Giao An Day On Ly 6 (Ca Nam)-tham khao
Chia sẻ bởi Thanh Bình |
Ngày 14/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Giao An Day On Ly 6 (Ca Nam)-tham khao thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN TĂNG BUỔI LÝ LỚP 6
Buổi 1: ĐỘ DÀI
A. Lý Thuyết
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét , kí hiệu: m
* Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước.
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
Cách đo độ dài: - Ước lượng độ dài cần đo
- Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
- Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo ,sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước .
- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật .
-Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật .
B. Bài Tập
1 . Muốn đo chiều dài 1 cái butù chì em sẽ dùng thước nào ?
A . Thước gỗ có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 cm .
B . Thước kẻ có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm .
C . Thước nhựa có GHĐ 10 cm và ĐCNN 1 mm .
D . Thước gỗ có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm .
2 . Một bạn học sinh dùng thước có ĐCNN là 2 cm để đo chiều dài bảng đen . Trong cách ghi kết quả dưới đây , cách ghi nào là đúng nhất .
A . 2,5 m . B . 250,0 dm . C . 25,0 cm . D . 2,50 cm .
3 . Điền số thích hợp vào chổ trống
0,05km = ………………….m
72000cm3 = ……………….dm3
0,64dm3 = …………………lít
4 . Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là:
A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước B. Độ dài lớn nhất ghi trên thước
C. Độ dài giữa các vạch (0-1), (1-2), (2-3), (3-4),… D. Cả A,B,C đều sai
5 . Các kết quả đo cùng một độ dài trong hai bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau :
a) l1 = 20,3 cm
b) l2 = 20,5 cm
Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành?
*****************************************
Buổi 2 ĐO THỂ TÍCH
A. Lý Thuyết
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)
Ta có : 1m3 = 1000 l
1l = 1000ml
1l = 1 dm3
1cm3 = 1ml = 1 cc
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, bơm tiêm.
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần :
- Ước lượng thể tích cần đo .
- Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp .
- Đặt bình chia độ thẳng đứng .
- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình .
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng .
Thể tích vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo bằng cách :
- Thả vật đó và chất đựng trong bình chia độ . Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật .
- Khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì thả chìm vật đó vào trong bình tràn . Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật .
B. Bài Tập
Điền số thích hợp:
1 m3 = ……..dm3 = …….. cm3
0,7 m3 = …….. dm3 = …….. cm3
1,5 m3 = …….. lít = …….. ml = …….. cc
0,3m3 = …….. lít = ……..cc = …….. cm3
Điền từ thích hợp:
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:
Ước lượng …….. cần đo.
Chọn bình chia độ có …….. và có ….…. thích hợp.
Đặt bình chia độ ……..
Đặt mắt nhìn …….. với độ cao chất lỏng trong bình.
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia …….. với mức chất lỏng.
Dụng cụ nào sau đây dùng để đo thể tích chất lỏng,chọn câu đúng nhất:
Một cái ca đong có ghi 1 lít.
Chiếc bơm tiêm có vạch chia theo đơn vị cc.
Một chiếc bình thủy bên ngoài có vạch chia theo đơn vị lít.
Cả ba câu trên.
Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo thể tích chất lỏng:
(m3) c) (m)
(m2) d) (kg)
Buổi 1: ĐỘ DÀI
A. Lý Thuyết
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét , kí hiệu: m
* Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước.
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
Cách đo độ dài: - Ước lượng độ dài cần đo
- Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
- Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo ,sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước .
- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật .
-Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật .
B. Bài Tập
1 . Muốn đo chiều dài 1 cái butù chì em sẽ dùng thước nào ?
A . Thước gỗ có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 cm .
B . Thước kẻ có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm .
C . Thước nhựa có GHĐ 10 cm và ĐCNN 1 mm .
D . Thước gỗ có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm .
2 . Một bạn học sinh dùng thước có ĐCNN là 2 cm để đo chiều dài bảng đen . Trong cách ghi kết quả dưới đây , cách ghi nào là đúng nhất .
A . 2,5 m . B . 250,0 dm . C . 25,0 cm . D . 2,50 cm .
3 . Điền số thích hợp vào chổ trống
0,05km = ………………….m
72000cm3 = ……………….dm3
0,64dm3 = …………………lít
4 . Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là:
A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước B. Độ dài lớn nhất ghi trên thước
C. Độ dài giữa các vạch (0-1), (1-2), (2-3), (3-4),… D. Cả A,B,C đều sai
5 . Các kết quả đo cùng một độ dài trong hai bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau :
a) l1 = 20,3 cm
b) l2 = 20,5 cm
Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành?
*****************************************
Buổi 2 ĐO THỂ TÍCH
A. Lý Thuyết
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)
Ta có : 1m3 = 1000 l
1l = 1000ml
1l = 1 dm3
1cm3 = 1ml = 1 cc
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, bơm tiêm.
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần :
- Ước lượng thể tích cần đo .
- Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp .
- Đặt bình chia độ thẳng đứng .
- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình .
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng .
Thể tích vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo bằng cách :
- Thả vật đó và chất đựng trong bình chia độ . Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật .
- Khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì thả chìm vật đó vào trong bình tràn . Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật .
B. Bài Tập
Điền số thích hợp:
1 m3 = ……..dm3 = …….. cm3
0,7 m3 = …….. dm3 = …….. cm3
1,5 m3 = …….. lít = …….. ml = …….. cc
0,3m3 = …….. lít = ……..cc = …….. cm3
Điền từ thích hợp:
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:
Ước lượng …….. cần đo.
Chọn bình chia độ có …….. và có ….…. thích hợp.
Đặt bình chia độ ……..
Đặt mắt nhìn …….. với độ cao chất lỏng trong bình.
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia …….. với mức chất lỏng.
Dụng cụ nào sau đây dùng để đo thể tích chất lỏng,chọn câu đúng nhất:
Một cái ca đong có ghi 1 lít.
Chiếc bơm tiêm có vạch chia theo đơn vị cc.
Một chiếc bình thủy bên ngoài có vạch chia theo đơn vị lít.
Cả ba câu trên.
Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo thể tích chất lỏng:
(m3) c) (m)
(m2) d) (kg)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thanh Bình
Dung lượng: 203,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)