Giáo án địa 6 cực chuẩn

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Minh | Ngày 17/10/2018 | 72

Chia sẻ tài liệu: giáo án địa 6 cực chuẩn thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn :17/ 08 /2015
Ngày giảng: 6a1 :19/ 08 /2015
6a2 : 21/ 08 /2015
Tiết 1 – Tuần 1
BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cho các em cần phải biết cách học môn địa lí như thế nào.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế vào địa phương vào bài học.
3. Thái độ :
Yêu thích môn học, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: sgk, sgv, giáo án ....
2. Học sinh: Vở ghi, đồ dùng học tập…
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
6a1:..........
6a2:.........
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài Mới:
Hoạt động của GV&HS
Nội dung chính

Hoạt động 1:
Nội dung của môn địa lí lớp 6
GV:Yêu cầu hs đọc thông tin trong sgk, còn lại chú ý lắng nghe, trả lời câu hỏi .
HS: Đọc thông tin
? Môn địa lí lớp 6 đề cập đến những nội dung gì? (Đất đá, không khí, nước, sinh vật .....)
HS:Trả lời, nhận xét bổ sung.
GV: Chốt lại
HS: Khuyết tật viết được nội dung mục này.
Chuyển ý: Vậy để học được tốt môn địa lí 6 thì chúng ta cần học môn địa lí như thế nào.
Hoạt động 2:
Cần học môn địa lí như thế nào?
GV: Học địa lí là học những đặc điểm tự nhiên đó là những đặc điểm bên ngoài tự nhiên vì vậy chúng ta phải quan sát tranh ảnh, hình vẽ và nhất là kí hiệu bản đồ. Cuốn sgk này được trình bày cả 2 loại kênh chữ và kênh hình ....
HS: Lắng nghe, ghi những nội dung chính vào trong vở.

1. Nội dung của môn địa lí lớp 6



Môn địa lí lớp 6 bao gồm những nội dung sau: Thành phần tự nhiên của Trái đất (Đất đá, không khí, sinh vật...)
Và nội dung về bản đồ.








2. Cần học môn địa lí như thế nào?

Tìm hiểu thực tế địa phương và khai thác kiến thức tử bản đồ và kênh chữ trong sgk.

 4. Củng cố: Học sinh trả lời các câu hỏi cuối sgk.
5. Dặn dò :
-Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài trả lời các câu hỏi trong sgk và đọc trước bài mới “Chương I: Trái Đất”
- Mỗi tổ chuẩn bị một hành tinh trong hệ mặt trời.
































Ngày soạn : 24 / 08 /2015
Ngày giảng 6a1 : 26/ 08 /2015
6a2 : 28/ 08 /2015

CHƯƠNG I: TRÁI ĐẤT
TIẾT 2 - TUẦN 2
BÀI 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết vị trí Trái Đất trong hệ mặt trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc. Kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây. Vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam: Nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
2. Kĩ năng
- Xác định được vị trí Trái Đất trong hệ mặt trời trên hình vẽ.
- Xác định: Kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, tây. Vĩ tuyến Bắc, Nam, Nửa cầu Tây, Đông, nửa cầu Bắc, Nam trên bản đồ và quả địa cầu.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học và hình thành dần cho học sinh tinh thần tự học và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Quả địa cầu, hình vẽ các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên Trái Đất.
2. HS: Mỗi tổ chuẩn bị 02 hành tinh trong hệ mặt trời ( 8 hành tinh) Tương đương 04 tổ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số:
6a1:….……
6a2:…..…….
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính

Hoạt động 1: Vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời
GV: Yêu cầu học sinh đọc TT trong SGK.
HS: Đọc thông tin
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Minh
Dung lượng: 929,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)