Giao an Tin 6 ca nam

Chia sẻ bởi Tăng Xuân Sơn | Ngày 14/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Giao an Tin 6 ca nam thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Phòng giáo dục huyện quế phong
Trường THCS Kim Sơn
………@...........

Tham luận
Việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh


I. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá môn lịch sử ở THCS
Trước đây việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở trường phổ thông còn phiến diện, chưa bám sát mục tiêu giáo dục, chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.
- Chưa đạt được sự thăng bằng : Giáo viên dạy khác nhau nên kiểm tra, đánh giá không giống nhau.
- Coi nhẹ kiểm tra đánh giá chất lượng toàn diện, chưa chú ý đánh giá kiến thức tổng hợp, thiếu sự liên kết kiến thức, thiếu liên hệ thực tế. Còn nặng về ghi nhớ sự kiện chính mà chưa chú ý làm thế nào để viết một bài lịch sử có hồn, lôi cuốn người đọc và qua đó bản thân HS có thể bộc lộ thái độ, cảm xúc hay nhận định của bản thân ngay trong bài viết.
- Bài kiểm tra, thi chỉ đo được một số kiến thức HS nhớ trong SGK chưa thể hiện được tất cả những kiến thức mà các em đã được học trong nhà trường. Đánh giá chỉ dựa trên chỉ tiêu điểm số của HS có thể làm lệch lạc mục tiêu đào tạo con người toàn diện.
- GV chưa phản hồi cụ thể, chính xác với HS vì sao các em không học tốt và bằng cách nào các em có thể nâng cao kết quả học tập của mình, ngoài việc nhắc các em một câu không mấy liên quan đánh giá là các em cần phải học tập chăm chỉ hơn.
- HS không phải lo lắng về những kết quả học tập của bộ môn Lịch sử vì cho rằng đó là môn phụ, chưa thực sự quan trọng trong thi cử.
I. biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá môn lịch sử ở THCS
- Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo đánh giá được những vấn đề cơ bản mà chương trình lịch sử yêu cầu nhưng cũng cần tăng cường những nội dung lịch sử gắn với đời sống thực tiễn của xã hội và rèn luyện được kĩ năng bộ môn như vẽ bản đồ, biểu đồ…
- GV phải thay đổi quan niệm về kiểm tra, đánh giá để khuyến khích cách học tập thông minh, sáng tạo của HS. Trong các nội dung kiểm tra, thi cử cần đa dạng hoá các hình thức hỏi, cần chú trọng cả cách hỏi sao cho phù hợp với trình độ HS ở từng lớp, từng cấp, từng địa phương nhất là các câu hỏi kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, bài tập lịch sử.
Nên sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau để phân hoá đối tượng HS. Có câu hỏi chỉ yêu cầu HS học thuộc là trả lời được, có câu thử độ khó để HS có điều kiện thể hiện năng lực riêng của mình.
Nội dung đáp án cần được công khai để HS có thể tự kiểm tra, đánh giá được chất lượng bài làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tăng Xuân Sơn
Dung lượng: 25,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)