GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ

Chia sẻ bởi Trương Văn Nguyệt | Ngày 12/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý thầy cô giáo !
THAM GIA
LỚP TẬP HUẤN MÔN ĐỊA LÍ
Lớp : 4- 5
Kính chào quý thầy cô giáo !
Báo cáo viên : Trương Văn Nguyệt


TẬP HUẤN CHƯƠNG TRÌNH

XMC & GDTTSKBC

MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4, 5





PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MÔN
ĐỊA LÍ LỚP 4 - 5

1. Sự cần thiết đổi mới chương trình
- Yêu cầu của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục mà tâm điểm là đổi mới chương trình giáo dục
- Mục tiêu giáo dục đã thay đổi =>thay đổi nội dung và phương pháp dạy học
- Nâng cao hơn chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục thường xuyên nói riêng
2. Chương trình Địa lí lớp 4, 5

a) Nhớ và trình bày được một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
- Bản đồ và cách sử dụng bản đồ.
- Thiên nhiên và hoạt động của con người ở một số vùng miền trên đất nước Việt Nam.
- Một số đặc điểm chính về tự nhiên, dân cư, kinh tế của Việt Nam và các châu lục, một số quốc gia đại diện cho các châu lục.
Mục tiêu

b) Hình thành và phát triển các kĩ năng:
- Học tập và nghiên cứu Địa lí: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các hiện tượng, sự vật địa lí; phân tích, sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu ở mức độ đơn giản.
- Thu thập, xử lí và trình bày thông tin địa lí.
- Vận dụng tri thức địa lí để giải thích ở mức độ đơn giản các hiện tượng, sự vật địa lí.
Kế hoạch dạy học
Lớp 4 : 17 tiết
(không bao gồm tiết ôn tập,kiểm tra)
- Bản đồ: 2 tiết
- Thiên nhiên và con người ở miền núi, trung du Việt Nam: 6 tiết
- Thiên nhiên và con người ở miền đồng bằng Việt Nam: 8 tiết
- Vùng biển, các đảo và quần đảo Việt Nam: 1 tiết.
Lớp 5 : 17 tiết
(không bao gồm tiết ôn tập,kiểm tra)
Địa lí Việt Nam: 11 tiết
- Địa lí tự nhiên : 5 tiết
- Địa lí dân cư : 1tiết
- Địa lí kinh tế : 5 tiết
Địa lí thế giới : 6 tiết
- Châu Á : 1tiết
- Các nước láng giềng của Việt Nam : 1tiết
- Châu Âu : 1tiết
- Châu Phi : 1tiết
- Châu Mĩ : 1tiết
- Châu Đại Dương và Châu Nam Cực : 1tiết
So sánh với chương trình Tiểu học
Thời lượng:
- Thời lượng dành cho phần Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5 ở Tiểu học: 35 tiết/ lớp
- Thời lượng dành cho phần Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 và lớp 5 của chương trình XMC& GD TT SKBC : 17 tiết/ lớp
Nội dung :
Nội dung Địa lí lớp 4 và lớp 5 của chương trình XMC& GDTTSKBC về cơ bản tương đương với nội dung Địa lí lớp 4 và lớp 5 của chương trình Tiểu học ở phổ thông.


