GIAO AN LOP 3 (TRẠCH)

Chia sẻ bởi Trần Quang Trạch | Ngày 09/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: GIAO AN LOP 3 (TRẠCH) thuộc Toán học 3

Nội dung tài liệu:


Thứ hai ngày......tháng .....năm 2011
Tập đọc – Kể chuyện:



I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
▪ Rèn kĩ năng đọc:
- Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ sai: thủ lĩnh, nứa tép, người, luống hoa, túa ra, khoát tay, chỉ huy.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nghiã các từ ngữ: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
▪ Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa kể lại được câu chuyện.
▪ Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa như SGK.
- Bảng phụ chép đoạn 4.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1/ Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài: “ Ông ngoại” và trả lời câu hỏi:
? Thành phố sắp vào thu đẹp như thế nào?
? Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là thầy giáo đầu tiên?
- GV nhận xét, ghi điểm cho từng em.
3/ Bài mới:
a) Giới thiệu và ghi đề bài:
b) Luyện đọc.
( GV đọc mẫu toàn bài.
( Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
Rút từ: diệt, vượt, hoảng sợ, buồn bã, sững lại, dũng cảm, … …
- Đọc từng đoạn trước lớp.
Rút câu:
+ Lời viên tướng: mệnh lệnh, dứt khoát.
Vượt rào, / bắt sống lấy nó! //
Gọi HS đọc phần chú giải SGK.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.


- Đọc đồng thanh từng đoạn theo nhóm.
Tìm hiểu bài
( Chuyển ý
? Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì? Ở đâu?
( Chuyển ý
? Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lổ hổng dưới chân rào?
? Việc leo trèo của các bạn khác đã gây hậu quả gì?

( Chuyển ý
? Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp?
? Vì sao chú lính nhỏ “run lên” khi nghe thầy giáo hỏi?


( Chuyển ý
? Phản ứng của chú lính thế nào khi nghe lệnh “Về thôi” của viên tướng?

? Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?

? Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? Vì sao?

? Các em có khi nào dám nhận lỗi và sửa lỗi như bạn nhỏ trong truyện không?
4/ Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 4.
- Gọi 4 HS đọc thi đoạn 4.
- Gọi 4 HS phân vai và đọc bài.
Kể chuyện:
( Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa các em kể lại từng đoạn của câu chuyện.
Gợi ý:
? Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ có thái độ ra sao?
? Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chú lính nhỏ vượt rào bằng cách nào? Kết quả ra sao?

? Thầy giáo nói gì với học sinh? Thầy mong điều gì ở các bạn?
? Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ phản ứng ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào?
- Gọi HS lần lượt kể từng đoạn.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Gọi 1 HS kể toàn chuyện.
5/ Củng cố – dặn dò:
? Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?

- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát.

- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.





- Theo dõi, lắng nghe.

- HS theo dõi SGK.


- Lần lượt từng em đọc bài.
- Luyện đọc từ khó.

- 4 HS tiếp nối đọc bài.



- HS đọc phần chú giải SGK.
- HS đọc bài theo nhóm, nhóm trưởng theo dõi và sửa sai cho các bạn trong nhóm.
- Các nhóm đọc đồng thanh.

- 1 HS đọc đoạn 1.
-... các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Trạch
Dung lượng: 403,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)