Giáo án : Diện tích Hình bình hành( PP BTNB )

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phước | Ngày 05/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Giáo án : Diện tích Hình bình hành( PP BTNB ) thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

Thứ bảy , ngày 20 tháng 2 năm 2016
TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH (TIẾT 94)
A. MỤC TIÊU :
- Biết cách tính diện tích HBH
- Làm BT 1 , 3 (a) .
* 2, 3b
B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK , Hình bình hành bằng bìa cứng .
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : ( Áp dụng dạy theo PP Bàn tay nặn bột )

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1 .Bài cũ :Cho học sinh nhắc lại các quy tắc tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông
2. Bài mới :
Bước 1 : Tình huống xuất phát vấn đề :
-Giáo viên đưa một hình đa giác bất kì rồi hỏi:
+ Em nào cho biết như thế nào là diện tích của một hình?
-Giáo viên đưa lên một hình bình hành rồi yêu cầu học sinh nêu lại thành phần của hình bình hành. Sau đó giáo viên giới thiệu số đo các thành phần của hình bình hành trên bảng lớp.ta giácgiác.
10cm, chiều cao 8cm.
-Các em đã biết các quy tắc tính diện tích các hình chữ nhật, hình vuông qua các số đo của các hình đó. Vậy các em thử nghĩ xem “Muốn tính diện tích hình bình hành ta phải làm thế nào”?
=> GV ghi tựa bài
Bước 2 : Bộc lộ biểu tượng ban đầu :
-Giáo viên gợi ý:
-Các em xem hình bình hành này có các cạnh tương tự như hình nào?
-Các em thử suy nghĩ chúng ta có thể tính diện tích hình bình hành bằng số đo các thành phần bằng cách nào?
Bước 3 : Đề xuất phương án tính diện tích hình bình hành :
- Các em có thể tưởng tượng bằng cách cắt ghép như thế nào để giống như các hình đã học để tìm biện pháp tính diện tích hình bình hành với số đo của các thành phần mà chúng ta đã biết.
-Ta có thể cắt để ghép thành một hình chữ nhật không?
-Hay cắt ghép thành hình tam giác được không?
Bước 4 : Thực hành tìm tòi, khám phá.
-Bằng bìa cứng giáo viên gợi ý giúp đỡ các em cắt ghép hình để thành hình chữ nhật rồi tính diện tích hình chữ nhật đó bằng diện tích hình bình hành ban đầu. ( như sgk )

Bước 5 :Kết luận , hợp thức hóa kiến thức
-Đại diện nhóm trình bày cách tiến hành cắt ghép rồi đưa ra quy tắc tính diện tích hình bình hành bằng cách cắt ghép thành hình chữ nhật . .








- GV giúp hs hệ thống lại kiến thức: Ngoài cách cắt ghép hình bình hành thành HCN để tính DT HBH chúng ta có thể tính theo cách nào?
=> GV : DT hình bình hành bằng độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo ).
* Công thức tính diện tích hình bình hành là:
S = a x h
Với S là diện tích hình bình hành, h là chiều cao của hình bình hành .
3. Thực hành .
Bài 1 : ( con )
a. 45 cm2 ; b. 52 cm2 ; c . 63cm2
Bài 3
:a. 4 dm = 40 cm
Diện tích HBH : 40 x 34 = 1360 ( cm2)
*b. 4m = 40 dm (HSHT)
Diện tích HBH : 40 x 13 = 520 ( dm2)
* Bài 2: ( HSHT )
+ Gọi 2 HS lên bảng tính và so sánh.

+ Gv nhận xét và kết luận .
4. Củng cố , dặn dò :
- Nêu lại cách tính diện tích hình bình hành .
- Nhận xét lớp.
-Chuẩn bị: Luyện tập

-Nhắc lại các quy tắc tính diện tích.


- Hoạt động cá nhân.

+ Bề mặt của hình đó chiếm được.

+ đáy, đường cao, 2 cạnh bên .








Hoạt động cá nhân.

-Hình chữ nhật, hình vuông có 4 cạnh.; Giống hình tam giác chỗ có đường cao.
- cạnh nhân với 4; Lấy cạnh nhân với cạnh ; Lấy cạnh đáy nhân với đường cao; ....

Hoạt động theo nhóm.

-Lắng nghe theo dõi.

- HS trình bày





Hoạt động nhóm.



a
-Hoạt động cả lớp.
Hs phát biểu quá trình tìm kiếm của nhóm mình. ( Cắt phần hình tam giác rồi ghép HTG vào bên phải HBH ta được HCN . Lúc này ta thấy DT HBH và DT HCN bằng nhau .Ta sẽ tính DT HBH dựa vào cách tính DTHCN . Ta thấy chiều dài HCN bằng với cạnh đáy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phước
Dung lượng: 52,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)