Giáo án Tin 6.2 cột 2 trang
Chia sẻ bởi Phan Thai |
Ngày 14/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: Giáo án Tin 6.2 cột 2 trang thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn:
Ngày giảng: Lớp 6A: Lớp 6B:
Tiết 1:
CHƯƠNG I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC
VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
HS biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Soạn bài, 1 số tranh ảnh minh hoạ về thông tin.
HS: Chuẩn bị bài mới.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
I/ Ổn định, tổ chức: 1 phút
Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A: Lớp 6B:
II/ Kiểm tra bài cũ
III/ Bài mới: 40 phút
GV giới thiệu: Chương trình tin học lớp 6 giúp chúng ta hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Bước đầu các em được làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh. Tin học (Tiếng Anh: Computer Science) là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và các kĩ thuật xử lí thông tin một cách tự động. Trước khi học chi tiết về máy tính, chúng ta cần hiểu và nắm vững 1 số khái niệm cơ bản.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
*)Hoạt động 1: KN thông tin: 20 phút
- GV: Thông tin là 1 khái niệm trừu tượng mô tả những gì đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan. Thông tin có thể tạo ra, phát sinh, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. TT cũng có thể bị méo mó, sai lệch đi do nhiều tác động hay do người xuyên tạc. Hằng ngày chúng ta tiếp nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau ví dụ: các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho chúng ta biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và trên TG.
- Hãy lấy 1 số ví dụ về thông tin mà em tiếp nhận được?
- HS: có thể lấy VD về biển chỉ đường, tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông, trống trường….
- GV: lấy thêm 1 số ví dụ khác:
- GV: Kết hợp với tư liệu từ các lĩnh vực khác nhau như các biển báo giao thông, hình ảnh động thực vật, các tư liệu lịch sử, địa lí hoặc hình ảnh sinh hoạt hằng ngày…để giới thiệu cho HS hiểu rõ hơn về khái niệm thông tin.
- Qua các VD trên em hiểu thông tin là gì?
- HS: đứng tại chỗ trả lời
*) Hoạt động 2: 20 phút
- GV: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lí thông tin. Những việc đó ta gọi chung là hoạt động thông tin
- Phương tiện phổ biến nhất để chúng ta lưu trữ và tiếp nhận thông tin là gì?
- HS trả lời (sách vở)
- GV: Đối với mỗi người, hoạt động thông tin diễn ra như là 1 nhu cầu thường xuyên và tất yếu.
- GV: Trong hoạt động TT, xử lí TT đóng vai trò quan trọng nhất. Mục đích chính của xử lí thông tin là đem lại sự hiểu biết cho con người, trên cơ sở đó mà có những kết luận và quyết định cần thiết.
Việc lưu trữ, truyền thông tin làm cho thông tin và những hiểu biết được tích luỹ và nhân rộng.
- HS lấy VD về quá trình xử lí thông tin?
- GV: Khi TT, dữ liệu còn ít, con người có thể tự mình xử lí và họ cảm thấy không có vấn đề gì. Song ngày nay, với sự phát triển của xã hội, TT ngày càng nhiều, nhiều vô kể và con người lúng túng, thậm chí nhiều lúc không xử lí nổi. Máy tính điện tử ra đời đã giúp con người xử lí TT 1 cách tự động và hợp lí, điều đó đã tiết kiệm thời gian và công sức của con người rất nhiều. Ví dụ tại ngân hàng có hàng nghìn, hàng chục nghìn khách hàng. Đối với mỗi khách hàng dữ liệu không có nhiều lắm. Song với ngân hàng, nhân viên phải biết rõ hiện trạng, có bao nhiêu tiền, ai vay, ai nợ, lỗ - lãi ra sao. Thật là kinh khủng nếu hàng tháng nhân viên phải tổng hợp số liệu bằng tay từ hàng nghìn tài khoản. Máy tính có thể giúp ta trong phút chốc với độ chính xác tuyệt đối.
