Giáo án các giác quan của bé

Chia sẻ bởi nguyễn thị hiền | Ngày 05/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: giáo án các giác quan của bé thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: Các giác quan của bé
Độ tuổi: Mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)
Thời gian: 30-35 phút
Người dạy: Nhóm 4
Ngày soạn: Nhóm 4
Ngày dạy: 30-11-2014
Mục đích, yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ nhận biết và gọi tên 5 giác quan (xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác) trên cơ thể.
- Biết được chức năng của các giác qua đó.
- Trẻ biết sự khác nhau của các giác quan.
- Cách rèn luyện, chăm sóc và bảo vệ các giác quan.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng quan sát , ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện cho trẻ khả năng so sánh và phân biệt các giác quan.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc gọi tên các giác quan: xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác.
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú , tham gia vào giờ học.
- Trẻ biết giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, biết chăm sóc các giác quan.
- Trẻ biết vâng lời cô giáo và có tinh thần tập thể.
Chuẩn bị
a. Đối với cô
- 5 bức tranh về các giác quan: Tai, mắt, mũi, miệng, lưỡi.
- Đoạn phim, đĩa nhạc.
- Đồ dùng thí nghiệm: 1 cái trống, 2 thau nước, dầu gió, ly đủ cho mỗi trẻ, 1 con búp bê.
- Đồ dùng cho trò chơi: tranh em bé, ảnh các bộ phận.
b. Đối với trẻ
- Tâm thế thoải mái.
- Trang phục gọn gàng.
Cách tiến hành

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Ổn định
- Các con ơi! Các con lại đây với cô nào. Lớp đứng theo 2 tổ cho cô.
- Bây giờ cô sẽ cho các con chơi một trò chơi, đó là trò chơi “ Trán, cằm, tai”, các con sẵn sàng chưa nào!
- “Trán cằm tai, trán cằm tai, trán trán tai cằm tai” cô cho trẻ chơi 3 lượt với tốc độ nhanh dần.
- Cô mời các con ngồi xuống. Cô vừa cho các con chơi trò chơi “ Trán cằm tai”, tiếp theo cô sẽ cho các con xem một đoạn phim các con chú ý quan sát nhé! ( Cô cho chiếu đoạn phim).
- Cô vừa cho các con xem xong đoạn phim, lớp mình cho cô biết các con đã quan sát được những gì? ( Cô mời 3 đến 4 trẻ trả lời)
- Đúng rồi các con đều rất giỏi vỗ tay khen các bạn nào!
- Trong đoạn phim vừa rồi có em bé với các giác quan của mình. Các giác quan có rất nhiều điều thú vị đấy, bây giờ cô cùng các con khám phá nhé.
Hoạt động 2: Hướng dẫn
1. Tìm hiểu các giác quan
Tai - Thính giác
- Cô phụ đứng nấp sau cửa thực hiên lần lượt các hành động với xắc xô, trống để trẻ nghe và đoán.
- Đến giờ học rồi sao còn ai nghịch ngợm thế nhỉ? Các con có nghe thấy tiếng gì không?
- À! Lớp mình giỏi quá, đó là tiếng vỗ tay này, tiếng trống này. Thế nhờ đâu mà các con nghe được những âm thanh đó?
- À! Đúng rồi đó là nhờ có tai, vỗ tay khen cả lớp nào!.
- Tai là cơ quan thính giác đấy các con, là một trong 5 giác quan quan trọng của con người. Các con nhắc lại theo cô nào “ Thính giác” (Tập thể, nhóm, cá nhân).
- Tai của các con đâu?
- Tai có ích lợi gì các con?
- Tai giúp chúng ta có thể nghe thấy rất nhiều âm thanh khác nhau. Nhờ có tai mà các con có thể nghe được những lời cô nói, nghe được tiếng của bạn bè, cha mẹ, nghe nhạc, nghe tiếng gà gáy…
- Vậy các con phải làm gì để tai luôn nghe rõ?
- Các con phải luôn vệ sinh tai cho sạch sẽ, không được nghe những âm thanh quá to, ăn uống đủ chất để giữ cho đôi tai luôn khỏe, các con đã nhớ chưa nào?
b. Mắt - Thị giác
- Các con ơi! Bây giờ các con nhắm mắt lại nào, các con có nhìn thấy gì không?
- Cô mời các con mở mắt ra (cô chuẩn bị sẵn một con búp bê để trẻ quan sát), trên tay cô có gì vậy các con?
- Vậy bạn búp bê này trông như thế nào?
- Đúng rồi bạn búp bê có tóc màu nâu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị hiền
Dung lượng: 83,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)