Giáo án CN6 năm 2014-2015

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 14/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Giáo án CN6 năm 2014-2015 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

HỌC KỲ I
Ngày soạn: 16/ 8/ 2014
Ngày dạy: / 8/ 2014
CHƯƠNG I: CƠ HỌC

TIẾT 1

BÀI 1, 2: ĐO ĐỘ DÀI


A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết một số dụng cụ đo độ dài với giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo đó.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện được các kỹ năng xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của chúng. Xác định được độ dài trong các tình huống thường gặp.
3. Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
B. Phương pháp- phương tiện:
1. Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề; gợi mở; nhóm nhỏ…
2. Phương tiện:
a. GV:
- Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 20 cm và ĐCNN là 2mm, tranh vẽ to bảng 1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”.
b. HS:
Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.
Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm.
Chép sẵn ra giấy (hoặc vở ) ảnh 1.1 “Bảng kết quả đo độ dài” ( Có ghi rõ họ tên HS )
C. Tiến trình hoạt động dạy học:
I. Tổ chức: 6A: 6B: 6C:
II. Kiểm tra: GV thông báo quy định bộ môn. Kiểm tra vở ghi; SGK và đồ dùng học tập…
III. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống dạy học:
GV Cho HS quan sát tranh vẽ và trả lời:
? Tại sao đo độ dài của cùng 1 đoạn dây, mà hai chị em lại có kết quả khác nhau .
(Gang tay của hai chị em không giống nhau, gang tay của chị dài hơn của em)
* GV cần khẳng định lại đơn vị, thước đo của hai chị em không giống nhau. Độ dài của gang tay trong mỗi lần đo có thể không như nhau, cách đặt gang tay cũng có thể không chính xác, nên có phần dây chưa được đo, có phần dây được đo hai lần …
( Như vậy để khỏi tranh cãi, hai chị em phải thống nhất với nhau về điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
GV cho HS quan sát hình 1.1, gọi HS đọc và trả lời câu C4.
- GV treo tranh vẽ to thước dài 20 cm và có ĐCNN 2mm
.Gọi HS xác định GHĐ và ĐCNN của một thước đo
Thông qua đó GV giới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của một thước đo để trả lời câu C5.
- GV Cho HS thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời câu C6.(GV gọi 1 HS trong các nhóm luân phiên trả lời câu C6)
* Lưu ý: Trong câu C6 điều kiện của đề bài là mỗi thước đo chỉ được chọn 1 lần .
GV gọi HS đọc và trả lời câu C7: Thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải , các số đo cơ thể của khách hàng?
* Hoạt động 3: Đo độ dài
GV: Dùng bảng kết quả đo độ dài đã vẽ để hướng dẫn HS đo độ dài và ghi kết quả đo vào bảng 1.1 (SGK)
* Chú ý :
- Hướng dẫn cụ thể cách tính giá trị trung bình (l1+l2+l3)/3
Phân nhóm, giới thiệu và phát dụng cụ đo cho nhóm HS.
HS : Phân công nhau làm các công việc cần thiết.
Thực hành đo độ dài theo nhóm và ghi kết quả vào bảng 1.1(SGK)
GV: Trong thời gian HS thực hành, quan sát các nhóm làm việc và chuẩn bị cho hoạt động thảo luận ở bài tiếp theo.

Hoạt động 4: Thảo luận về cách đo độ dài.
Cho HS thảo luận trong nhóm để đi đến trả lời câu C1 đến C5
+ Đối với câu C1:Sau khi gọi 1 vài nhóm trả lời , GV nên đánh giá kết quả ước lượng độ dài đối với từng vật của các nhóm
+ Đối với câu C2:HS thường chọn đúng dụng cụ đo ?Dùng thước dây hoặc thước kẻ đều có thể đo được chiều dài bàn học , cũng như đo được bề dày cuốn SGK vật lý , tại sao em không chọn ngược lại : tức là dùng thước kẻ để đo chiều dài bàn học và dùng thước dây để đo bề dày cuốn SGK ? .(Nếu chọn ngược lại , kết quả đo không chính xác )
+ Đối với câu C4: Em cần đặt mắt như thế nào để đọc kết quả đo ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 1,55MB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)