Giao an lop Chồi
Chia sẻ bởi Pham Thi Mai Huong |
Ngày 05/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: giao an lop Chồi thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
Chủ điểm : Quê hương – Đất nước – Bác Hồ
Hoạt động : Làm quen với tác phẩm văn học
Đề tài : Dạy trẻ đọc thơ “ Về quê – Nguyễn Hữu Thắng”
Lứa tuổi : 4 – 5 tuổi
Thời gian : 20 – 25 phút
Số lượng : 25 cháu
Người soạn : Phạm Thị Mai Hương
Người dạy: Phạm Thị Mai Hương
Ngày soạn :28/03/2015
Ngày dạy :06/04/2015
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ
2. Kĩ năng:
- Rèn cho trẻ trả lời cô trọn vẹn câu, ý
3. Thái độ:
-Hình thành trong trẻ tình yêu quê hương, đất nước
- Ngồi học nghiêm túc, hăng hái đưa ý kiến phát biểu
II. Chuẩn bị
-Giáo viên: máy chiếu, giáo án, tranh minh họa cho bài thơ, nhạc bài “ Về quê cũ”
-Trẻ : trang phục gọn gàng, dụng cụ múa
III. Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định gây hứng thú: 3 phút
Gv: xúm xít, xúm xít
Nghe tin lớp mình thông minh học giỏi lại rất là ngoan đấy. Vì thế cô giáo quyết định thưởng cho chúng mình 1 câu đố. Chúng mình có đồng ý tham gia chơi đố không?
Nghe tinh, nghe tinh!
“Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè đố bạn
Mùa gì nắng hạn
Hoa phượng rợp trời
Bé được đi chơi
Mọi miền Tổ Quốc”
Đố bé là mùa gì?
Gv: À đúng rồi đấy các con ạ! Mùa hè đến là các con được nghỉ học đấy! Vậy nghỉ hè các con thường được bố mẹ cho đi chơi ở những đâu?
2.Tiến hành: 20 phút
Gv: Đúng rồi đấy các con ạ cứ nghỉ hè là các bạn lại được bố mẹ cho đi chơi, về thăm quê, thăm lại quê hương nơi đã sinh ra những người thân yêu của chúng mình. Cảm nhận được niềm vui ấy nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng đã viết lên bài thơ “ Về quê” rất hay đấy.
Mời các con cùng đón nghe bài thơ nào:
Gv: đọc hay diễn cảm kết hợp với tranh thơ và cử chỉ điệu bộ
Gv:Các con vừa được nghe cô giáo đọc bài thơ gì? Của tác giả nào nhỉ?
Đúng rồi đấy, cô giáo vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ “ Về quê của tác giả Nguyễn Hữu Thắng”. Bài thơ “ Về quê” còn hay hơn khi cô đọc với màn hình máy chiếu. Mời cả lớp cùng hướng lên màn hình máy chiếu nghe cô đọc bài thơ nào.
Các con thấy hình ảnh minh họa cho bài thơ “ Về quê” trên máy chiếu có hay và hấp dẫn không?
Gv: giảng nội dung bài thơ qua hình ảnh máy chiếu
Bài thơ “ Về quê của tác giả Nguyễn Hữu Thắng” nói về 1 chuyến thăm quê của 1 bạn nhỏ đấy. Cứ nghỉ hè là bạn nhỏ lại được bố mẹ cho về thăm quê, thăm ông bà. Về quê bạn nhỏ rất vui vì được đi lên rẫy xem ông bà trồng cấy, được tắm mát dưới dòng nước sông hiền hòa.
Chiều chiều, lại được chạy thả diều trên những triền đê và ngồi cạnh ông câu cá. Đêm về lại được ngồi trong vòng tay ông ngắm ông trăng tròn của làng quê yên ả, rồi được ông đưa vào thế giới cổ tích của chị Hằng ngày xưa. Còn vui hơn nữa là được thưởng thức món lạc rang thơm giòn, ngot ngào của bà rang tặng.
Gv:Vậy các con thấy chuyến thăm quê của bạn nhỏ như thế nào?
Chuyến “ thăm quê” của bạn nhỏ còn vui và hấp dẫn hơn khi cả lớp mình đoc hay và diễn cảm bài thơ “ Về quê” đấy. Cô mời cả lớp cùng đọc bài thơ “ Về quê” nào?
Gv: Các con ơi chúng mình vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
Gv: Giải thích từ khó
Trong bài thơ “ về quê của tác giả Nguyễn Hữu Thắng” có từ:
-Thăm quê: có nghĩa là thăm lại quê hương nơi mình và những người thân yêu của mình sinh ra.
-Rẫy : là những ruộng ở sườn đồi, sườn núi. Rẫy chỉ có ở vùng cao
-Ngắm: là dùng mắt nhìn chăm chú, trìu mến vào 1 cái gì đó.
-Ngày xưa: là thời gian đã xảy ra rất lâu rồi.
-Say sưa: là trạng thái vui vẻ, say mê với 1 hoạt động nào đó.
Gv: nào bây giờ cô mời cả lớp cùng đọc to và diễn cảm bài thơ 1 lần nữa nào?