II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
Các PPDH đặc trưng của bộ môn
1. Phương pháp sử dụng bản đồ
- Bước 1: Đọc tên bản đồ để biết đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ, đọc bảng chú giải của bản đồ để biết các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ bằng loại kí hiệu nào.
- Bước 2: Dựa vào bản đồ xác định vị trí địa lí, chỉ ra các dấu hiệu, đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ và rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.
- Bước 3: Dựa vào bản đồ và kiến thức đã học để xác lập mối liên hệ giữa các đối tượng và hiện tượng địa lí, để giải thích đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí và vận dụng các thao tác tư duy suy ra những kiến thức mà bản đồ không thể hiện trực tiếp.
2. Phương pháp sử dụng tranh ảnh địa lí
- Bước 1: Nêu tên của bức tranh để xác định xem bức tranh đó thể hiện đối tượng, hiện tượng địa lí nào? Ở đâu?
- Bước 2 : Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh hoặc mô tả hiện tượng, sự vật địa lí trong tranh.Vận dụng kiến thức đã học để xác định các mối quan hệ địa lí và giải thích đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh.
- Bước 3: Nêu biểu tượng và khái niệm địa lí trên cơ sở những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh
3. Phương pháp sử dụng số liệu thống kê, bảng số liệu
- Bước 1: Đọc tên của bảng số liệu, đơn vị và thời điểm đi cùng với các số liệu.
- Bước 2: Phân tích các số liệu tổng quát và rút ra nhận xét khái quát trước khi đi vào số liệu cụ thể.
- Bước 3: Tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình; xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh, đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng để rút ra nhận xét.
- Bước 4: Đặt các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu nhằm tìm ra kiến thức mới.
4. Phương pháp phân tích biểu đồ
Biểu đồ là hình thức biểu hiện trực quan của các số liệu, với mỗi loại biểu đồ sẽ có các cách phân tích riêng. Chẳng hạn với biểu đồ đường thì phải chú ý khai thác độ dốc và diễn biến của các đường, với biểu đồ hình cột thì phải chú ý khai thác độ cao thấp của các cột kết hợp phân tích các số liệu (nếu có) để đưa ra nhận xét từ tổng quát đến chi tiết; đồng thời với việc phân tích biểu đồ, HV cần vận dụng kiến thức đã học hoặc kinh nghiệm thực tế để giải thích những nhận xét, kết luận đã rút ra từ biểu đồ.
5. Phương pháp hình thành biểu tượng, khái niệm địa lí
a) Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí
Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí tốt nhất là hướng dẫn HV quan sát các hiện tượng, sự vật địa lí, có thể trực tiếp quan sát trên thực địa
Với những hiện tượng, sự vật địa lí không thể quan sát được do không có ở địa phương, không có tranh ảnh, GV nên dùng phương pháp mô tả.
b) Phương pháp hình thành khái niệm địa lí
Việc hình thành khái niệm mới có thể tiến hành bằng hai cách:
- Cách 1: GV hướng dẫn HV quan sát từng sự vật, hiện tượng địa lí riêng lẻ ( trên thực địa hoặc các phương tiện dạy học) để hình thành cho HV biểu tượng cụ thể về đối tượng, sau đó bổ sung các thuộc tính và khái quát thành khái niệm.
- Cách 2: Trên cơ sở những biểu tượng, khái niệm HV đã có, GV hướng dẫn HV so sánh, bổ sung thêm những thuộc tính mới để hình thành khái niệm mới.
Khi hướng dẫn HV xác lập các mối quan hệ nhân quả, GV cần giúp HV phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả. GV cũng nên giúp HV xây dựng các sơ đồ thể hiện các mối quan hệ nhân quả nhằm giúp HV dễ dàng nhận ra và biết cách hệ thống hoá các mối quan hệ này. Trong sơ đồ nên dùng mũi tên để thể hiện quan hệ giữa “nhân” và “quả”.
6. Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả
7. Phương pháp so sánh
- Khi lựa chọn các đối tượng cần so sánh, nên lựa chọn theo các tiêu chí nhất định, chẳng hạn so sánh các hiện tượng, sự vật địa lí gần gũi nhau hoặc cùng loại với nhau.
Ví dụ: so sánh dãy Hoàng Liên Sơn với Trung du Bắc Bộ hoặc Tây Nguyên
Phải làm nổi bật lên những vấn đề, các điểm mấu chốt cần so sánh
Ví dụ khi so sánh dãy Hoàng Liên Sơn với Tây Nguyên phải so sánh sự giống và khác nhau về địa hình, khí hậu, về hoạt động sản xuất...
Các PPDH khác
1. Phương pháp dạy học nhóm
Dạy học nhóm còn được gọi bằng tên khác như dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Phương pháp dạy học nhóm về đại thể được tiến hành như sau:
a. Làm việc toàn lớp :
- Giới thiệu chủ đề
- Thành lập nhóm
- Xác định nhiệm vụ các nhóm
b. Làm việc nhóm:
- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Chuẩn bị báo cáo kết quả.
c. Làm việc toàn lớp:
- Các nhóm trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả.
2. Phương pháp thuyết trình tích cực
Phương pháp thuyết trình bản chất là thụ động, song thuyết trình tích cực lại có khả năng phát huý tính tích cực học tập của người học, bởi trong quá trình thuyết trình, thỉnh thoảng GV dừng lại và nêu câu hỏi, mục đích của các câu hỏi này nhằm lưu ý HV tìm câu trả lời trong khi lắng nghe thuyết trình hoặc yêu cầu HV tự liên hệ và kết nối giữa nội dung bài đang học và nội dung các bài đã học trước đó.
Thiết kế kế hoạch bài học theo định hướng đổi mới PPDH
1. Định hướng đổi mới PPDH
Định hướng chung của đổi mới PPDH là “Tích cực hoá hoạt động học tập của người học”. Tích cực ở đây là tích cực trong hoạt động nhận thức, tích cực trong tư duy, tích cực một cách chủ động. Điều đó có nghĩa là HV chủ động trong toàn bộ quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.
2. Thiết kế kế hoạch bài học
Để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động của HV trong hoạt động học tập, việc soạn giáo án hiện nay không đơn thuần chỉ là việc tóm tắt những nội dung chính của SGK, mà giáo án phải là một bản thiết kế các hoạt động của GV và HV trên lớp. Vì vậy, việc soạn giáo án hiện nay còn được gọi là thiết kế kế hoạch bài học (KHBH).
Các bước thiết kế kế hoạch bài học
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học
Trên cơ sở nội dung của mỗi bài, GV cần nêu lên một cách cụ thể về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HV cần có được sau bài học đó; cần sử dụng các động từ khi xác định MT bài học (động từ hoá MT).
- Bước 2: Xác định kiến thức trọng tâm, các nội dung chính của bài.
- Bước 3: Thiết kế các hoạt động của GV và HV
Căn cứ vào MT, nội dung của bài và các phương tiện dạy học (PTDH) có thể có được để thiết kế các hoạt động. Các hoạt động cần được sắp xếp hợp lí theo tiến trình của bài dạy và đa dạng về mặt hình thức như HV làm việc cá nhân, làm việc nhóm, cặp hay cả lớp.
Kết quả của bước này là GV lập được kế hoạch bài học chi tiết, bao gồm các hoạt động của GV và HV trong quá trình dạy học trên lớp.


