Giáo án ghép thành từng cặp các đối tượng có mối liên quan

Chia sẻ bởi Hà Thị Thùy | Ngày 05/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: giáo án ghép thành từng cặp các đối tượng có mối liên quan thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

GHÉP THÀNH CẶP NHỮNG
ĐỐI TƯỢNG CÓ MỐI LIÊN QUAN
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ biết ghép các cặp đối tượng có liên quan với nhau như: Bát thìa, ấm chén, bàn ghế, quần áo…
- Củng cố sự hiểu biết của trẻ về đồ dùng trong gia đình.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng sắp xếp đúng các đối tượng liên quan với nhau để thành một cặp.
- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo trong khi chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
- Trẻ có nề nếp học tập, có tinh thần đoàn kết, hợp tác với nhau khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Cái bàn, cái ghế đồ chơi, cái bát, cái thìa, cái ấm, cái chén thật, que chỉ, 2 bức tranh mỗi khung đã có sẵn một đối tượng, 2 rổ lô tô để ở hai ghế, 2 bảng từ, 2 bức tranh vẽ các đối tượng để trẻ nối, bút chì, nam châm.
- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 lô tô cái bàn, cái ghế, cái ấm, cái chén, cái bát, cái thìa để trong rổ, bảng con.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1. Ổn định - Gây hứng thú:
- Các con ơi! Chúng mình đang học chủ điểm gì?
- Cô biết có một bài thơ rất hay nói về đồ dùng trong gia đình đó là bài “Cái bát xinh xinh”. Bây giờ cô cùng các con đọc bài thơ này nhé.
- Chúng mình vừa cùng cô đọc bài thơ nói về cái gì?
- Cái bát là đồ dùng được dùng ở đâu?
- Vậy ngoài cái bát ra, trong gia đình của chúng mình còn có những loại đồ dùng gì?
- À! Trong gia đình cần phải có rất nhiều loại đồ dùng như đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ để mặc, để ngủ, nó bổ sung và hỗ trợ cho nhau thì sử dụng mới có hiệu quả được. Ví dụ có bát thì phải có thìa mới ăn cơm được, có dao thì phải có thớt mới thái được thức ăn, có quần thì phải có áo, có bàn phải có ghế…Vì vậy hôm nay cô sẽ dạy các con bài “Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan”.
- Cho trẻ nhắc lại tên bài 2-3 lần để trẻ nhớ.
2. Vào bài mới:
*Hoạt động 1: Cung cấp kiến thức mới
*Cô có một câu đố rất hay muốn thử tài lớp mình, chúng mình chú ý lắng nghe nhé.




- Đó là cái gì nhỉ các con?
- Đúng rồi! Chúng mình xem cô có cái gì đây?
- Cho trẻ xếp cái bàn ra bảng con của trẻ.
- Cái bàn dùng để làm gì?
- Có bàn để bày thức ăn, để học bài rồi thì các con cần cái gì để ngồi?
- Đúng rồi! Chúng mình xếp cái ghế cạnh cái bàn nào.
- Muốn ăn cơm ngon, muốn học bài được giỏi thì không thể thiếu ghế ngồi được. Vậy ghế và bàn ghép thành cặp đôi có mối liên quan với nhau đấy.
- Chơi “Cái gì biến mất” cất bàn ghế.
*Cô còn có một loại đồ dùng nữa, chúng mình xem cô có gì đây?
- Cho trẻ xếp cái bát ra bảng con của trẻ.
- Cái bát dùng để làm gì?
- Khi muốn xúc cơm ăn, ta cần đến cái gì?
- Đúng rồi! Chúng mình xếp cái thìa cạnh cái bát nào.’
- Cái bát và cái thìa là đồ dùng để làm gì?
- Có bát thì cần phải có thìa mới xúc cơm ăn được. Vậy cái bát và cái thìa ghép thành cặp đôi có mối liên quan với nhau đấy.
- Chơi “Cái gì biến mất” cất bát thìa.
*Cô còn có một loại đồ dùng nữa, muốn biết đó là cái gì chúng mình cùng chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng” nhé.
- Cô có cái gì đây?
- Cho trẻ xếp cái ấm ra bảng con của trẻ.
- Cái ấm dùng để làm gì?
- Khi muốn uống nước ta cần đến cái gì?
- Đúng rồi! Chúng mình xếp cái chén cạnh cái ấm nào.
- Cái ấm và cái chén là đồ dùng để làm gì?
- Có ấm thì phải có chén để rót nước ra uống. Vậy cái ấm và cái chén ghép thành cặp đôi có liên quan với nhau.
- Vừa rồi, cô và các con đã ghép thành cặp đối tượng có mối liên hệ như ấm chén, bàn ghế, bát thìa. Ngoài ra còn có rất nhiều cặp đối tượng khác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Thị Thùy
Dung lượng: 47,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)