1/ Thông tin là gì?
Ngày giảng: Lớp 6A: Lớp 6B:
Tiết 1:
CHƯƠNG I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC
VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
HS biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: Soạn bài, 1 số tranh ảnh minh hoạ về thông tin.
HS: Chuẩn bị bài mới.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
I/ Ổn định, tổ chức: 1 phút
Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A: Lớp 6B:
II/ Kiểm tra bài cũ
III/ Bài mới: 40 phút
GV giới thiệu: Chương trình tin học lớp 6 giúp chúng ta hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Bước đầu các em được làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh. Tin học (Tiếng Anh: Computer Science) là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và các kĩ thuật xử lí thông tin một cách tự động. Trước khi học chi tiết về máy tính, chúng ta cần hiểu và nắm vững 1 số khái niệm cơ bản.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
*)Hoạt động 1: KN thông tin: 20 phút
- GV: Thông tin là 1 khái niệm trừu tượng mô tả những gì đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan. Thông tin có thể tạo ra, phát sinh, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. TT cũng có thể bị méo mó, sai lệch đi do nhiều tác động hay do người xuyên tạc. Hằng ngày chúng ta tiếp nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau ví dụ: các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho chúng ta biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và trên TG.
- Hãy lấy 1 số ví dụ về thông tin mà em tiếp nhận được?
- HS: có thể lấy VD về biển chỉ đường, tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông, trống trường….
- GV: lấy thêm 1 số ví dụ khác:
- GV: Kết hợp với tư liệu từ các lĩnh vực khác nhau như các biển báo giao thông, hình ảnh động thực vật, các tư liệu lịch sử, địa lí hoặc hình ảnh sinh hoạt hằng ngày…để giới thiệu cho HS hiểu rõ hơn về khái niệm thông tin.
- Qua các VD trên em hiểu thông tin là gì?
- HS: đứng tại chỗ trả lời
*) Hoạt động 2: 20 phút
- GV: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lí thông tin. Những việc đó ta gọi chung là hoạt động thông tin
- Phương tiện phổ biến nhất để chúng ta lưu trữ và tiếp nhận thông tin là gì?
- HS trả lời (sách vở)
- GV: Đối với mỗi người, hoạt động thông tin diễn ra như là 1 nhu cầu thường xuyên và tất yếu.
- GV: Trong hoạt động TT, xử lí TT đóng vai trò quan trọng nhất. Mục đích chính của xử lí thông tin là đem lại sự hiểu biết cho con người, trên cơ sở đó mà có những kết luận và quyết định cần thiết.
Việc lưu trữ, truyền thông tin làm cho thông tin và những hiểu biết được tích luỹ và nhân rộng.
- HS lấy VD về quá trình xử lí thông tin?
- GV: Khi TT, dữ liệu còn ít, con người có thể tự mình xử lí và họ cảm thấy không có vấn đề gì. Song ngày nay, với sự phát triển của xã hội, TT ngày càng nhiều, nhiều vô kể và con người lúng túng, thậm chí nhiều lúc không xử lí nổi. Máy tính điện tử ra đời đã giúp con người xử lí TT 1 cách tự động và hợp lí, điều đó đã tiết kiệm thời gian và công sức của con người rất nhiều. Ví dụ tại ngân hàng có hàng nghìn, hàng chục nghìn khách hàng. Đối với mỗi khách hàng dữ liệu không có nhiều lắm. Song với ngân hàng, nhân viên phải biết rõ hiện trạng, có bao nhiêu tiền, ai vay, ai nợ, lỗ - lãi ra sao. Thật là kinh khủng nếu hàng tháng nhân viên phải tổng hợp số liệu bằng tay từ hàng nghìn tài khoản. Máy tính có thể giúp ta trong phút chốc với độ chính xác tuyệt đối.
1/ Thông tin là gì?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thai
Dung lượng: 569,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)