III. VẤN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. Về yêu cầu kiểm tra, đánh giá
- Kết quả KTĐG phải phản ánh được việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục môn Địa lí lớp 4,5 đã được xác định trong CT XMC&GDTTSKBC và thể hiện cụ thể ở chuẩn kiến thức, kĩ năng .
- Đảm bảo kiểm tra được các kiến thức, kĩ năng cơ bản trong chương trình mà HV đã được học, tránh kiểm tra những kiến thức, kĩ năng nằm ngoài chương trình.
- Đề kiểm tra và đáp án phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Nội dung kiểm tra phù hợp với thời gian kiểm tra
- Đảm bảo tính khách quan trong đánh giá.
2. Về nội dung kiểm tra, đánh giá
Kiến thức: Kết quả học tập địa lí của HV được đánh giá theo 3 mức độ:
- Mức độ nhận biết (ghi nhớ, tái hiện) như: ghi nhớ các dấu hiệu đặc trưng của các khái niệm địa lí, ghi nhớ một số địa danh, số liệu ...
Mức độ hiểu: giải thích, phân tích được các mối quan hệ địa lí, các sự vật, hiện tượng địa lí (ở mức độ đơn giản).
Mức độ vận dụng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thường gặp trong thực tiễn (những vấn đề đơn giản) có liên quan đến kiến thức đã học.
Kĩ năng : Do đặc điểm về mặt nội dung của chương trình Địa lí lớp 4,5 và cách trình bày nội dung trong SGK, nên việc kiểm tra, đánh giá kĩ năng của HV cần tập trung vào kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ ; nhận xét các hiện tượng, sự vật địa lí qua tranh ảnh; phân tích số liệu; vận dụng kiến thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí đơn giản.
3. Về phương pháp kiểm tra, đánh giá
Trắc nghiệm là phương pháp hữu hiệu để KT, ĐG KQHT
3.1. Phương pháp trắc nghiệm vấn đáp dùng để kiểm tra bài hằng ngày hoặc thi cử.
3.2. Phương pháp trắc nghiệm viết
a)Trắc nghiệm tự luận : Loại TN này đòi hỏi HV phải trả lời các câu hỏi bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có trong một bài viết dài.
Trắc nghiệm tự luận cho phép đánh giá được sự hiểu biết, năng lực trí tuệ, khả năng diễn đạt của HV.
Vì vậy, loại TN này thường được sử dụng trong trường hợp yêu cầu HV phân tích các mối quan hệ địa lí; chứng minh, giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí (ở mức độ đơn giản).
b) Trắc nghiệm khách quan
Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm mà trong đó mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết đòi hỏi HV phải viết câu trả lời ngắn hoặc lựa chọn một câu trả lời gọi là trắc nghiệm khách quan (TNKQ).
Loại TN này bao gồm nhiều câu hỏi nên có thể kiểm tra được một phạm vi rất rộng của chương trình môn học, do đó độ tin cậy của bài trắc nghiệm cao hơn; kết quả kiểm tra, đánh giá khách quan hơn, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người chấm bài.
Các loại câu hỏi TNKQ
(1). Trắc nghiệm đúng – sai
Loại TN này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu ( hay một nhận định) và HV sẽ lựa chọn một trong 2 phương án trả lời để khẳng định câu phát biểu (nhận định đó) là đúng hay sai.
Ví dụ: Câu dưới đây đúng hay sai?
“ Sông ngòi nước ta phần lớn là sông nhỏ và ngắn do phần đất liền của nước ta hẹp ngang và nằm sát biển”
(2). Trắc nghiệm điền khuyết
Loại TN này đòi hỏi HV căn cứ vào các dữ liệu đã cho hoặc dựa vào kiến thức đã học mà tìm từ hay cụm từ điền vào chỗ chấm (...) cho phù hợp với nội dung của câu hỏi.
Ví dụ: Tìm các cụm từ thích hợp và điền vào các chỗ chấm (....) trong câu sau:
“ Châu Đại Dương có số dân ....................trong các châu lục có dân cư sinh sống. Dân cư gồm hai thành phần chính là người ....................và người ....................”.
(3). Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi
Loại TN này có 2 cột gồm những từ (nhóm từ hoặc câu) đòi hỏi HV phải ghép đúng từng cặp từ (nhóm từ hoặc câu) ở 2 cột với nhau sao cho đúng về nội dung.
Ví dụ: Nối mồi ý ở cột bên trái với một ý ở cột bên phải cho đúng:
Khoáng sản Nơi phân bố chủ yếu
1.Than a. Lào Cai
2. Dầu mỏ b.Vùng thềm lục địa phía Nam
3. A-pa-tit c. Tây Nguyên
4. Bô-xit d. Quảng Ninh
(4). Trắc nghiệm câu trả lời ngắn
Loại TN này đòi hỏi HV viết câu trả lời ngắn thích hợp căn cứ vào câu hỏi nêu ra.
Ví dụ: Liệt kê 3 hậu quả của việc tàn phá rừng:
(1)............................................................................................................................................................
(2)............................................................................................................................................................
(3)............................................................................................................................................................
(5). Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Loại trắc nghiệm này có hai phần: “phần dẫn” nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hay nêu một câu hỏi và phần “lựa chọn”gồm một số phương án trả lời ( thường là 4 phương án), HV phải chọn để đánh dấu vào một phương án đúng (hoặc phương án sai). Ví dụ:
Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý đúng trong câu sau:
Trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm trên:
A. 500.000 người
B. 1 triệu người
C. 1,5 triệu người
D. 2 triệu người

