Giáo án thi giáo viên giỏi cấp huyện: Một số nghề truyền thống ở địa phương

Chia sẻ bởi Lê Thị Thủy | Ngày 05/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: giáo án thi giáo viên giỏi cấp huyện: Một số nghề truyền thống ở địa phương thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN
●- Môn: Môi Trường Xung Quanh
●- Đề tài: Trò chuyện về một số nghề truyền thống ở địa phương
●- Lứa tuổi: Lớp MG Bé
●- Thời gian: 15- 20 phút
●- Thời gian thực hiện: Sáng ngày 16/ 12/ 2014
●- Địa điểm: Lớp MG Bé C3 ( MNTT Thọ Xuân)
●- Giáo viên thực hiện: Lê Thị Thủy ( MN Xuân Giang)

I _ Mục Đích Yêu Cầu:
1_ Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ý nghĩa của một số nghề truyền thống ở địa phương như: Nghề làm bánh gai, nghề làm nem chua, nghề đan nón....
- Trẻ biết một số đặc điểm đặc trưng của nghề, biết hoạt động chính của nghề, dụng cụ, sản phẩm... của nghề đó.
2- Kỹ năng:
- Phát triển sự nhanh nhạy và khả năng tư duy của trẻ
3- Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quý và kính trọng một số nghề truyền thống ở địa phương.
II_ Chuẩn Bị:
- Hình ảnh 1 số nghề truyền thống ở địa phương: nghề đan nón, nghề làm nem chua, nghề làm bánh gai
- Lô tô có hình ảnh bánh gai, nem chua, nón lá.
III_Cách Tiến Hành:

Hoạt Động Của Cô
Hoạt Động Của Trẻ

1 - Hoạt động 1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú:
- Các con ơi, bây giờ cô và các con cùng nhau đọc thật hay bài đồng dao: "Nón này nón lá" để tặng cho các cô ở đây nghe nhé:
"Nón này nón lá
Mua ở chợ xa
Đem về biếu Bà
Để Bà đội nắng.
Bà có đi vắng
Bé mượn đội nhờ"
+ Cô cháu mình vừa đọc bài đồng dao gì?

+ Bài đồng dao nói về cái gì?
+ Bài đồng dao nói về sản phẩm của nghề gì?
+ Nghề làm nón cũng là nghề truyền thống của quê hương Thọ Xuân chúng mình đấy. Các con ạ, nghề truyền thống có nghĩa là nghề được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác đấy các con ạ.
2. Hoạt động 2: Trò chuyện về một số nghề truyền thống ở địa phương.
2.1 Nghề đan nón lá: ( Thọ Lộc)
- Ngày hôm nay cô và các con sẽ cùng du lịch qua màn ảnh nhỏ, tham quan các làng nghề truyền thống của quê hương Thọ Xuân yêu dấu.
- Đầu tiên, chúng mình cùng đến với làng nón ở xã Thọ Lộc
Cô bật Video về làng nón .
+ Chúng mình vừa quan sát những hình ảnh về nghề gì?
+ Nghề đan nón lá được làm phổ biến ở xã nào?
+ Nguyên vật liệu để làm ra những cái nón là gì?
Cô tóm lại: Từ nan nứa được các bác thợ vót nhỏ, làm thành khung, dùng lá nón xếp lên từng lớp, sau đó dùng kim khéo léo may lại thành chiếc nón đấy, nón được dùng để che nắng, che mưa cho chúng ta, khi chúng ta đi ra ngoài trời đấy các con ạ.
2.2: Nghề làm bánh gai. (Tứ Trụ xã Thọ Diên)
- Vừa rồi chúng mình cùng đến Thọ Lộc tham quan nghề làm nón, bây giờ chúng mình cùng tới vùng đất Tứ Trụ với đặc sản nổi tiếng đó là những chiếc bánh được gói bằng lá chuối khô, có màu đen, có vị thơm, ngọt.... Các con có biết đó là bánh gì không?
Muốn biết đó là bánh gì, nghề truyền thống gì thì các con cùng hướng mắt lên màn hình xem đoạn clip sau đây nhé.
( Trẻ xem vi deo).
Đàm thoại về nghề truyền thống: làm bánh gai.
- Các con vừa được du lịch đến xã nào?
- Nơi đấy có làng nghề truyền thống gì?
+ Để làm ra những chiếc bánh này thì cần có những nguyên vật liệu gì?
+ Gói bánh xong để bánh chín thì phải làm gì đây các con? (Đồ bánh)
+ Các con đã được ăn bánh gai chưa?
+ Trước khi ăn thì chúng mình bóc vỏ ra, bỏ vỏ vào thùng rác và trước khi ăn thì các con phải mời ai?
+ Bánh gai có vị như thế nào?
- Cô tóm lại: Làng nghề làm bánh gai là làng nghề truyền thống của Huyện Thọ Xuân đấy để làm ra những chiếc bánh thì cần có lá gai, đậu xanh, dừa tươi, bột nếp, mật mía và dùng lá chuối khô để gói lại. trước khi ăn bánh gai chúng mình phải bóc lá chuối ra, bánh gai có mùi thơm, cung cấp cho chúng ta chất bột đường ăn vào rất tốt cho sức khỏe đấy các con ạ.
2.3 -
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thủy
Dung lượng: 78,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)