Gv: Đàm thoại về nội dung bài
Hoạt động : Làm quen với tác phẩm văn học
Đề tài : Dạy trẻ đọc thơ “ Về quê – Nguyễn Hữu Thắng”
Lứa tuổi : 4 – 5 tuổi
Thời gian : 20 – 25 phút
Số lượng : 25 cháu
Người soạn : Phạm Thị Mai Hương
Người dạy: Phạm Thị Mai Hương
Ngày soạn :28/03/2015
Ngày dạy :06/04/2015
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ
2. Kĩ năng:
- Rèn cho trẻ trả lời cô trọn vẹn câu, ý
3. Thái độ:
-Hình thành trong trẻ tình yêu quê hương, đất nước
- Ngồi học nghiêm túc, hăng hái đưa ý kiến phát biểu
II. Chuẩn bị
-Giáo viên: máy chiếu, giáo án, tranh minh họa cho bài thơ, nhạc bài “ Về quê cũ”
-Trẻ : trang phục gọn gàng, dụng cụ múa
III. Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định gây hứng thú: 3 phút
Gv: xúm xít, xúm xít
Nghe tin lớp mình thông minh học giỏi lại rất là ngoan đấy. Vì thế cô giáo quyết định thưởng cho chúng mình 1 câu đố. Chúng mình có đồng ý tham gia chơi đố không?
Nghe tinh, nghe tinh!
“Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè đố bạn
Mùa gì nắng hạn
Hoa phượng rợp trời
Bé được đi chơi
Mọi miền Tổ Quốc”
Đố bé là mùa gì?
Gv: À đúng rồi đấy các con ạ! Mùa hè đến là các con được nghỉ học đấy! Vậy nghỉ hè các con thường được bố mẹ cho đi chơi ở những đâu?
2.Tiến hành: 20 phút
Gv: Đúng rồi đấy các con ạ cứ nghỉ hè là các bạn lại được bố mẹ cho đi chơi, về thăm quê, thăm lại quê hương nơi đã sinh ra những người thân yêu của chúng mình. Cảm nhận được niềm vui ấy nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng đã viết lên bài thơ “ Về quê” rất hay đấy.
Mời các con cùng đón nghe bài thơ nào:
Gv: đọc hay diễn cảm kết hợp với tranh thơ và cử chỉ điệu bộ
Gv:Các con vừa được nghe cô giáo đọc bài thơ gì? Của tác giả nào nhỉ?
Đúng rồi đấy, cô giáo vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ “ Về quê của tác giả Nguyễn Hữu Thắng”. Bài thơ “ Về quê” còn hay hơn khi cô đọc với màn hình máy chiếu. Mời cả lớp cùng hướng lên màn hình máy chiếu nghe cô đọc bài thơ nào.
Các con thấy hình ảnh minh họa cho bài thơ “ Về quê” trên máy chiếu có hay và hấp dẫn không?
Gv: giảng nội dung bài thơ qua hình ảnh máy chiếu
Bài thơ “ Về quê của tác giả Nguyễn Hữu Thắng” nói về 1 chuyến thăm quê của 1 bạn nhỏ đấy. Cứ nghỉ hè là bạn nhỏ lại được bố mẹ cho về thăm quê, thăm ông bà. Về quê bạn nhỏ rất vui vì được đi lên rẫy xem ông bà trồng cấy, được tắm mát dưới dòng nước sông hiền hòa.
Chiều chiều, lại được chạy thả diều trên những triền đê và ngồi cạnh ông câu cá. Đêm về lại được ngồi trong vòng tay ông ngắm ông trăng tròn của làng quê yên ả, rồi được ông đưa vào thế giới cổ tích của chị Hằng ngày xưa. Còn vui hơn nữa là được thưởng thức món lạc rang thơm giòn, ngot ngào của bà rang tặng.
Gv:Vậy các con thấy chuyến thăm quê của bạn nhỏ như thế nào?
Chuyến “ thăm quê” của bạn nhỏ còn vui và hấp dẫn hơn khi cả lớp mình đoc hay và diễn cảm bài thơ “ Về quê” đấy. Cô mời cả lớp cùng đọc bài thơ “ Về quê” nào?
Gv: Các con ơi chúng mình vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
Gv: Giải thích từ khó
Trong bài thơ “ về quê của tác giả Nguyễn Hữu Thắng” có từ:
-Thăm quê: có nghĩa là thăm lại quê hương nơi mình và những người thân yêu của mình sinh ra.
-Rẫy : là những ruộng ở sườn đồi, sườn núi. Rẫy chỉ có ở vùng cao
-Ngắm: là dùng mắt nhìn chăm chú, trìu mến vào 1 cái gì đó.
-Ngày xưa: là thời gian đã xảy ra rất lâu rồi.
-Say sưa: là trạng thái vui vẻ, say mê với 1 hoạt động nào đó.
Gv: nào bây giờ cô mời cả lớp cùng đọc to và diễn cảm bài thơ 1 lần nữa nào?
Gv: Đàm thoại về nội dung bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Pham Thi Mai Huong
Dung lượng: 45,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)