Giáo án lớp 5 tuan 25

Chia sẻ bởi Trâng Ngọc Bi | Ngày 08/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: giáo án lớp 5 tuan 25 thuộc Toán học 3

Nội dung tài liệu:

TUẦN 25
Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2013
Tập đọc:
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người Việt Nam đối với tổ tiên
2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài
3. Thái độ: Nhớ ơn tổ tiên
II) Chuẩn bị:
- Học sinh: Đọc trước thông tin
- Giáo viên: Tranh SGK
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’ )
- Đọc bài: “Hộp thư mật” và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm.
3) Bài mới: (28’)
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- Tóm tăt, HD cách đọc
- Giúp học sinh sửa lỗi phát âm, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ khó ở mục: chú giải

- Đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu bài
- Bài văn viết về cảnh vật gì? ở nơi nào?




- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng


- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?



- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của cả dân tộc. Hãy kể tên những truyền thuyết đó.
- Kể ngắn gọn cho học sinh nghe một số truyền thuyết khác
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
- Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?



* Đọc diễn cảm:
- HD đọc đoạn




4. Củng cố: (1’)
- Gọi học sinh nêu lại ý chính
- Củng cố bài, liên hệ giáo dục học sinh
5. Dặn dò: (1’)Dặn HS luyện đọc lại bài.
- Hát
- 2 học sinh




- Lắng nghe


- 1 học sinh đọc bài

- Nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (3 lượt)
- Luyện đọc theo cặp
- 2 học sinh đọc cả bài
- Lắng nghe
- Đọc thầm lại toàn bài
- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên ở vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu (Phú Thọ) cách ngày nay khoảng 4000 năm
- Có những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm dập dờn bay lượn, bên trái là đỉnh núi Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững …
- Cảnh núi non Ba Vì vòi vọi gợi nhớ đến truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh; núi Sóc Sơn gợi nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng, …
- Lắng nghe

- Câu ca dao ngợi ca một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc
- (Ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người Việt Nam đối với tổ tiên)
- 2 học sinh nêu ý chính
- 3 học sinh tiếp nối đọc 3 đoạn
- Tìm giọng đọc
- Luyện đọc diễn cảm toàn bài
- 1 số học sinh thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, bình chọn.

- 1 học sinh nhắc lại ý chính
- Lắng nghe
- Về học bài


Toán:
THI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
Đề bài do tổ chuyên môn ra

Đạo đức:
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức đã học
2. Kỹ năng: Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình. Vẽ tranh thể hiện tình yêu quê hương
- Thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền
3. Thái độ: Yêu quê hương, đất nước.
II) Chuẩn bị:
- Học sinh: Giấy, bút để vẽ tranh
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

1. Ổn định lớp:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trâng Ngọc Bi
Dung lượng: 1,24MB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)