Giao an họi giang tap doc tieng ru
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoà |
Ngày 12/10/2018 |
92
Chia sẻ tài liệu: giao an họi giang tap doc tieng ru thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
BÁO CÁO
VỀ CÔNG TÁC DẠY PHÁT ÂM CHUẨN
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Phần 1: Nhiệm vụ của việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh tiểu học.
- Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học là môn học có nhiệm vụ hình thành cho học sinh năng lực hoạt động ngôn ngữ. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện ở 4 dạng hoạt động tương ứng là 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Môn đọc là phân môn vô cùng quan trọng trong chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng đọc - Đây là 1 kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học.
- Ở trường các em học sinh được nói, được đọc. Nhiều em đã biết đọc thành thạo, đọc diễn cảm. Song bên cạnh đó vẫn còn một vài em chưa có kỹ năng đọc. Các em chưa nắm chắc được công cụ để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Như chúng ta đều biết tất cả những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá khoa học xã hội, những tư tưởng tình cảm của loài người đều được ghi lại bằng chữ viết. Nếu các em không biết đọc, các em không thể tiếp thu nền văn minh nhân loại, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại.
- Biết đọc con người có khả năng tiếp nhận lên nhiều lần.Từ đây, các em biết tìm hiểu đánh giá cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc các em giao tiếp được với thế giới, thông hiểu tư tưởng tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm về văn chương các em không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ cao đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc các em sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho, không thể hình thành được một nhân cách phát triển toàn diện.
- Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì biết đọc càng trở lên vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp các em sử dụng nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, học ở mọi nơi, mọi lúc, học cả đời. Vì vậy, việc dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng. Dạy đọc có ý nghĩa rất ro lớn ở bậc tiểu học. Do đó đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh. đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc là công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo hứng thú và động cơ học tập. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người văn minh hiện đại. Chính vì vậy trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và có hệ thống.
- Tập đọc với tư cách là 1 phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này. Đó là hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Thông qua việc dạy đọc phải làm cho các em học sinh thích đọc và thấy đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho các em thấy đó là con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ, đầy đủ và phát triển. Việc dạy đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh… Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.
- Muốn đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết giáo viên cần luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học. Muốn vậy,trước hết và thực chất phải giải quyết vấn đề phương ngữ. Mục tiêu của chúng ta là vươn đến một tiếng nói dân tộc thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh. Muốn như vậy chúng ta cần luyện cho học sinh phát âm chuẩn, đọc đúng, đọc hay.
- Phát âm chuẩn sẽ được nhiều cái lợi, trước hết nó giúp học sinh viết đúng chính tả sau đó còn giúp các em phát âm dễ dàng hơn khi học ngoại ngữ và các môn học khác.
- Vậy nhiệm vụ của người giáo viên khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phân môn tập đọc, cụ thể là rèn phát âm cho học sinh. Mục tiêu của việc rèn phát âm cho học sinh là các em phải đọc trơn, đọc thành thạo đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, diễn cảm. Học sinh luôn có ý thức đọc đúng, đọc hay.
Phần 2:Những lỗi phát âm mà học sinh thường mắc phải, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
1.Những lỗi phát âm học sinh tiểu học thường mắc phải trong quá trình học tập:
- Như chúng ta đều biết âm tiết (hay tiếng) trong Tiếng Việt có cấu tạo là : âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Song cũng có những âm tiết thiếu khuyết một vài bộ phận như âm đầu, âm đệm, âm cuối nhưng tiếng nào cũng phải có âm chính và thanh điệu.
- Xét theo cấu tạo âm tiết
+ Lỗi phát âm xảy ra ở âm đệm (ví dụ: hoa đọc thành ha, bánh cuốn đọc thành bánh quấn…)
+ Lỗi phát âm xảy ra ở phụ âm đầu: n/l; s/x.
