể với Vịt con quá trình hình thành mưa của mình. Sau khi nghe câu chuyện của các hạt nước tí xíu Vịt con đã đặt cho các hạt nước một cái tên mới rất hay chúng mình cùng nghe cô kể chuyện để biết Vịt con đã đặt tên gì cho các hạt nước nhé!
+ Đoạn 3: Còn lại
Sau cơn mưa Vịt con thấy bầu trời như thế nào?
Mưa có tác dụng gì?
Vịt con đã hỏi hạt nước tí xíu điều gì?

Sau khi được các hạt mưa kể lại quá trình hình thành mưa của mình thì vịt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bạch Thị Thu Hoa
Dung lượng: 63,50KB| Lượt tài: 6
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)