GIAO AN HOA 8 TIET 24

Chia sẻ bởi Nguyễn Chung | Ngày 23/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: GIAO AN HOA 8 TIET 24 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

GV: NGUYỄN HOÀNG CHUNG
TRƯỜNG THCS NGHINH UYÊN
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ
Trong các quá trình sau đây hãy cho biết đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hoá học? Giải thích?
a, Dây sắt cắt nhỏ thành từng đoạn
b, Dây sắt để lâu trong không khí bị gỉ( tạo ra oxít sắt từ)
c, Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
d, Vôi sống (CaO) hoà tan trong nước tạo ra Canxihyđrôxít Ca(OH)2
Đáp án
Hiện tượng vật lý là a và c vì không có chất mới tạo thành - Hiện tượng hoá học là b và d vì có chất mới tạo thành là oxít sắt từ và Canxihyđrôxít
Thế nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học?
- Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu( không tạo ra chất mới )
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất mới
- Hiện tượng vật lí khác hiện tượng hóa học ở điểm nào?
- Hiện tượng vật lý: Không có sự biến đổi về chất
- Hiện tượng hoá học: Có sự biến đổi chất này thành chất khác.
Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí N2 và khí H2 tạo ra amoniac NH3 ( Bài 1 trang 60 SGK)






N
N
H
H
H
H
H
H
N
N
H
H
H
H
H
H
Hãy cho biết:
a, Tên các chất tham gia và sản phẩm của phản ứng
b, Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra?
c, Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng bao nhiêu, có thay đổi không?

a, Chất tham gia là khí N2 và khí H2
Chất sản phẩm là amoniac NH3
b, Trước phản ứng hai nguyên tử H liên kết với nhau, hai nguyên tử N liên kết với nhau. Sau phản ứng cứ ba nguyên tử H liên kết với một nguyên tử N
Phân tử H2 và N2 biến đổi thành phân tử amoniac NH3
c ,Số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng, số nguyên tử H là 6 và số nguyên tử N là 2


Phản ứng hoá học là gì? Hãy nêu diễn biến của phản ứng hoá học và dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?
Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác

Diễn biến của PƯHH:Trong PƯHH chỉ có liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác
- Dấu hiệu nhận biết có PƯHH xảy ra: Có chất kết tủa tạo ra hoặc có chất khí thoát ra hoặc có sự thay đổi màu sắc, có sự phát sáng và toả nhiệt
Đốt cháy hết 12 gam kim loại Sắt (Fe) trong lưu huỳnh( S) thu được 18 gam Sắt sun fua( FeS). Khối lượng lưu huỳnh cần dùng là
A. 30 gam; B. 6 gam; C. 15 gam; D. Một kết quả khác
Đáp án: B. 6 gam. Vì theo định luật bảo toàn khối ta có: mFe + mS = mFeS
mS = mFeS – mFe = 18 – 12 = 6 gam



Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng?
Định luật: Trong một phản ứng hoá học tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
Viết công thức về khối lượng của phản ứng sau:
A + B C + D
Công thức khối lượng của phản ứng: mA + mB = mC + mD
Biết rằng kim loại kẽm Zn tác dụng với axít clohiđric HCl tạo ra khí hiđrô H2 và muối kẽm clorua ZnCl2
a, Lập phương trình hoá học của phản ứng
b, Cho biết tỉ lệ số nguyên tử kẽm lần lượt với số phân tử axít clohiđric và số phân tử hiđrô trong phản ứng?
Giải
a, - Viết sơ đồ phản ứng:
Phương trình chữ: A xít clohiđric + kẽm Kẽm clorua + Khí hiđrô
HCl + Zn ZnCl2 + H2
- Cân bằng: 2HCl + Zn ZnCl2 + H2
- Viết PTHH: 2HCl + Zn ZnCl2 + H2
b, Tỉ lệ: Số nguyên tử Zn : số phân tử HCl = 1 :2
Số nguyên tử Zn : số phân tử H2 = 1 :1

Phương trình hoá học biểu diễn gì? Gồm CTHH của những chất nào?
Phương trình hoá học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học
Phương trình hoá học gồm CTHH của các chất tham gia và các chất sản phẩm
Nêu các bước lập phương trình hoá học?
+ Các bước lập phương trình hoá học
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng
- Ghi PT chữ của phản ứng
- Thay tên các chất bằng CTHH của các chất
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Bước 3: Viết phương trình hoá học
Nêu ý nghĩa của phương trình hoá học
+ Ý nghĩa của phương trình hoá học: Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số các chất trong phản ứng
Bỏ quả trứng vào dung dịch axít clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ quả trứng. Biết rằng a xít clohiđric HCl đã tác dụng với canxi cacbonat CaCO3 ( có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua CaCl2, nước H2O và khí cacbonnic CO2. Hãy
a, Chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra
b, Lập phương trình hoá học của phản ứng trên, cho biết tỉ lệ giữa số phân tử CaCO3 lần lượt với số phân tử CaCl2 và H2O
c,Viết công thức về khối lượng của phản ứng hoá học trên và tính khối lượng axít HCl cần dùng, biết khối lượng CaCO3 tham gia phản ứng là 40 gam, khối lượng CaCl2 thu được là 25 gam, khối lượng khí cacbonnic là 17 gam và khối lượng H2O là 12 gam
b, - Viết sơ đồ
PT chữ: Canxi cacbonat + Axit clohiđric Canxi clorua + Khí cacbonic + nước
CaCO3 + HCl CaCl2 + CO2 + H2O
- Cân bằng: CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
- Viết PTHH: CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
c, Công thức về khối lượng của phản ứng
l

= 25 + 17 + 12 – 40 = 14(g)
Vậy khối lượng của axit clohiđric cần dùng là 14 gam
Đáp án
a, Dấu hiệu nhận biết có PƯHH xảy ra là: Sủi bọt ở vỏ quả trứng
Hoàn thành các phương trình hóa học sau
a, ?Ba + ? ?BaO
b, ?K + ? ?KOH + H2
c, ?Ca + ? ?CaO
d, ?Na + ? ?NaOH + H2

Giải
a, 2Ba + O2 2BaO
b, 2K + 2H2O 2KOH + H2
c, 2Ca + O2 2CaO
d, 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập 2, 3, 4, 5 SGK trang 60 - 61
Học ôn lại chương 1, 2 giờ sau kiểm tra 1 tiết
Hướng dẫn bài 5/ 61
a, Xác định x, y bằng cách lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi Al hoá trị III và nhóm SO4 hoá trị II
b, Lập PTHH theo 3 bước và cho biết tỉ lệ các chất theo yêu cầu của đề bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)