+ Lỗi phát âm xảy ra ở thanh điệu (lẫn lộn giữa thanh sắc và thanh ngã; thanh hỏi và thanh nặng).
Ví dụ: sẵn sàng đọc là sắn sàng; quyển vở đọc là quyện vợ…
- Xét theo số lượng âm:
Học sinh phát âm sai một âm vị trong âm tiết hoặc sai đồng thời nhiều âm vị trong âm tiết (ví dụ: thay thế âm cuối (m) thành (p); thẩm phán đọc là thập phán; thay thế âm cuối (nh) thành (n); âm chính a thành ă.
ví dụ: loanh quanh đọc thành lăn quăn, xanh xanh đọc thành xăn xăn…
Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn học vần lớp 1A – Trường tiểu học Trực Thuận – Trực Ninh tôi nhận thấy học sinh lớp mình thường mắc phải các lỗi phát âm sau đây:
1.Phát âm sai phụ âm đầu: n/l.
2.Phát âm sai ở thanh điệu: hỏi đọc thành nặng, sắc đọc thành ngã.
2.Biện pháp sửa lỗi:
*Sửa lỗi phát âm sai phụ âm đầu n/l
a. Luyện phát âm đúng các âm n/l
b.Luyện phát âm các tiếng, từ có phụ âm đầu n/l kết hợp với tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách tra từ điển Tiếng Việt.
c. Luyện đọc các câu, đoạn văn thơ có các từ ngữ có phụ âm đầu n/l.
d.Luyện phát âm n/l qua các câu chuyện có nhiều từ ngữ chứa phụ âm đầu n/l.
e.Luyện phát âm n/l qua các bài hát có từ ngữ chứa phụ âm đầu n/l.
g. Luyện phát âm n/l trong giao tiếp hàng ngày.
Sửa lỗi phát sai ở thanh điệu (đọc thanh sắc thành thanh ngã và ngược lại, đọc thanh hỏi thành thanh nặng)
1.Luyện theo mẫu:
2.Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm:
3.Chữa lỗi phát âm bằng âm trung gian:
VỀ CÔNG TÁC DẠY PHÁT ÂM CHUẨN
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Phần 1: Nhiệm vụ của việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh tiểu học.
- Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học là môn học có nhiệm vụ hình thành cho học sinh năng lực hoạt động ngôn ngữ. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện ở 4 dạng hoạt động tương ứng là 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Môn đọc là phân môn vô cùng quan trọng trong chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng đọc - Đây là 1 kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học.
- Ở trường các em học sinh được nói, được đọc. Nhiều em đã biết đọc thành thạo, đọc diễn cảm. Song bên cạnh đó vẫn còn một vài em chưa có kỹ năng đọc. Các em chưa nắm chắc được công cụ để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Như chúng ta đều biết tất cả những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá khoa học xã hội, những tư tưởng tình cảm của loài người đều được ghi lại bằng chữ viết. Nếu các em không biết đọc, các em không thể tiếp thu nền văn minh nhân loại, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại.
- Biết đọc con người có khả năng tiếp nhận lên nhiều lần.Từ đây, các em biết tìm hiểu đánh giá cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc các em giao tiếp được với thế giới, thông hiểu tư tưởng tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm về văn chương các em không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ cao đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc các em sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho, không thể hình thành được một nhân cách phát triển toàn diện.
- Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì biết đọc càng trở lên vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp các em sử dụng nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, học ở mọi nơi, mọi lúc, học cả đời. Vì vậy, việc dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng. Dạy đọc có ý nghĩa rất ro lớn ở bậc tiểu học. Do đó đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh. đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc là công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo hứng thú và động cơ học tập. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người văn minh hiện đại. Chính vì vậy trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và có hệ thống.
- Tập đọc với tư cách là 1 phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này. Đó là hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Thông qua việc dạy đọc phải làm cho các em học sinh thích đọc và thấy đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho các em thấy đó là con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ, đầy đủ và phát triển. Việc dạy đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh… Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.