PHẦN THỨ HAI
GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
TÀI LIỆU HỌC ĐỊA LÍ LỚP 4, 5
CẤU TRÚC CHUNG CỦA TÀI LIỆU
1. Lớp 4
- Phần mở đầu ( gồm 2 bài về bản đồ)
- Phần Lịch sử
- Phần Địa lí
- Ôn tập học kì I và ôn tập cuối năm

Phần Địa lí gồm 15 bài:
- Bài 1 và 2: Dãy Hoàng Liên Sơn
- Bài 3: Trung du Bắc Bộ
- Bài 4 và 5: Tây Nguyên
- Bài 6: Thành phố Đà Lạt
- Bài 7 và 8: Đồng bằng Bắc Bộ
- Bài 9: Thủ đô Hà Nội
- Bài 10 và 11: Đồng bằng Nam Bộ
- Bài 12: Thành phố Hồ Chí Minh
- Bài 13 và 14:Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
- Bài 15: Biển, đảo và quần đảo
2. Lớp 5
- Tài liệu Lịch sử và Địa lí lớp 5 có hai phần: Lịch sử và Địa lí.
- Phần Địa lí gồm 17 bài. Trong đó :
* Địa lí Việt Nam có 10 bài:
- Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Bài 2: Địa hình và khoáng sản
- Bài 3: Khí hậu
- Bài 4: Sông ngòi
- Bài 5: Đất và rừng
- Bài 6: Dân số và phân bố dân cư ở nước ta
- Bài 7: Nông nghiệp
- Bài 8: Lâm nghiệp và thuỷ sản
- Bài 9: Công nghiệp
- Bài 10: Giao thông vận tải. Thương mại và du lịch.
* Địa lí Thế giới có 6 bài:
- Bài 11: Châu Á
- Bài 12: Khu vực Đông Nam Á. Các nước láng giềng của Việt Nam.
- Bài 13: Châu Âu
- Bài 14: Châu Phi
- Bài 15: Châu Mĩ
- Bài 16: Châu Đại Dương và châu Nam Cực.
* Bài 17: Hướng dẫn ôn tập.
CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU
1. Cấu trúc của một bài học trong tài liệu Địa lí lớp 4,5 gồm các thành phần sau:
- Thông báo, cung cấp thông tin (nội dung) bằng kênh chữ và hình.
- Các câu hỏi, bài tập giữa bài gợi ý việc xử lí thông tin
- Kết quả cần đạt được (những kiến thức học viên cần nắm được sau mỗi bài ).
- Câu hỏi, bài tập cuối bài.
Vì vậy khi sử dụng tài liệu, GV cần lưu ý một số điểm sau:
a) Nội dung của chương trình được chú trọng thể hiện một cách đồng bộ trên cả 2 kênh chữ và hình. Vì vậy, cùng với bài viết, kênh hình trong SGK phải được GV sử dụng tối đa để hướng dẫn HV khai thác kiến thức (thu thập thông tin) trong khi giảng dạy.
b) Trong các bài học, ở mỗi mục đều có các câu hỏi gợi ý cho GV hướng dẫn HV khai thác, lĩnh hội kiến thức. Đồng thời cũng tạo điều kiện để HV có thể tự lực tiếp cận, khai thác kiến thức qua việc trả lời các câu hỏi đó.
Các câu hỏi giữa bài cũng có thể là những câu hỏi nhằm khai thác vốn sống và kinh nghiệm thực tế của HV, nên trong giảng dạy GV cũng cần quan tâm đến loại câu hỏi này.
c) Những nội dung cần ghi nhớ, đồng thời cũng là những kiến thức cơ bản của bài học được in đậm và đóng khung ở cuối mỗi bài, giúp HV biết và nắm được các kiến thức cơ bản của mỗi bài.
d) Câu hỏi cuối bài bao gồm 2 loại câu hỏi: tự luận và trắc nghiệm khách quan. GV có thể sử dụng những câu hỏi này để đánh giá việc lĩnh hội kiến thức của HV sau bài học, qua đó GV kịp thời uốn nắn, bổ sung những chỗ HV còn hiểu sai hoặc chưa đầy đủ.
2. Về nội dung :
Các sự vật và hiện tượng địa lí trong tài liệu chỉ giới hạn ở mức độ mô tả mang tính định tính và gần gũi với thực tiễn, với kinh nghiệm của HV. Với mỗi khái niệm chỉ đưa ra một vài dấu hiệu, thuộc tính phù hợp với khả năng nhận thức của HV và với yêu cầu mức độ cần đạt trong chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình.
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, GV không nên đi quá sâu vào các nội dung, cũng như hạn chế yêu cầu HV phân tích, giải thích, mà chủ yếu chỉ cho HV nhận xét các hiện tượng, sự vật địa lí.


