Giáo án cơ ban vật lí 10
Chia sẻ bởi Nguyễn Chơn Cảm |
Ngày 14/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Giáo án cơ ban vật lí 10 thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
Chương I – ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
BÀI 1 – CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Ngày soạn: 03/09
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trình bày được khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động
Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian
Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu
Phân biệt được thời điểm và thời gian
2. Kỹ năng
Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên mặt phẳng
Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
2. Học sinh
Tham khảo trước bài học mới
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số & kiểm tra bài cũ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhận xét câu trả lời của bạn
Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài
Nêu câu hỏi:
Gọi học sinh trả lời
Nhận xét, cho điểm
Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức về chuyển động cơ học.
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Nhắc lại kiến thức cũ về: chuyển động cơ học, vật làm mốc.
Đặt câu hỏi giúp học sinh ôn lại kiến thức về chuyển động cơ học.
Gợi ý cách nhận biết một vật chuyển động.
Hoạt động 3: Ghi nhận các khái niệm : chất điểm, quĩ đạo, chuyển động cơ.
Chuyển động cơ: là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian
Chất điểm: một vật được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với khoảng cách mà ta đề cập tới
Quỹ đạo: tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó gọi là quỹ đạo của chuyển động
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Ghi nhận khái niệm chất điểm
Ghi nhận khái niệm : chuyển động cơ học, quỹ đạo.
Lấy ví dụ về các dạng quĩ đạo trong thực tế.
Nêu và phân tích khái niệm chất điểm
Nêu và phân tích khái niệm chuyển động cơ, quỹ đạo.
Lấy một số vị dụ về các dạng chuyển động có dạng quỹ đạo khác nhau
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách khảo sát một chuyển động
Để khảo sát chuyển động người ta xác định một hệ quy chiếu gồm:
Một vật làm mốc, hệ trục toạ độ gắn với trục làm mốc
Một mốc thời gian và đồng hồ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Quan sát hình 1.1 và chỉ ra vật làm mốc
Ghi nhận cách xác định vị trí của vật và vận dụng trả lời C2 và C3
Ghi nhận các khái niệm mốc thời gian, thời điểm và khoảng thời gian
Trả lời C4
Nêu, phân tích cách xác định vị trí của vật trên quỹ đạo và không gian bằng vật làm mốc và hệ toạ độ
Lấy ví dụ phân biệt thời điểm và khoảng thời gian
Nêu và phân tích khái niệm hệ quy chiếu
Hoạt động 5: Vận dụng & củng cố bài học
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk
Giải bài tập 1, 2 sgk
Ghi nhận kiến thức về sự nở vì nhiệt và các ứng dụng của nó
Trả lời C1.
Nhận xét câu trả lời của học sinh
Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Nêu câu hỏi và bài tập
Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo
IV. Các nội dung trọng tâm của bài
Chuyển động cơ: chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
Chất điểm: Một vật được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với khoảng cách mà ta đề cập tới
Hệ quy chiếu (dùng để xác định vị trí của vật trong không gian và thời gian chuyển động của vật)
Hệ quy chiếu bao gồm:
Hệ toạ độ: vật làm mốc, hệ trục toạ độ gắn với trục
BÀI 1 – CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Ngày soạn: 03/09
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trình bày được khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động
Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian
Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu
Phân biệt được thời điểm và thời gian
2. Kỹ năng
Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên mặt phẳng
Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
2. Học sinh
Tham khảo trước bài học mới
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số & kiểm tra bài cũ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhận xét câu trả lời của bạn
Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài
Nêu câu hỏi:
Gọi học sinh trả lời
Nhận xét, cho điểm
Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức về chuyển động cơ học.
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Nhắc lại kiến thức cũ về: chuyển động cơ học, vật làm mốc.
Đặt câu hỏi giúp học sinh ôn lại kiến thức về chuyển động cơ học.
Gợi ý cách nhận biết một vật chuyển động.
Hoạt động 3: Ghi nhận các khái niệm : chất điểm, quĩ đạo, chuyển động cơ.
Chuyển động cơ: là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian
Chất điểm: một vật được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với khoảng cách mà ta đề cập tới
Quỹ đạo: tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó gọi là quỹ đạo của chuyển động
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Ghi nhận khái niệm chất điểm
Ghi nhận khái niệm : chuyển động cơ học, quỹ đạo.
Lấy ví dụ về các dạng quĩ đạo trong thực tế.
Nêu và phân tích khái niệm chất điểm
Nêu và phân tích khái niệm chuyển động cơ, quỹ đạo.
Lấy một số vị dụ về các dạng chuyển động có dạng quỹ đạo khác nhau
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách khảo sát một chuyển động
Để khảo sát chuyển động người ta xác định một hệ quy chiếu gồm:
Một vật làm mốc, hệ trục toạ độ gắn với trục làm mốc
Một mốc thời gian và đồng hồ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Quan sát hình 1.1 và chỉ ra vật làm mốc
Ghi nhận cách xác định vị trí của vật và vận dụng trả lời C2 và C3
Ghi nhận các khái niệm mốc thời gian, thời điểm và khoảng thời gian
Trả lời C4
Nêu, phân tích cách xác định vị trí của vật trên quỹ đạo và không gian bằng vật làm mốc và hệ toạ độ
Lấy ví dụ phân biệt thời điểm và khoảng thời gian
Nêu và phân tích khái niệm hệ quy chiếu
Hoạt động 5: Vận dụng & củng cố bài học
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk
Giải bài tập 1, 2 sgk
Ghi nhận kiến thức về sự nở vì nhiệt và các ứng dụng của nó
Trả lời C1.
Nhận xét câu trả lời của học sinh
Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học
Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Nêu câu hỏi và bài tập
Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo
IV. Các nội dung trọng tâm của bài
Chuyển động cơ: chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
Chất điểm: Một vật được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với khoảng cách mà ta đề cập tới
Hệ quy chiếu (dùng để xác định vị trí của vật trong không gian và thời gian chuyển động của vật)
Hệ quy chiếu bao gồm:
Hệ toạ độ: vật làm mốc, hệ trục toạ độ gắn với trục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Chơn Cảm
Dung lượng: 1.010,18KB|
Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)