Giáo án tin hoc ki I
Chia sẻ bởi Lê Quang Tùng |
Ngày 14/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: Giáo án tin hoc ki I thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Chương 1. LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. Mục tiêu:
- HS biết được khái niệm thông tin.
- Biết được hoạt động thông tin của con người.
- HS có thái độ tích cực, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị:
( Giáo viên: Giáo án, SGK.
( Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
( Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài mới. (5`)
* Ổn định lớp:
- GV y/c HS báo cáo sỉ số.
* Giới thiệu bài mới:
- Tin học là môn tự chọn (bắt buộc) dành cho HS THCS, dùng cho cả 4 khối (6, 7, 8, 9) với thời lượng mỗi tuần 2 tiết. Lớp 6 (7, 8, 9) chúng ta sẽ sử dụng SGK tin học dành cho HS THCS – quyển 1 gồm 4 chương. Trong chương 1 có 4 bài lý thuyết và 1 bài thực hành. Trước khi đi vào bài học các em hãy cho cô biết: Tại sao trong cuộc sống người ta có nhu cầu đọc báo, xem ti vi, giao tiếp với người khác? Vậy thông tin là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài đầu tiên của chương 1.
“Bài 1. Thông tin và tin học”
- HS báo cáo sỉ số.
- Lắng nghe.
- HS trả lời để biết được thông tin.
- HS ghi tựa bài.
Chương 1. LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1. THÔNG TIN VÀ
TIN HỌC
( Hoạt động 2: Thông tin là gì? (15`)
- GV thông báo: Hằng ngày các em tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ: Tiếng trống trường, tín hiệu đèn xanh đèn đỏ, các bài báo, bản tin trên truyền hình,…
- GV y/c HS nêu các ví dụ khác.
- GV nhận xét, kết luận.
- Lắng nghe.
- HS nêu ví dụ: Giao tiếp giữa mọi người, động tác phất cờ của trọng tài biên, tiếng còi của trọng tài chính,…
- HS ghi vở.
1. Thông tin là gì?
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện,…) và về chính con người.
Ví dụ: Các bài báo, bản tin trên truyền hình, tiếng trống trường,...
( Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động thông tin của con người. (17`)
- GV thông báo: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà con lưu trữ, trao đổi và xử lý thông tin. Ví dụ: SGK, băng, đĩa, giấy tờ, bảng,… (phương tiện lưu trữ và phổ biến thông tin)
( Lưu ý: Trong quá trình thu nhận thông tin ta có 2 cách là: vô thức và có ý thức. Ví dụ:
+ Vô thức: Tiếng chim hót vọng đến tai → trên cây có con chim.
+ Có ý thức: Đọc sách → tìm hiểu kiến thức.
GV y/c HS nêu các ví dụ khác.
- GV nhận xét và giải thích.
- Giới thiệu về mô hình quá trình xử lý thông tin.
? Các em hãy quan sát và cho biết thông tin vào và thông tin ra thông tin nào trước xử lý và thông tin nào nhận được sau xử lý.
- GV nhận xét và giải thích.
- Lắng nghe.
HS nêu ví dụ:
+ Ánh nắng ban mai chiếu vào mắt → cho biết 1 ngày đẹp trời, không mưa.
+ Đi tham quan viện bảo tàn → để tìm hiểu thực tế nội dung kiến thức.
- Quan sát, lắng nghe và trả lời.
+ Thông tin vào là thông tin trước xử lý.
+ Thông tin ra là thông tin nhận được sau xử lý.
- HS ghi vở.
2. Hoạt động thông tin của con người:
Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin.
Xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người.
T.tin vào T.tin ra
+ Thông tin trước xử lý được gọi là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Quang Tùng
Dung lượng: 2,49MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)