Giáo án địa 8

Chia sẻ bởi Bùi Xuân Vượng | Ngày 17/10/2018 | 71

Chia sẻ tài liệu: giáo án địa 8 thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Ngày Soạn: Ngày giảng:
PHẦN MỘT:
THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI CÁC CHÂU LỤC (Tiếp theo)
XI- CHÂU Á
Tiết 1
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

I.MỤC TIÊU BÀI DẠY.
Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình, khoáng sản của Châu Á. - Thấy được Châu Á là một châu lục có nguồng tài nguyên khoáng sản phong phú.
- Thấy được việc khai thác khoáng sản phục vụ mục đích năng lượng là việc gây ra rất nhiều hậu quả xấu tới môi trường và làm cạn kiệt một số loại tài nguyên. Cần phải có ý thức sử dụng tiết kiệm
2. Kỹ năng
- Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên khoáng sản
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường để từ đó có những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
4.Kĩ năng sống được giáo dục
- Tư duy:
+ Tìm kiếm và sử lí thông tin
-Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong làm việc nhóm
- Tự nhận thức: Tự tin khi làm việc cá nhân trình bày kết quả làm việc
- Giải quyết vấn đề: Thực hiện hoạt động theo yêu cầu của giáo viên
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Lược đồ vị trí địa lí châu Á trên quả địa cầu
- Bản đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ Châu Á
- Bảng phụ
III. PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại, giải quyết vấn đề, nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp
KTBC
Bài mới
* ĐVĐ :
Châu Á là một châu lục rộng lớn nhất thế giới, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng. Tính phức tạp, đa dạng đó được thể hiện trước hết qua các cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu : Tiết 1-Bài 1 : Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản Châu Á.
*Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học

 Hoạt động 1: Học sinh thảo luận toàn lớp để tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước của châu lục rồi rút ra ý nghĩa
GV: Treo lược đồ vị trí địa lí châu Á trên địa cầu, cho HS biết châu Á là bộ phận của lục địa Á –Âu.
CH: Quan sát H1.1, hãy cho biết:
- Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền châu Á nằm trên những vĩ độ địa lí nào?
- Châu Á tiếp giáp với những châu lục và đại dương nào?
- Em hãy cho biết ý nghĩa của các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước trên đối với khí hậu châu Á?
HS thảo luận, giáo viên chuẩn xác kiến thức.
GV nhấn mạnh: Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước trên có ảnh hưởng lớn đối với khí hậu của châu lục, làm cho khí hậu châu Á phân hóa đa dạng, phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau, các đới khí hậu lại phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau.
- GV chốt lại kiến thức: Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương lớn. Đây là châu lục rộng lớn nhất thế gới


GV: Như vậy chúng ta đã tìm hiểu được vị trí địa lí và kích thước của châu Á. Châu Á có đặc điểm địa hình như thế nào? Có những tài nguyên khoáng sản gì?Phân bố ra sao? Để hiểu rõ hơn chúng ta qua mục 2.
Hoạt động 2: Học sinh làm việc cá nhân tìm hiểu đặc điểm địa hình châu Á.
CH: Quan sát H1.2, em hãy:
- Tìm và đọc tên các dãy núi chính và các sơn nguyên chính.
- Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng lớn của châu Á.
- Xác định các hướng núi chính.
GV: Gọi 3 học sinh lên bảng xác định trên bản đồ tự nhiên châu Á các đơn vị địa hình vừa nghiên cứu: Núi, sơn nguyên, đồng bằng, hướng núi...
CH: Qua các đơn vị trên, em có nhận xét về đặc điểm địa hình châu Á như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Kết luận: Địa hình đa dạng và bị chia
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Xuân Vượng
Dung lượng: 1,48MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)