Giao an su

Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Diễn | Ngày 16/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Giao an su thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

Tiết 1
Bài 1 : SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức :
-Lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trong đối với mỗi con người.
-Học lich sử là cần thiết.
2.Tư tưởng :
Bồi dưỡng ý thức về tính chính xác và sự ham thích học tập bộ môn .
3.kĩ năng :
Có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sách báo có liên quan đến nội dung bài học.
III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
ỔN ĐỊNH LỚP ..
GIỚI THIỆU BÀI MỚI .


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

GHI BẢNG


GV: Gọi học sinh đọc đoạn đầu
HS: Đọc đoạn đầu
GV: ? Có phải cây cỏ con người từ khi xuất hiện đã có hinh dang như ngày nay ?
HS: Không phải , mà chúng còn lớn lên và luôn biến đổi
GV: Giảng thêm: tất cả vạn vật mà chúng ta thấy hiện nay đều trải qua quá trình hình thành, phát triển, và biến đổi, nghĩa là đều có một quá khứ , quá khứ đó chính là lịch sử .GV định nghĩa lịch sử và yêu cầu HS lặp lại
HS: Đọc lại định nghĩa .
GV:? Vậy có gì khác nhau giữa lịch sử con người và lịch sử xã hội loài người?
HS : Lịch sử của một con người là nói riêng về những hoạt động của người đó còn lịch sử xã hội loài người là nói về hoạt động của cả một xã hội .
GV:? Nhìn hình 1 SGK lớp học ngày xưa có gì khác so với lớp học ngày nay?
HS : Lớp học ngày nay có bàn ghế ,phòng học đàng hoàng .
GV: ? Vậy chúng ta có cần tìm hiểu sự khác nhau đó không ?
HS: Cần , để tìm hiểu xem những biến đổi nào đã dẫn đến sự khác nhau giữa xưa và nay.
GV: Gọi HS đọc mục 2 SGK ?
HS : Đọc mục 2 SGK “ Học lịch sử .........cho đất nước”.
GV: ? Học lịch sử đểnhằm mục đích gì ?
HS: Học lịch sử không chỉ để hiểu được nguồn cội , để ghi nhớ các sự kiện mà còn nhằm mục đích để biết được quá khứ dân tộc mình .Hiểu rõ được hiện tại để đóng góp vào nhiệm vụ trước mắt .


GV: ? Từ đâu mà các em biết được cuộc sống của mình lúc trước ?
HS: Nghe ông bà ,cha mẹ kể lại .
GV: ? Quan sát hình 2 SGK xem đó có phải là tư liệu lịch sử hay không và bia đá đó thuộc loại tư liệu nào ?
HS: Đây là tư liệu lịch sử ,tấm bia đá là tư liệu hiện vật .
GV: ? Đó là tấm bia gì tại sao em biết ?
HS: Đó là bia tiến sĩ , nhờ chữ khắc trên bia .
GV: ? Vậy dựng lại lịch sử thì chúng ta cần phải có những bằng chứng cụ thể như thế nào?
HS: Dựa vào :
+ Tư liệu truyền miệng .
+ Tư liệu hiện vật .
+ Tư liệu chữ viết .



1 . Lịch sử là gì ?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ .




- Lịch sử là một môn khoa học .










2 . Học lịch sử để làm gì ?


Học lịch sử không chỉ để hiểu được nguồn cội , để ghi nhớ các sự kiện mà còn nhằm mục đích để biết được quá khứ dân tộc mình .Hiểu rõ được hiện tại để đóng góp vào nhiệm vụ trước mắt .

3 . Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?


- Tư liệu truyền miệng : câu chuyện, lời mô tả .
- Tư liệu hiện vật : di tích, đồ vật .
- Tư liệu chữ viết : bản ghi sách vở .


3 . CỦNG CỐ
Lịch sử là gì ?
Học lịch sử để làm gì ?
Có mấy loại tư liệu lịch sử , hãy kể ra.
4 . HƯỚNG DẪN HỌC TẬP .
- Học thuộc phần ghi trong vở .
- Chuẩn bị trước bài “ CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ”
+ Tại sao phải xác định thời gian ?
+ Người xưa đã tính thời gian như thế nào ?
+ Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không ?

*****************************************

Tiết 2
Bài 2 : CÁCH TÍNH THỜI GIAN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Diễn
Dung lượng: 258,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)