- Muốn đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết giáo viên cần luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học. Muốn vậy,trước hết và thực chất phải giải quyết vấn đề phương ngữ. Mục tiêu của chúng ta là vươn đến một tiếng nói dân tộc thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh. Muốn như vậy chúng ta cần luyện cho học sinh phát âm chuẩn, đọc đúng, đọc hay.
- Phát âm chuẩn sẽ được nhiều cái lợi, trước hết nó giúp học sinh viết đúng chính tả sau đó còn giúp các em phát âm dễ dàng hơn khi học ngoại ngữ và các môn học khác.
- Vậy nhiệm vụ của người giáo viên khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phân môn tập đọc, cụ thể là rèn phát âm cho học sinh. Mục tiêu của việc rèn phát âm cho học sinh là các em phải đọc trơn, đọc thành thạo đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, diễn cảm. Học sinh luôn có ý thức đọc đúng, đọc hay.
Phần 2:Những lỗi phát âm mà học sinh thường mắc phải, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
1.Những lỗi phát âm học sinh tiểu học thường mắc phải trong quá trình học tập:
- Như chúng ta đều biết âm tiết (hay tiếng) trong Tiếng Việt có cấu tạo là : âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Song cũng có những âm tiết thiếu khuyết một vài bộ phận như âm đầu, âm đệm, âm cuối nhưng tiếng nào cũng phải có âm chính và thanh điệu.
- Xét theo cấu tạo âm tiết
+ Lỗi phát âm xảy ra ở âm đệm (ví dụ: hoa đọc thành ha, bánh cuốn đọc thành bánh quấn…)
+ Lỗi phát âm xảy ra ở phụ âm đầu: n/l; s/x.
+ Lỗi phát âm xảy ra ở thanh điệu (lẫn lộn giữa thanh sắc và thanh ngã; thanh hỏi và thanh nặng).
Ví dụ: sẵn sàng đọc là sắn sàng; quyển vở đọc là quyện vợ…
- Xét theo số lượng âm:
Học sinh phát âm sai một âm vị trong âm tiết hoặc sai đồng thời nhiều âm vị trong âm tiết (ví dụ: thay thế âm cuối (m) thành (p); thẩm phán đọc là thập phán; thay thế âm cuối (nh) thành (n); âm chính a thành ă.
ví dụ: loanh quanh đọc thành lăn quăn, xanh xanh đọc thành xăn xăn…
Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn học vần lớp 1A – Trường tiểu học Trực Thuận – Trực Ninh tôi nhận thấy học sinh lớp mình thường mắc phải các lỗi phát âm sau đây:
1.Phát âm sai phụ âm đầu: n/l.
2.Phát âm sai ở thanh điệu: hỏi đọc thành nặng, sắc đọc thành ngã.
2.Biện pháp sửa lỗi:
*Sửa lỗi phát âm sai phụ âm đầu n/l
a. Luyện phát âm đúng các âm n/l
b.Luyện phát âm các tiếng, từ có phụ âm đầu n/l kết hợp với tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách tra từ điển Tiếng Việt.
c. Luyện đọc các câu, đoạn văn thơ có các từ ngữ có phụ âm đầu n/l.
d.Luyện phát âm n/l qua các câu chuyện có nhiều từ ngữ chứa phụ âm đầu n/l.
e.Luyện phát âm n/l qua các bài hát có từ ngữ chứa phụ âm đầu n/l.
g. Luyện phát âm n/l trong giao tiếp hàng ngày.
Sửa lỗi phát sai ở thanh điệu (đọc thanh sắc thành thanh ngã và ngược lại, đọc thanh hỏi thành thanh nặng)
1.Luyện theo mẫu:
2.Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm:
3.Chữa lỗi phát âm bằng âm trung gian:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoà
Dung lượng: 114,50KB|
Lượt tài: 4
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)