Giao an hoa hoc 10

Chia sẻ bởi Doan Thi Nhan | Ngày 17/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: giao an hoa hoc 10 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

1. ôn tập đầu năm (tiết 1)
I. Mục tiêu bài học.
Về kiến thức:
Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở bậc THCS gồm: Nguyên tử, nguyên tố hoá học, hoá trị, định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỉ khối của chất khí, dung dịch.
Về kỹ năng:
Rèn kỹ năng viết PTPƯ hoá học và giải bài toán hoá học dạng cơ bản, nâng cao.
II. Chuẩn bị.
- Học sinh ôn bài trước ở nhà.
- GV chuẩn bị giáo an, bài giảng.
III. tiến trình dạy học.
định tổ chức:
2. Tiến hành ôn tập:
Hoạt động của GV va HS
Nội dung

Hoạt động 1:
GV: ở lớp 8 các em đã được học về nguyên tử. Vậy nguyên tử là gì? có cấu tạo như thế nào?
HS: trả lời
GV: Nhận xét ( kết luận.

? Hãy so sánh khối lượng và điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử?
HS
GV: Nhận xét ( KL.

Do khối lượng hạt e quá nhỏ, chỉ bằng 1/1836 lần hạt p và hạt n ( có thể bỏ qua.
Nguyên tử:
*K/n: Là hạt vô cùng nhỏ bé cấu tạo nên chất.
*Cấu tạo nguyên tử :
- Lớp vỏ : e (-)
- Hạt nhân: p,n (+)
+ Lớp vỏ: chứa các hạt e cđộng xung quanh hạt nhân thành từng lớp e.
Điện tích của e = 1-
+ Hạt nhân: gồm 2 loại hạt p có qp = 1+ và hạt n có qn = 0
+ Nguyên tử trung hoà về điện ( số hạt p trong hạt nhân = số hạt e ở lớp vỏ.
*Khối lượng nguyên tử : Bằng tổng khối lượng các hạt cấu tạo nên nguyên tử.
Bài tập vận dụng : Biết nguyên tử Na có nguyên tử khối là 23, trong hạt nhân nguyên tử có 11 hạt p. Hãy xác định số hạt e,n,p cấu tạo nên nguyên tử Na.


Hoạt động 2:
? Nêu K/n nguyên tố hoá học? các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học thì có điểm gì chung?
HS
GV: Nhận xét( KL.
Nguyên tố Hoá học:
Là tập hợp các nguyên tử có cùng số hạt p trong hạt nhân.
Những nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học đều có tính chất hoá học giống nhau.


Hoạt động 3:
? Thế nào là hoá trị? Cơ sở để xđ Hoá trị? CT xđ Hoá trị?
HS
GV: Nhận xét ( KL.
Hoá trị:
Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác
hoá trị của một nguyên tố được xđ theo hoá trị của nguyên tố H (I), của O (II).
Công thức: AaxByb ( a.x = b.y
Biết 3 giá trị ( giá trị thứ 4
Bài tập vận dụng: BT1. Hãy tính hoá trị của C trong các hợp chất sau: CH4, CO, CO2.
BT2 . Hãy lập CTHH của các hợp chất khi biết hóa trị của chúng là:
A, Fe(II), NO3(II) B, Al(III),O(II)
C,Na(I), SO4(II)


Hoạt động 4:
?Hãy phát biểu định luật bảo toàn khối lượng?
HS:…
GV: Nhận xét, phân tích thêm.
Định luật bảo toàn khối lượng:
ND
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Doan Thi Nhan
Dung lượng: 2,22MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)