Giao an mn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nga | Ngày 05/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: giao an mn thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

Diễn văn kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ tháng 8/3
và khởi nghĩa 2 bà trưng. Ngày 8/3/ 2011.

Kính thưa các vị đại biểu!
Thưa toàn thể chị em!
Trong không khí ấp áp của mùa xuân vui tươi, muôn hoa khoe sắc thắm, thật tưng bừng náo nức biết bao khi hôm nay một nửa nhân loại trên toàn thế giới đang nô nức hướng về ngày kỷ niệm của giới mình. Ngày quốc tế phụ nữ 8/3. ngày hội biểu dương cho tinh thần đoàn kết cho sức mạnh và cả niềm kiêu hãnh tự hào của mỗi chị em phụ nữ chúng ta.
Hoà chung với niềm vui chung ấy, hôm nay Công đoàn Trường mầm non Bạch Long long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 101 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và 171 năm khởi nghĩa hai Bà Trưng hào hùng oanh liệt.
Về dự lễ kỷ niệm hôm nay chúng ta được đón
Đ/c – Phạm Thị Vui – BT chi bộ Trường MN Bạch Long – HT nhà trường.
Đ/c – Phạm Thị Thanh – Đảng ủy viên-PBT chi bộ Trường MN Bạch Long.
Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chúc mừng!
Về dự còn có toàn thể chị em nữ công trong Công đoàn trường mầm non Bạch Long đề nghị chúng ta nhiệt liẹt chào mừng.
Trong ngày lễ kỷ niệm hôm nay chúng ta hãy cùng nhau điểm lại những thành tích xuất sắc đã đạt được trong công tác CSGD trẻ của toàn thể chị em nữ công trong nhà trường.
Trước hết! thay mặt cho ban nữ công tôi xin nhịêt liệt gửi tới các vị đại biểu cùng toàn thể chị em đã về dự lễ kỷ niệm lời kính chúc sức khoẻ – hạnh phúc và thành đạt nhất. Đặc biệt tôi xin kính chúc toàn thể chị em phụ nữ trong toàn Trường luôn tươi trẻ rực rỡ như những bông hoa mùa xuân.
Kính thưa các vị đại biểu!
Thưa toàn thể chị em!
Chúng ta hãy ngược dòng thời gian để cùng nhau ôn lại lịch sử ngày 8/3 và ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng cùng những phẩm chất tinh hoa của người phụ nữ Việt Nam.
Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm cho chúng. Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8-3 năm 1899, nữ công nhân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại hai thành phố Chi-ca-gô và Nữu Ước. Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước có kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Trong phong trào đấu tranh giai cấp lúc đó đa xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc, đó là bà Cla-ra Zet-kin (Đức) và bà Rô-gia Lúc-xăm-bua (Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907, hai bà đã cùng phối hợp với bà Crup-xkai-a (vợ đồng chí Lê-nin) vận động thành lập Ban "Thư ký phụ nữ quốc tế". Bà Cla-ra Zet-kin được cử làm Bí thư.
Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nga
Dung lượng: 51,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)