Giáo án GVG : Thi làm thơ năm chữ

Chia sẻ bởi Đỗ Trung Luyện | Ngày 11/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Giáo án GVG : Thi làm thơ năm chữ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 27/ 3/ 2016
Ngày dạy: 30/3/2016
Tiết 112: THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
I. Mức độ cần đạt:
- Ôn lại và nắm chắc các đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ.
- Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của thể thơ năm chữ.
- Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ.
- Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
3. Thái độ:
Yêu thích thể thơ năm chữ, trân trọng các sáng tác của các bạn.
4. Tích hợp:
Với thể thơ bốn chữ, với một số văn bản thơ năm chữ.
5. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, tư duy, hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Cảm thụ, tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị của GV và HS :
1. GV: Giáo án điện tử, bảng phụ
2. HS : Soạn bài, tập sáng tác các bài thơ năm chữ theo chủ đề quê hương, đất nước, loài vật,....
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Phương pháp: Thuyết trình
- Kĩ thuật: Động não
- Thời gian dự kiến: 5 – 7 phút

Thầy
Trò

1. Giáo viên mời học sinh đội văn nghệ lên trình bày
2. Dẫn dắt vào bài (từ phần giới thiệu của học sinh):
Từ lâu, thơ ca nói chung và thơ năm chữ nói riêng đã nói hộ con người cảm xúc của mình. Để hiểu hơn về thể thơ này, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học “Thi làm thơ năm chữ”.

- Học sinh đội văn nghệ lên biểu diễn
- Nêu cảm nhận về bài hát, dẫn dắt vào bài


- Nghe, ghi tên bài


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- Kĩ thuật: dự án, phỏng vấn, 321, lắng nghe và phản hồi tích cực.
- Thời gian dự kiến: 10 – 12 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuẩn KT - KN

- Khi tìm hiểu đặc điểm của một thể thơ, ta cần chú ý những đặc điểm nào?

- Khái quát (dựa vào kiến thức về thơ bốn chữ).


I. Đặc điểm của thể thơ năm chữ.

- Mời đại diện các nhóm lên trình bày bài tập đã chuẩn bị về đặc điểm của thơ năm chữ.

- Đại diện học sinh một nhóm lên trình bày phần chuẩn bị ở nhà về đặc điểm của thể thơ năm chữ



- GV có thể giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có)
- Các bạn còn lại lắng nghe và phản hồi tích cực hoặc nêu thắc mắc(1 HS điều khiển)


- Nhận xét chung về bài chuẩn bị của các em.



- GV chốt kiến thức về đặc điểm của thơ năm chữ.
Lưu ý HS về thơ năm chữ hiện đại và thể ngũ ngôn Đường luật.
Theo dõi
- Nguồn gốc: từ thể thơ năm tiếng trong thơ ca dân gian như: vè kể chuyện, tục ngữ, hay hát ví dặm Nghệ - Tĩnh.
- Số chữ : có năm chữ mỗi dòng.
- Số câu : không hạn định.
- Khổ thơ: thường mỗi khổ có 4 câu, hoặc 2 câu, hoặc không chia khổ.
- Gieo vần: Vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách.
- Ngắt nhịp: 2/3 hoặc 3/2
( linh hoạt )


- Có thể phỏng vấn thêm về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của thể thơ này
Trình bày hiểu biết cá nhân.


- Giới thiệu thêm về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài “Tiếng gà trưa.”
Nghe


- Đặt vấn đề: So sánh điểm giống và khác nhau giữa thơ bốn chữ và thơ năm chữ ?
Làm việc nhóm cặp đôi (1 phút)
- Đại diện nhóm chia sẻ.


- GV lưu ý HS điểm giống và khác nhau cơ bản giữa thơ bốn chữ và thơ năm chữ.
Theo dõi.


Hoạt động 3: Luyện tập – vận dụng
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề
- Kĩ thuật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Trung Luyện
Dung lượng: 76,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)