PHẦN THỨ BA
HƯỚNG DẪN DẠY HỌC
CÁC DẠNG BÀI
I. LỚP 4
Tài liệu học lớp 4 có 3 dạng bài, đó là:
1. Bản đồ
2. Thiên nhiên và con người ở miền núi, trung du và ở miền đồng bằng Việt NamViệt Nam
3. Vùng biển, các đảo và quần đảo.
1. BẢN ĐỒ
a) Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Nêu được định nghĩa bản đồ và biết một số yếu tố của bản đồ
+ Nêu được trình tự các bước sử dụng bản đồ ( ở mức độ đơn giản)
- Kĩ năng:
Đọc bản đồ
b) Gợi ý dạy học
Để dạy bài này, GV cần chuẩn bị một vài bản đồ có nội dung và tỉ lệ khác nhau, ví dụ như bản đồ Địa lí tự nhiên Thế giới, Tự nhiên châu Á, Tự nhiên Việt Nam ...
Phương pháp dạy học:
- Quan sát bản đồ
- Thực hành
- Thuyết trình giảng giải
2. Thiên nhiên và con người ở miền núi, trung du và ở miền đồng bằng Việt Nam
a) Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu, đất, sông ngòi của miền núi, trung du (dãy Hoàng liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây nguyên) và miền đồng bằng (đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền Trung) Việt Nam.
+ Nhớ tên một số dân tộc thiểu số ở miền núi, trung du và tên một số dân tộc sống ở đồng bằng. Nêu được sự phân bố dân cư ở miền núi và ở miền đồng bằng.
+ Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở miền núi, trung du và miền đồng bằng.



+ Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt, thủ đô Hà nội và TP Hồ Chí Minh.
- Kĩ năng:
+ Sử dụng bản đồ (xác định vị trí các dãy núi, cao nguyên, đồng bằng; các con sông lớn; các thành phố...trên bản đồ)
+ Phân tích bảng số liệu thống kê ( nhiệt độ, lượng mưa, diện tích rừng trồng, sản lượng thuỷ sản...)
+ Sử dụng tranh ảnh để mô tả nhà ở, trang phục của một số dân tộc; nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân.
b) Gợi ý dạy học
* Về nội dung:
(1) Cần làm rõ đặc điểm tự nhiên nổi bật của các vùng miền khác nhau.
(2) Chú ý phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với hoạt động sản xuất của người dân ở các vùng miền.
(3) Về dân cư, dân tộc:
- Cần làm rõ sự phân bố các dân tộc; đặc điểm trang phục, nhà ở...của các dân tộc ở các vùng miền.
- Chú ý khai thác những nét văn hoá - xã hội đặc sắc của các dân tộc ở các vùng miền.

* Về phương pháp:
(1) Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: lược đồ, bản đồ, tranh ảnh.
(2) Phương pháp sử dụng số liệu thống kê
(3) Phương pháp phân tích mối quan hệ địa lí
(4) Phương pháp so sánh
II. LỚP 5
1. Địa lí Việt Nam, gồm các dạng bài:
- Địa lí tự nhiên
- Địa lí dân cư
- Địa lí kinh tế
2. Địa lí các châu lục ( bao gồm cả địa lí một số quốc gia)

1.1. Địa lí tự nhiên


a) Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Mô tả sơ lược vị trí và giới hạn nước Việt Nam.
+ Nêu được một số đặc điểm chính của tự nhiên Việt Nam (địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng).
+ Nêu được mối quan hệ giữa khí hậu và sông ngòi, biển.
+ Phân tích được vai trò của sông ngòi, biển đối với tự nhiên và đời sống, sản xuất.

