Giáo án Tin 6_Tiết 46

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy | Ngày 14/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Giáo án Tin 6_Tiết 46 thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:


Tiết 46- Bài 16
ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Hiểu nội dung và mục đích của định dạng văn bản;
- Biết được các nội dung của định dạng kí tự;
- Thực hiện các thao tác định dạng kí tự cơ bản.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- HS hiểu bài và hứng thú với bài học;
- HS ngày càng yêu thích sử dụng máy tính, khám phá hệ thống máy tính, các phần mềm ứng dụng, yêu thích môn học hơn.
II- PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN
- Kết hợp phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan;
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo án, phòng máy…
III- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp:
- Ổn định chỗ ngồi;
- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời, đánh giá nhận xét, cho điểm:
Câu hỏi 1: Có mấy chế độ gõ văn bản? Đó là những chế độ nào?
Câu hỏi 2: Để chọn toàn bộ văn bản, em sử dụng tổ hợp phím nào? Vì sao em cần phải sử dụng tổ hợp phím này khi chọn toàn bộ văn bản?
3. Nội dung bài mới:
Trong các bài học trước, chúng ta đã biết được khái niệm ban đầu về soạn thảo văn bản. Một văn bản khi đã soạn thảo xong, cô luôn nhắc các em phải chỉnh sửa văn bản đó, vậy tại sao phải làm như vậy? Vấn đề đó sẽ được lý giải trong bài 16 “ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN”
Hoạt động GV- HS
Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Định dạng văn bản
GV: Giải thích khái niệm định dạng văn bản.
HS: Quan sát, ghi bài.
GV: Lưu ý HS Tại sao nên định dạng văn bản sau khi đã soạn thảo xong toàn bộ nội dung của văn bản?
HS: Thảo luận trả lời:
- Tiết kiệm thời gian, không phải mất công định dạng quá nhiều lần khi soạn thảo;
- Giúp văn bản có một định dạng thống nhất, hợp lý, không phải chỉnh sửa nhiều lần.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Định dạng kí tự
GV: Giải thích khái niệm định dạng kí tự.
HS: Tập trung, chú ý nghe giảng, ghi bài đầy đủ.
GV: Lấy ví dụ về các tính chất của kí tự để HS dễ hình dung.
Lưu ý HS Kí tự còn có rất nhiều tính chất khá. Định dạng kí tự cũng có nhiều cách, và HS được làm quen với 2 cách trong bài học này.
HS: Chú ý lắng nghe, tiếp thu bài giảng.

GV: Hướng dẫn HS thực hiện thao tác định dạng kí tự sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ.
? Trong soạn thảo văn bản, trước khi thao tác đối với một văn bản, chúng ta phải làm gì?
HS: Chọn (đánh dấu) phần văn bản cần thao tác.
GV: Dẫn dắt để HS nắm rõ thao tác sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng kí tự gồm 2 bước.
HS: Trật tự nghe giảng, ghi bài.
GV: Yêu cầu HS nhìn vào hình để đọc tên các nút lệnh và cách thao tác trên các nút lệnh định dạng ( giúp HS ghi nhớ các nút lệnh.

GV: Hướng dẫn HS cách định dạng kí tự với hộp thoại Font, thực hiện thao tác mở hộp thoại.
Thao tác xử lý hộp thoại, nêu vấn đề, gọi HS trả lời.
? Trong hộp thoại Font gồm những mục nào?
HS: Trật tự, chú ý nghe giảng, tham gia xây dựng bài.
GV: Tóm tắt câu trả lời của HS. Nêu lưu ý cho HS.
HS: Trật tự, chú ý nghe giảng, ghi nhớ bài.
GV: Yêu cầu HS so sánh thao tác sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng và thao tác sử dụng hộp thoại Font.
? Trên hộp thoại Font có các lựa chọn định dạng kí tự so với các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng như thế nào?
HS: Hộp thoại Font có các lựa chon định dạng phong phú hơn.
GV: Nhận xét câu trả lời và định hướng cho HS khám phá các kiểu định dạng trong hộp thoại Font ở bài thực hành.
Bài 16:
ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (t.t)
1. Định dạng văn bản
* Khái niệm: Định dạng văn bản là thay đổi vị trí, kiểu dáng của các kí tự (chữ cái, chữ số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy
Dung lượng: 1,21MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)