Giao an tin 6 ca nam
Chia sẻ bởi Phan Thị Thùy Dung |
Ngày 14/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Giao an tin 6 ca nam thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Tuần : 1 Ngày soạn :
Tiết : 1 Ngày dạy :
Chương 1: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1:
THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được khái niệm thông tin.
Các hoạt động thông tin của con người.
Học sinh có thể cho các ví dụ về thông tin, ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người.
Kỹ năng:
Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
Đồ dùng dạy học:
Giáo án, SGK, sách tham khảo.
Hoạt động dạy và học:
Ổn định nề nếp:
Giữ trật tự lớp học.
Điểm danh sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Hằng ngày, con người không ngừng thu thập, trao đổi thông tin với nhau. Và thông tin không chỉ được trao đổi trong một phạm vi giới hạn mà còn có thể trao đổi trên phạm vi rộng đó là trên toàn thế giới. Để có thể trao đổi thông tin rộng rãi con người cần phải có sự trợ giúp của máy tính điện tử, từ đó ngành tin học phát triển rất mạnh mẽ. Vậy thông tin là gì? Hoạt động thông tin của con người gồm những quá trình nào? Chúng ta vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thông tin.
Gv: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta luôn tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Gv: Nêu ra một số ví dụ
+ Mỗi buổi tối các em luôn được theo dõi chương trình thời sự trên Tivi giúp các em biết được các tin tức thời sự trong nước và quốc tế.
+ Hay các bài báo, bản tin…
+ Thông tin về một nhân vật nào đó (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán…)
+ Tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông
Hs: Lắng nghe.
Gv: Vậy thông tin là gì?
Hs: Trả lời
Gv: Yêu cầu 1 Hs nhắc lại.
Gv: Em hãy nêu 1 ví dụ cụ thể về thông tin.
Hs: Trả lời.
Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 2/SGK
Hs: Đọc bài
Gv: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người vì nó đem lại cho con người sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
Hs: Lắng nghe
Gv: Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn phải lưu trữ, trao đổi và xử lí thông tin. Ta gọi chung là hoạt động thông tin.
Gv: Vậy hoạt động thông tin là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Lấy ví dụ:
+ Khi đi đường em gặp tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông nhưng em không chấp hành thì thông tin em tiếp nhận được không được em xử lí rõ ràng, dẫn đến việc vi phạm an toàn giao thông.
+ Khi được thầy cô giáo dặn dò tiết sau kiểm tra 15phút, em tiếp nhận thông tin đó nếu em xử lí tốt (cố gắng ôn tập) thì sẽ đạt kết quả cao. Ngược lại, em xử lí không tốt (không ôn bài) thì sẽ đạt kết quả thấp.
Gv: Như vậy, theo em trong hoạt động tin học (gồm tiếp nhận, lưu trữ , trao đổi và xử lí thông tin) quá trình nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?
Hs: Trả lời
Gv: Giới thiệu mô hình quá trình xử lí thông tin.
Hs: Theo dõi
Gv: Thông tin trước xử lí được gọi là thông tin vào. Thông tin sau xử lí được gọi là thông tin ra.
Gv: Lấy ví dụ giải thích rõ thông tin vào, thông tin ra.
Gv: Ngoài ra, lưu trữ và truyền thông tin làm cho thông tin được tích luỹ và nhân rộng.
1. Thông tin là gì?
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…) và về chính con người.
Ví dụ:
+ Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp.
+ Các bài báo viết về tệ nạn xã hội giúp các em thấy được tác hại và hậu quả của các tệ nạn đó đối với xã hội, cộng đồng.
2. Hoạt động thông tin của con người:
- Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
Tiết : 1 Ngày dạy :
Chương 1: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1:
THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được khái niệm thông tin.
Các hoạt động thông tin của con người.
Học sinh có thể cho các ví dụ về thông tin, ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người.
Kỹ năng:
Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
Đồ dùng dạy học:
Giáo án, SGK, sách tham khảo.
Hoạt động dạy và học:
Ổn định nề nếp:
Giữ trật tự lớp học.
Điểm danh sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Hằng ngày, con người không ngừng thu thập, trao đổi thông tin với nhau. Và thông tin không chỉ được trao đổi trong một phạm vi giới hạn mà còn có thể trao đổi trên phạm vi rộng đó là trên toàn thế giới. Để có thể trao đổi thông tin rộng rãi con người cần phải có sự trợ giúp của máy tính điện tử, từ đó ngành tin học phát triển rất mạnh mẽ. Vậy thông tin là gì? Hoạt động thông tin của con người gồm những quá trình nào? Chúng ta vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thông tin.
Gv: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta luôn tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Gv: Nêu ra một số ví dụ
+ Mỗi buổi tối các em luôn được theo dõi chương trình thời sự trên Tivi giúp các em biết được các tin tức thời sự trong nước và quốc tế.
+ Hay các bài báo, bản tin…
+ Thông tin về một nhân vật nào đó (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán…)
+ Tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông
Hs: Lắng nghe.
Gv: Vậy thông tin là gì?
Hs: Trả lời
Gv: Yêu cầu 1 Hs nhắc lại.
Gv: Em hãy nêu 1 ví dụ cụ thể về thông tin.
Hs: Trả lời.
Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 2/SGK
Hs: Đọc bài
Gv: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người vì nó đem lại cho con người sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
Hs: Lắng nghe
Gv: Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn phải lưu trữ, trao đổi và xử lí thông tin. Ta gọi chung là hoạt động thông tin.
Gv: Vậy hoạt động thông tin là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Lấy ví dụ:
+ Khi đi đường em gặp tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông nhưng em không chấp hành thì thông tin em tiếp nhận được không được em xử lí rõ ràng, dẫn đến việc vi phạm an toàn giao thông.
+ Khi được thầy cô giáo dặn dò tiết sau kiểm tra 15phút, em tiếp nhận thông tin đó nếu em xử lí tốt (cố gắng ôn tập) thì sẽ đạt kết quả cao. Ngược lại, em xử lí không tốt (không ôn bài) thì sẽ đạt kết quả thấp.
Gv: Như vậy, theo em trong hoạt động tin học (gồm tiếp nhận, lưu trữ , trao đổi và xử lí thông tin) quá trình nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?
Hs: Trả lời
Gv: Giới thiệu mô hình quá trình xử lí thông tin.
Hs: Theo dõi
Gv: Thông tin trước xử lí được gọi là thông tin vào. Thông tin sau xử lí được gọi là thông tin ra.
Gv: Lấy ví dụ giải thích rõ thông tin vào, thông tin ra.
Gv: Ngoài ra, lưu trữ và truyền thông tin làm cho thông tin được tích luỹ và nhân rộng.
1. Thông tin là gì?
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…) và về chính con người.
Ví dụ:
+ Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp.
+ Các bài báo viết về tệ nạn xã hội giúp các em thấy được tác hại và hậu quả của các tệ nạn đó đối với xã hội, cộng đồng.
2. Hoạt động thông tin của con người:
- Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thị Thùy Dung
Dung lượng: 4,28MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)