- Kĩ năng:
+ Xác định vị trí, giới hạn phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ.
+ Sử dụng bản đồ ( chỉ các dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn; một số mỏ khoáng sản; một số sông lớn; nơi phân bố một số loại đất và rừng)
+ Nhận biết và mô tả rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn qua tranh ảnh
+ Nhận xét bảng số liệu về khí hậu.
b) Gợi ý dạy học


* Về nội dung:
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
+ Làm rõ vị trí địa lí và ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta đối với việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm cả vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Các thành phần tự nhiên:
+ Cần nêu được đặc điểm chính của mỗi thành phần tự nhiên
+ Cần phân tich mối quan hệ giữa vị trí địa lí với tự nhiên ( với khí hậu), giữa các thành phần tự nhiên ( biển với khí hậu; khí hậu và địa hình với sông ngòi, rừng; địa hình với đất).
+ Làm rõ vai trò của các thành phân tự nhiên (khí hậu, biển, sông ngòi, đất và rừng ) đối với đời sống và sản xuất.

* Về phương pháp:
(1) Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: lược đồ, bản đồ, tranh ảnh.
(2) Phương pháp sử dụng số liệu thống kê
(3) Phương pháp phân tích mối quan hệ địa lí
(4) Sử dụng phương pháp đàm thoại để khai thác vốn sống của HV
1.2. Địa lí kinh tế
a) Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Nêu được một số đặc điểm nổi bật về sản xuất và phân bố của nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.
+ Nêu được một số đặc điểm nổi bật về sản xuất và phân bố của công ở nước ta. Nhớ tên 2 trung tâm công nghiệp lớn.
+ Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông, thương mại và du lịch của nước ta. Nhớ tên một số địa điểm du lịch lớn.
- Kĩ năng:
+ Sử dụng bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ để nhận xét tình hình sản xuất, phân bố của các ngành nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp; giao thông vận tải.
+ Chỉ trên bản đồ một số trung tâm công nghiệp, ngành công nghiệp; một số tuyến đường và đầu mối giao thông chính; một số địa điểm du lịch lớn ở nước ta.
b) Gợi ý dạy học

* Về nội dung
- Nông nghiệp: Cơ cấu ngành nông nghiệp; tình hình phát triển và phân bố của ngành trồng trọt, chăn nuôi; một số nông sản chủ yếu.
- Lâm nghiệp : Các hoạt động ,tình hình phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp.
- Thuỷ sản: Điều kiện phát triển; tình hình phát triển và phân bố của ngành thuỷ sản.
- Công nghiệp: tình hình phát triển công nghiệp và nghề thủ công; phân bố công nghiệp nói chung và phân bố các ngành công nghiệp nói riêng.
- Giao thông vận tải. Thương mại và du lịch: Tình hình phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải; các hoạt động của ngành thương mại; điều kiện phát triển và tình hình phát triển ngành du lịch.
* Về phương pháp:
(1) Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: lược đồ, bản đồ, tranh ảnh.
(2) Phương pháp sử dụng số liệu thống kê, biểu đồ
(3) Phương pháp phân tích mối quan hệ địa lí
(4) Sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi ý HV liên hệ với sự phát triển các ngành kinh tế ở địa phương
Địa lí thế giới
a) Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Biết được tên 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới.
+ Mô tả được vị trí, giới hạn của các châu: Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại Dương, Nam Cực.
+ Nêu được một số đặc điểm điển hình về địa hình, khí hậu của các châu: Á, Âu, Phi, Mĩ; một số khác biệt về tự nhiên giữa phần lục địa
Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo của châu Đại Dương; một số đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực.

+ Nêu được một số đặc điểm dân cư và hoạt động sản xuất của người dân ở các châu: Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại Dương.
+ Nêu được một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á và các nước láng giềng của Việt Nam ( Căm-pu-chia, Lào, Trung Quốc);
+ Nêu được một số đặc điểm nổi bật của các nước: Liên bang Nga và Pháp (châu Âu), Ai Cập ( ở châu Phi), Hoa Kì( châu Mĩ), Ô-xtrây-li-a (châu Đại dương).
- Kĩ năng:
+ Nhận biết vị trí các châu lục và đại dương trên bản đồ.
+ Sử dụng quả Địa cầu và bản đồ: Xác định vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của các châu: Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại Dương, Nam Cực.
+ Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận xét và rút ra kết luận về đặc điểm dân cư và hoạt động sản xuất của người dân ở các châu: Á, Âu, Phi, Mĩ.
+ Chỉ trên bản đồ và đọc tên nước, tên thủ đô các nước láng giềng của Việt Nam, của Ai Cập; Liên bang Nga; Pháp; Hoa Kì; Ô-xtrây-li-a.
b) Gợi ý dạy học
* Về nội dung
- Vị trí địa lí và giới hạn của các châu.
- Một số đặc điểm điển hình về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của người dân ở các châu lục.
- Một số đặc điểm nổi bật của các quốc gia ở các châu lục.

