GIAO AN LOP 3 (TRẠCH)

Chia sẻ bởi Trần Quang Trạch | Ngày 09/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: GIAO AN LOP 3 (TRẠCH) thuộc Toán học 3

Nội dung tài liệu:

hai ngày……tháng….năm 2011
Tập đọc – Kể chuyện
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
▪ Rèn kĩ năng đọc:
- Đọc đúng các từ ngữ: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi. Đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ: sếu, u sầu, nghẹn ngào.
- Nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm tới nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
▪ Rèn kĩ năng nói:
- HS biết kể lại một đoạn chuyện trong bài một cách tự nhiên.
▪ Rèn kĩ năng nghe:
- HS biết tập trung lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời bạn kể và biết kể tiếp theo lời kể của bạn.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa câu chuyện như SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn 2 để hướng dẫn HS đọc.
III / LÊN LỚP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1/ Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc lòng bài “Bận” và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới:
a) Giới thiệu và ghi đề bài:
b) Luyện đọc.
( GV đọc mẫu toàn bài.(Gợi ý cách đọc.)
- Giọng người dẫn truyện: chậm rãi ở đoạn 1, cảm động ở các đoạn sau.
- Những câu hỏi của các bạn nhỏ (ở đoạn 2) đọc với giọng lo lắng, boăn khoăn. Câu hỏi thăm cụ già của các bạn (ở đoạn 3) – lễ độ, ân cần.
- Giọng ông cụ: buồpn nghẹn ngào.
( Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
Rút từ: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
Rút câu:
+ Bỗng các em dừng lại / khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. //
- Gọi HS đọc phần chú giải SGK.
- HS đọc đoạn theo nhóm.

- 1 HS đọc cả bài.
Tìm hiểu bài:
( Chuyển ý

? Các bạn nhỏ đi đâu?

? Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
? Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?




? Vì sao các bạn lại quan tâm đến ông cụ như vậy?

( Chuyển ý
? Ông cụ gặp chuyện gì buồn?

? Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?



- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm một tên khác cho truyện. Giải thích vì sao chọn tên đó.

? Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
( Các bạn nhỏ trong truyện tuy không giúp được gì cho cụ già nhưng cụ vẫn cảm ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn. Như vậy sự quan tâm, thông cảm với người là rất cần thiết.
4/ Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 2.Hướng dẫn HS đọc.
- Gọi vài em thi đọc đoạn 2.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài.
- Gọi 5 HS đọc bài theo vai.
Kể chuyện
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
( Các em có thể kể một đoạn chuyện theo lời kể của mình.
- Gọi 1 HS kể mẫu.

-Yêu cầu HS tập kể theo nhóm.
- Gọi HS lần lượt kể nối tiếp câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi để nhận xét, đánh giá.
5/ Củng cố – dặn dò:
? Các em đã làm được những việc như các bạn nhỏ trong bài chưa?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát.

- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.


- Chú ý lắng nghe.

- HS theo dõi ở SGK.









- Từng em lần lượt đọc bài.
- HS luyện đọc từ khó.
- 4 HS đọc bài.

- Luyện ngắt nhịp đúng.
- 4 HS đọc bài.
- HS đọc phần chú giải SGK.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Trạch
Dung lượng: 336,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)