Giáo án tin học 6 tuần 25-26

Chia sẻ bởi Lê Phước Thiện | Ngày 14/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Giáo án tin học 6 tuần 25-26 thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:



§ 16. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN



I.MỤC TIÊU:
- Học sinh biết cách trình bày văn bản, định dạng kí tự đạt những yêu cầu cần thiết như rõ ràng, đẹp, nội dung dễ nhớ.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Phòng máy để học giáo viên dùng để minh họa cho học sinh quan sát.
HS: Xem trước bài ở sách giáo khoa.
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
( Trình bày lại cách sao chép một đoạn văn.
( Em hãy nêu cách sao chép và di chuyển một đoạn văn từ trang này sang trang khác.
( Sắp xếp lại tên nút lệnh và điền công dụng của nút lệnh cho đúng.
Nút lệnh
Tên
Công dụng của nút lệnh


Open



New



Print



Cut



Save



Paste



Copy



Undo



Redo



3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng

Hoạt động 1: Trình bày văn bản.
-GV: Qua tiết thực hành tiết các em có nhận xét gì về soạn thảo văn bản trên máy tính?
-GV: nếu có đoạn văn hay 1 câu văn giống nhau ta thực hiện như thế nào?
-Trong bài thực hành trước ta thấy cách trình bày có nhược điểm gì?
-Trong bài này ta tiếp tục khắc phục những nhược điểm đó là định dạng văn bản.


- Dễ sửa chữa những từ hoặc đoạn văn bị gõ vào sai

- Ta sao chép



-Văn bản ta trình bày không có gì nổi bật.

1. Định dạng văn bản.
Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng của các ký tự, các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang. Với bố cục đẹp và người đọc dễ nhơ các nội dung cần thiết
Định dạng văn bản gồm 2 loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.


Hoạt động 2: Định dạng ký tự.
-Định dạng ký tự là gì?
-GV cho học sinh rà chuột trên những nút lệnh của thanh công cụ định dạng để tìm hiều các nút lệnh.
-Muốn cho kí tự hay nhóm kí tự sau khi định dạng có kết quả đúng như ý định thì em làm như thế nào?
-GV hướng dẫn Học sinh thực hiện định dạng từng bước.




-GV: yêu cầu học sinh mở lại tệp tin đã thực hành ở tiết trước và định dạng lại theo ý mình.

-Ngoài cách định dạng bằng thanh công cụ ta còn sử dụng lệnh từ bảng chọn.





-Học sinh quan sát.



-Ta quét khối chọn kí tự đó.



-Thực hiện theo hướng dẫn.







-Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.



-Học sinh quan sát.

















-Hs ghi lại phần ghi nhớ.
2. Định dạng kí tự:
Định dạng ký tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự như:
Phông chữ: Thủ đô đô Thủ đô
Cỡ chữ: Thủ đô Thủ đô Thủ đô
Kiểu chữ: Thủ đô Thủ đô Thủ đô
Màu sắc: Thủ đô Thủ đô Thủ đô
*Các cách thực hiện:
( Sử dụng các nút lệnh: Trên thanh công cụ Formatting.

Các nút lệnh gồm:
*Phông chữ: Nháy nút  ở bên phải hộp Font
 và chọn phông thích hợp.
*Cỡ chữ: Nháy nút  ở bên phải hộp Size  và chọn cỡ chữ cần thiết.
*Kiểu chữ: Nháy các nút Bold  (chữ đậm), Italic  (chữ nghiêng) hoặc Underline  (chữ gạch chân.)
*Màu chữ: Nháy nút  ở bên phải hộp Font Color  (màu chữ) và chọn màu thích hợp
( Sử dụng hộp thoại Font.
-Trước tiên ta chọn phần văn bản muốn định dạng, sau đó mở bảng chọn Format/ Font… và sử dụng hộp thoại Font theo hình sau.

*Lưu ý: Để thực hiện lại những thao tác đã sai ta sử dụng các lệnh Undo và Redo


4.Củng cố:
-Gv lưu ý học sinh trước khi tiến hành định dạng kí tự hay một phần văn bản nào đó ta phải thực hiện việc đánh dấu kí tự và phần văn bản đó.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phước Thiện
Dung lượng: 625,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)