* Về phương pháp:

(1) Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: lược đồ, bản đồ, tranh ảnh.
(2) Phương pháp phân tích mối quan hệ địa lí
(3) Phương pháp so sánh
GIÁO ÁN MINH HOẠ
Bài 4 : SÔNG NGÒI
I.Mục Tiêu:
1/ Kiến Thức:
- Nêu được tên các con sông lớn của Việt Nam ở các miền ( Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ).
- Trình bày được đặc điểm và vai trò của các sông lớn ở nước ta đối với đời sống và sản xuất của nhâ dân ta.
2/ Kỹ Năng:
Sử dụng bản đồ Việt Nam để xác định tên các sông lớn ở các miền. Nhất là tên các sông chảy qua trên địa phương mình đang sinh sống.
3/ Thái độ:
Phản đối việc phá rừng làm ảnh hưởng đến lưu lượng nước và dòng chảy của các sông gây lũ lụt; xả nước thải làm ô nhiễm nguồn nước ở các sông. Sẵn sàng tham gia bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm.
II THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ sông ngòi Việt Nam.
- Tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, đê, cầu, phà……
- Phiếu học tập.
III TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ Kiểm tra bài củ:
Dựa vào bài tập 5 ( trang 56 SGK) của bài Khí hậu để kiểm tra bài củ cho HV.
2/ Mở bài:
GV nêu một vài ý hoặc câu hỏi liên quan đến nội dung bài học, nhằm định hướng nhận thức của HV.
vd : Các bạn có biết ở tỉnh Bình Phước ta có những con sông nào chảy qua không? ( sông Bé, sông Sài Gòn,sông Đồng Nai)
Đặc biệt Sông Bé đã mang lại lợi ích gì cho việc phát triển kinh tế ở tỉnh ta?
Ngoài sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, các bạn còn biết tên các con sông nào khác nữa không?
3/ Bài mới:
a/ Mạng lưới sông ngòi và lượng nước lên xuống trên sông theo mùa:
Hoạt động 1: HV làm việc cá nhân


Bước 4: GV chốt kiến thức
Nước ta có nhiều sông ngòi, nhưng phần lớn là sông nhỏ và ngắn. Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa và lượng mưa lên xuống theo mùa.
b/ VAI TRÒ CỦA SÔNG NGÒI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT
Hoạt động 2:
HV thảo luận theo nhóm nhỏ ( tuỳ theo số lương HV của lớp, có thể chia 1 nhóm t? 3-5 HV)
Hoaït ñoäng 3:
- GV choát kieán thöùc:
+ Nöôùc ta coù nhieàu soâng ngoøi, nhöng phaàn lôùn laø nhöõng soâng nhoû. Soâng ngoøi nöôùc ta nhieàu nöôùc, giaøu phuø sa vaø löôïng nöôùc leân xuoáng theo muøa. Soâng nhoøi coù vai troø quan troïng ñoái vôùi saûn xuaát vaø ñôøi soáng cuûa nhaân daân.
+ Troàng röøng, khoâng xaû nöôùc thaûi nguoàn nöôùc.
+ Xaây hoà, ñaáp ñaäp, tích luyõ nöôùc phuïc vuï saûn xuaát.
+ Xaây döïng nhaø maùy thuyû ñieän.
C/ Ñaùnh giaù: Döïa vaøo baøi hoïc haõy ñieàn noäi dung thích hôïp vaøo caùc oâ troáng treân sô ñoà döôùi ñaây:

SÔNG NGÒI SÔNG NGÒI SÔNG NGÒI
BẮC BỘ TRUNG BỘ NAM BỘ
TÊN SÔNG:
HỔ:
NHÀ
MÁY
THUỶ
ĐIỆN:
TÊN SÔNG:
HỔ:
NHÀ
MÁY
THUỶ
ĐIỆN:
TÊN SÔNG:
HỔ:
NHÀ
MÁY
THUỶ
ĐIỆN:
IV HOAÏT ÑOÄNG NOÁI TIEÁP :

Söu taàm tranh aûnh, baøi vieát veà caùc danh lam thaéng caûnh ven caùc soâng lôùn ôû nöôùc ta.

TÊN SÔNG:
HỔ:
NHÀ MÁY
THUỶ ĐIỆN:
Phiếu hoc tập
1. Đọc phần kenh chữ mục 2 nêu ảnh hưởng của khío hậu đối với lượng nước trên các sông ở nước ta.
2. Nêu ảnh hưỡng mưa lũ, nắng hạn đốivớiđời sống nhân dân.
3. Xác đinh trên lượcđồ (H1)SGK, nêu tên các con sông lớn ở các miền, các hồ, các nhà máy thuỷ điện trên đất nước ta.
SÔNG NGÒI MIỀN............
Xin chõn th�nh cỏm on
Chọn c©u tr¶ lêi ®óng
Bài cũ
A. Vùng núi và cao nguyên
B. Vùng núi và trung du
C. Đồng bằng và ven biển
Câu 2: Trung t©m c«ng nghiÖp lín nhÊt n­íc ta lµ:

A. Hµ Néi
B. H¶i Phßng
C. Thµnh phè Hå ChÝ Minh
Câu 3: Kể tên các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện lớn ở nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
Câu 1: C¸c ngµnh c«ng nghiÖp n­íc ta ph©n bè tËp trung ë:
Địa lí
1.Các loại hình giao thông vận tải
Hãy kể tên các loại hình giao thông ở nước ta mà em biết.
Địa lí
Giao thông vận tải

