GIÁO ÁN TIN HỌC 6 TUẦN 25

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Thúy | Ngày 14/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN TIN HỌC 6 TUẦN 25 thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Tuần 25 – Tiết 47
Ngày dạy:
Bài 16 : ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

1.MỤC TIÊU:
1.1 / Kiến thức:
Học sinh biết:
- Nắm được định dạng văn bản là gì, gồm mấy loại.
- Nắm được cách định dạng kí tự trong văn bản bằng các nút lệnh và bằng bảng chọn Font.
Học sinh hiểu:
- Thực hành được các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bản bằng các chức năng sao chép, di chuyển.
1.2 / Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được: Rèn cho học sinh kĩ năng định dạng kí tự trong văn bản bằng các nút lệnh và bằng bảng chọn.
- Học sinh thực hiện thành thạo: Rèn cho học sinh kĩ năng định dạng kí tự trong văn bản bằng các nút lệnh và bằng bảng chọn.
1.3 / Thái độ:
Thói quen:
- Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học.
- HS có ý thức nghiêm túc học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Tính cách: Giáo dục các em học sinh ý thức bảo quản tài sản của nhà trường
2.NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Định dạng văn bản.
- Định dạng kí tự.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 / Giáo viên: Phòng máy
3.2 / Học sinh: đọc kĩ nội dung bài học
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 / Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút )
- Lớp 6A1………….
- Lớp 6A2 ……………
- Lớp 6A3….…………
4.2 / Kiểm tra miệng:( 5 phút)
Câu 1:(6 điểm) Mở văn bản Bien dep.doc đã lưu ở bài trước. Và sao chép một câu văn bản bất kì vào cuối đoạn văn bản Bien dep.doc?
Câu 2:( 2 điểm) Có mấy chế độ gõ văn bản? Đó là những chế độ gõ nào?

Đáp án:
Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên.
Định dạng văn bản: định dạng kí tự
Câu 2: Có 2 chế độ gõ văn bản. Đó là những chế độ gõ chèn và chế độ gõ đè.
Cách thao tác: over type / insert.
4.3 / Tiến trình bài học

Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học


* Hoạt động 1: Định dạng văn bản.( 10’)
- Ta có thể làm thay đổi kiểu dáng của các kí tự trong một văn bản hay không?
- Kí tự bao gồm: con chữ, con số, kí hiệu.
- Định dạng văn bản làm cho văn bản trở nên dễ đọc hơn, trang văn bản có bố cục đẹp mắt hơn, người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết.


Hoạt động 2: Định dạng kí tự. ( 20’)
VD: phần ghi nhớ trong SGK luôn có màu sắc khác với phần nội dung, thường được in đậm hơn => Gây chú ý cho người học.
VD:
Trường THCS Tân Hiệp
Trường THCS Tân Hiệp
Trường THCS Tân Hiệp
Trường THCS Tân Hiệp
Trường THCS Tân Hiệp

Trường THCS Tân Hiệp
Trường THCS Tân Hiệp
Trường THCS Tân Hiệp
Trường THCS Tân Hiệp
Trường THCS Tân Hiệp
Trường THCS Tân Hiệp
Trường THCS Tân Hiệp
Trường THCS Tân Hiệp

a/ Sử dụng nút lệnh.
- Gv: Để thực hiện định dạng kí tự: ta chọn phần văn bản cần định dạng và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
* Phông chữ: Nháy chuột vào mũi tên bên phải của nút lệnh Font  để chọn phông chữ thích hợp.
* Cỡ chữ: Nháy chuột vào mũi tên bên phải của nút lệnh Font Size  để chọn cỡ chữ cần thiết.
* Kiểu chữ:
( Nháy chọn nút lệnh Bold  để tạo chữ đậm.
( Nháy chọn nút lệnh Italic  để tạo chữ nghiêng.
( Nháy chọn nút lệnh Underline  để tạo chữ gạch chân.
* Màu chữ: Nháy chuột vào mũi tên bên phải của nút lệnh Font Color  để chọn màu chữ phù hợp.
- Hs: lắng nghe và quan sát
- Hs: thực hành định dạng
- Gv: theo dõi, hướng dẫn và giúp đỡ






b/ Sử dụng hộp thoại Font.


Hộp thoại Font
- Ở phía dưới của hộp thoại là nơi hiển thị các kí tự hay phần văn bản đang được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Thúy
Dung lượng: 133,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)