Giáo án số học 6 năm học 2011 - 2012

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Mão | Ngày 12/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Giáo án số học 6 năm học 2011 - 2012 thuộc Đại số 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 1: Ngày soạn : 20/ 08/ 2011
Ngày dạy : 23/ 08/ 2011
Chương I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Tiết 1: 
I – Mục tiêu :
*Về kiến thức : Học sinh làm quen được với các khái niệm tập hợp, lấy được nhiều ví dụ về tập hợp, nhận biết một số đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
- Học sinh viết được một tập hợp theo diễn dãn bằng lời của bài toán. Biết sử dụng một số kí hiệu: thuộc (() và không thuộc (().
*Về kĩ năng : Rèn kĩ năng viết tập hợp bằng hai cách.
*Thái độ : HS tính chăm học.
II – Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ có vẽ hình biểu diễn tập hợp A – B (H2 SGK).
- HS: Bảng nhóm – bút lông.
III – Lên lớp :
1) Ổn định.
2) Kiểm tra bài cũ:
GV: Trong gia đình nhà mình bao nhiêu người ? Có nuôi bao nhiêu con gà ? hoặc trồng được bao nhiêu cây cao su ? Đó là các ví dụ về tập hợp !

 3) Bài mới:

Hoạt động của GV – HS:
Nội dung ghi bảng:

HĐ1: Ví dụ về tập hợp:
GV: Yêu cầu HS quan sát H1 SGK.
GV: Khái niệm tập hợp thường gặp ở đâu ?
HS: Thường gặp trong đời sống, trong toán học, vật lý…
GV: Yêu cầu HS lấy VD về tập hợp.
HS: Suy nghĩ và trả lời.

HĐ2: Tìm hiểu cách viết một tập hợp:
GV: Để đặt tên cho một tập hợp người ta thường dùng các chữ cái A, B, C, …
VD: Để viết tập hợp các số TN nhỏ hơn 4, ta đặt tên cho tập hợp đó là A và viết các số trong hai dấu ngoặc nhọn.
GV: Viết lên bảng – HS viết vào vở.
GV: Yêu cầu HS đặt tên cho tập hợp các chữ cái a, b, c.
HS: Viết vào vở.
GV: Giới thiệu các kí hiệu (; ( của một tập hợp
GV: - Các số: 0; 1; 2; 3 là các phần tử của tập hợp A nên ta viết 0 ( A ; 1 ( A ; 2 ( A ; 3 ( A…
- Các chữ cái a, b, c là phần tử của tập hợp B.
Nên ta viết a ( B, b ( B, c ( B.
- Các phần tử của tập hợp A mà không thuộc tập hợp B ta viết 0 ( B; 1 ( B hay a ( A;
B ( A.

GV: Giới thiệu cách viết tập hợp A và B bằng hình vẽ.
HS: Quan sát H2 SGK.






HĐ3: Luyện tập:
GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ làm bài tập: ?1 ?2

GV: Gọi các nhóm lên bảng trình bày.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1 – 3 SGK.
HS: Tự làm vào vở.

1 – Các ví dụ:
(Xem SGK)
*Ví dụ:
- Tập hợp các đồ vật (sách, bút) trên bàn như H1.
- Tập hợp các HS lớp 6A.
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
- Tập hợp các chữ cái a, b, c, …

2 – Cách viết một tập hợp:
VD: *Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
- Ta viết: A = {0; 1; 2; 3}




*Gọi B là tập hợp các chữ cái a, b, c.
- Ta viết: B = {a, b, c}



(Các số: 0; 1; 2; 3 là các phần tử của tập hợp A.
Kí hiệu: 0 ( A ; 1 ( A ; 2 ( A ; 3 ( A; 5 ( A (đọc là 5 không thuộc A)
(Các chữ cái a, b, c là phần tử của tập hợp B.
Kí hiệu: a ( B, b ( B, c ( B.
- Các phần tử của tập hợp A mà không thuộc tập hợp B. Kí hiệu: 0 ( B; 1 ( B hay a ( A;
B ( A.

*Chú ý: (Học SGK)
Tập hợp A có thể viết như sau:
A = {x ( N/ x < 4)
A B






?1 Tập hợp các số TN nhỏ hơn 7 là:
D = {0; 1; 2; 3;
 
Gửi ý kiến

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Mão
Dung lượng: 1,85MB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)