Giao an hoc ki I

Chia sẻ bởi Nguyễn Huỳnh Đức | Ngày 17/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: Giao an hoc ki I thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

PHẦN I
THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)
XI. CHÂU Á

Tiết 1 Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.
- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.
- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.
2.Về kĩ năng: Đọc, phân tích bản đồ tự nhiên châu Á, xác định được giới hạn châu Á .
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ tự nhiên châu Á. Lược đồ vị trí địa lí châu Á trên địa cầu.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định lớp: Sĩ số……….vắng………có phép……
2.Kiểm tra bài: Không.
3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH

HĐ1: Tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước châu Á:
Học sinh làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ bản đồ tự nhiên châu Á hoặc lược để đồ trả lời các câu hỏi:
● Hãy xác định giới hạn phần đất liền của châu Á trên bản đồ?Châu Á tiếp giáp với các đại dương và châu lục nào?
●Xác định điểm cực Bắc, cực Nam phần đất liền châu Á nằm trên vĩ độ nào?
●Quan sát kĩ H 1.1, em có nhận xét gì về tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của châu Á?
●Vị trí địa lí và kích thước có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu Á?
Bước 2: GVTK: Phần đất liền của châu Á nằm hoàn toàn ở bán cầu B và chủ yếu nửa cầu Đ. Cực Bắc mũi Sêliuxkin 77044’B, cực Nam mũi Piai 1016’B., có chiều rộng lớn hơn chiều dài khoảng 700 km.
GV chuẩn kiến thức:








HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản.
HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút:
Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm và giao việc:
Nhóm 1,2: Dựa vào H1. 2, hãy xác định các dãy núi chính và hướng núi chính, các đồng bằng rộng bậc nhất của châu Á trên bản đồ?
Nhóm 3,4: Dựa vào H1.2, hãy cho biết châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào? Xác định trên bản đồ các khu vực tập trung nhiều dầu mỏ và khí đốt của châu Á?
Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
●Nơi thấp nhất của châu Á là mép nước biển chết-400 m so với mực nước Địa Trung Hải, em hãy xác định trên bản đồ vị trí của biển chết?
Bước 3: GV chuẩn kiến thức:



1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục:















- Phần đất liền của châu Á nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á-Âu. giáp với 3 đại dương là BBD, TBD, AĐD, giáp châu Âu, Phi.
- Trải dài từ vùng xích đạo đến vùng cực Bắc.
=> Hình thành nhiều đới khí hậu từ B xuống N và phân hoá thành nhiều kiểu từ Đ sang T.
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản.













a. Đặc điểm địa hình:
- Địa hình chia cắt phức tạp:
+ Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính là: Đ – T và B – N, sơn nguyên cao đồ sộ, tập trung ở trung tâm.
+ Nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới: Ấn-Hằng, Hoa Bắc.
b. Khoáng sản:
- Khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn: Dầu mỏ và khí đốt, than, kim loại màu…


4. Củng cố, đánh giá:
1. Xác định trên bản đồ châu Á tiếp giáp với các biển, đại dương và các châu lục nào?
2. Nêu đặc điểm địa hình của châu Á? Xác định trên bản đồ các dãy núi cao, các sơn
nguyên đồ sộ nhất, các đồng bằng rộng lớn nhất của châu Á?
3. Học sinh chọn đáp án đúng nhất của các câu sau:
Sơn nguyên nào được mệnh danh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huỳnh Đức
Dung lượng: 286,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)