GIÁO ÁN NÂNG CAO NGỮ VĂN 9

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Yến | Ngày 26/04/2019 | 229

Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN NÂNG CAO NGỮ VĂN 9 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9


Phần 1: Tiếng Việt.
Phần 2: Văn học trung đại Việt Nam
Phần 3: Thơ hiện đại Việt Nam.
Phần 4: Truyện hiện đại Việt Nam.



1. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về từ vựng:
Đơn vị
bài học
Khái niệm
Ví dụ

Từ đơn
Là từ chỉ gồm một tiếng
Sông, núi, học, ăn, áo

Từ phức
Là từ gồm hai hay nhiều tiếng
Quần áo, hợp tác xã

Từ ghép
Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
Quần áo, ăn mặc, dơ bẩn, mỏi mệt

Từ láy
Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng
Lù mù, mù mờ

Thành ngữ
Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ)
Trắng như trứng gà bóc, đen như củ súng

Nghĩa của từ
Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị


Từ nhiều nghĩa
Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa
“lá phổi” của thành phố

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc -> nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng)


Từ đồng âm
Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
Con ngựa đá con ngựa đá

Từ đồng nghĩa
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
Quả - trái, mất-chết - qua đời

Từ trái nghĩa
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
Xấu – tốt, đúng – sai, cao – thấp

Từ Hán Việt
Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt
Phi cơ, hoả xa, chiến đấu

Từ tượng hình
Là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
Lom khom, ngoằn ngoèo

Từ tượng thanh
Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người
Róc rách, vi vu, inh ỏi

So sánh
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hiền như bụt, im như thóc

Ân dụ

Hoán dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Uống nước nhớ nguồn

Nhân hoá
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi...
Con mèo mà trèo cây cau – Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà - Chú chuột đi chợ đồng xa – Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo

Nói quá
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
VD1: Nở từng khúc ruột.
VD2: Con đi trăm suối ngàn khe - Đâu bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm (Tố Hữu)

Nói giảm nói tránh
Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
Bác đã lờn đường theo tổ tiên
Mác, Lênin thế giới người hiền (Tố Hữu)

Liệt kê
Là sắp xếp, nói tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều – Nhớ người thục nữ khăn điều vắt vai

Điệp ngữ
Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh


Chơi chữ


Đối
Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị
Con hươu đi chợ Đồng Nai - Đi qua Nghé lại nhai thịt bò.


2. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về ngữ pháp:
Đơn vị
bài học
Khái niệm
Ví dụ

Danh từ
Là những từ chỉ người, vật, khái niệm...
Bác sĩ, học trò, gà con

Động từ
Là những từ chỉ hành động,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)