- N­íc ta cã ®ñ c¸c lo¹i h×nh giao th«ng vËn t¶i.
+ Đường bộ.
+ Đường sắt.
+ Đường thuỷ: Gồm đường sông, đường biển.
+ Đường hàng không.
1.Các loại hình giao thông vận tải
Địa lí
Giao thông vận tải

+ Đường bộ :
Gồm các phương tiện: Các loại ô tô, xe máy, xe đạp, xe ngựa, xe bò, xe ba bánh.
+ Đường sắt:
Tàu hoả
+ Đường thuỷ:
Đường sông: thuyền, tàu thuỷ, ca nô, sà lan.
Đường biển: tàu biển
+ Đường hàng không:
Máy bay
1.Các loại hình giao thông vận tải
Địa lí
Giao thông vận tải

Ô tô
Xe máy
Xe đạp
Xe ngựa
Thuyền
Ca nô
Tàu thuỷ
Tàu biển
Tàu hoả
Máy bay
Tình hình vận chuyển của các loại hình giao thông.
Biểu đồ khối lượng hàng hoá vận chuyển phân
theo loại hình vận tải năm 2003
Quan sát biểu đồ,
cho biết loại hình
vận tải nào có vai trò
quan trọng nhất trong
việc chuyên chở
hàng hoá
Đường ô tô có vai trò
quan trọng nhất, chở
được khối lượng
hàng hoá nhiều nhất
Ùn tắc giao thông đường bộ
Ùn tắc giao thông đường thuỷ
Một số hình ảnh tai nạn giao thông
1.Các loại hình giao thông vận tải
Địa lí
Giao thông vận tải

- N­íc ta cã ®ñ c¸c lo¹i h×nh giao th«ng vËn t¶i.
-Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất, chở được
khối lượng hàng hoá nhiều nhất
2. Phân bố một số loại hình giao thông.
Quan sát lược đồ, tham khảo thông tin SGK thaûo luaän nhoùm 5, hoaøn thaønh phieáu baøi taäp trong voøng 4 phuùt
Lược đồ giao thông vận tải
Phiếu học tập
Bài 1.Đánh dấu X trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây.
Mạng lưới giao thông nước ta:
a.Tập trung ở các đồng bằng b.Tập trung ở phía Bắc c.Toả đi khắp nơi
2. So với các tuyến đường chạy theo chiều Đông – Tây thì các tuyến đường chạy theo chiều Bắc - Nam :
a. Ít hơn b. Nhiều hơn c. Bằng nhau
Bài2. Viết câu trả lời vào chỗ chấm:
1. Quốc lộ dài nhất nước ta là: ……………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Đường sắt dài nhất nước ta là:………………………………………………………………………………………………………………………………..
3. Các sân bay quốc tế nước ta là:…...................................................................................................................................
4. Các cảng biển lớn ở nước ta là:............................................................................................................................................
5. Các đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta là:……………………………………………………………………………………..
Đường sắt Bắc - Nam
Nội Bài (HN); Tân Sơn Nhất( TPHCM); Đà Nẵng
Hải Phòng; Đà Nẵng; TP Hồ Chí Minh
Hà Nội; TP Hồ Chí Minh
Quốc lộ 1A
X
X
2. Phân bố một số loại hình giao thông.
2. Phân bố một số loại hình giao thông.
M?t do?n du?ng qu?c l? 9
Một đoạn đường Hồ Chí Minh
Địa lí
1.Các loại hình giao thông vận tải.
- Nước ta có nhiều loại hình giao thông vận tải.
2. Ph©n bè mét sè lo¹i h×nh giao th«ng.
-Nöôùc ta coù maïng löôùi giao thoâng toaû ñi khaép ñaát nöôùc
NhiÒu tuyÕn giao th«ng chÝnh ch¹y theo chiÒu B¾c - Nam
Bài học
Nước ta có nhiều loại hình giao thông vận tải.
Đường sắt Bắc- Nam và quốc lộ 1A là hai tuyến
đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước .
Giao thông vận tải
Bài tập
C. Một số đường giao thông có chất lượng cao.
2. Đường quốc lộ dài nhất nước ta là:
A Đường 9
B Đường Hồ Chí minh
C Đường 1A
3. Nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều:
A Bắc - Nam
B Đông - Tây
C Tây bắc - Dông nam
Chọn câu trả lời đúng: (A hoặc B hoặc C )
B. Nhiều loại du?ng giao thông nhưng chất lượng chưa cao.
1. Nước ta có:
A. Nhiều loại đường giao thông có chất lượng cao
kính chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ
V� Cể M?T NG�Y NGH? CU?I TU?N TH?T
H?NH PH�C
Về nhà học thuộc bài học
Xem trước bài: Thương mại và du lịch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Văn Nguyệt
Dung lượng: 4,89MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)