Giáo án bổ sung có hiệu quả
Chia sẻ bởi Phạm Bích |
Ngày 12/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: giáo án bổ sung có hiệu quả thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ: SOẠN GIÁO ÁN BỔ SUNG
Vì sao phải soạn giáo án bổ sung ?
Do tình hình học sinh mỗi năm có sự khác nhau.
Do yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng giáo dục đòi hỏi các phương pháp giảng dạy ngày càng được đổi mới vì vậy nhất thiết chúng ta phải cập nhật và soạn giáo án cho phù hợp.
Do kinh nghiệm của giáo viên .
Những căn cứ để soạn giáo án bổ sung :
- Dựa vào giáo án đã soạn năm trước.
- Dựa vào tình hình thực tế học sinh của lớp năm nay.
Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của bản thân năm trước.
- Dựa vào kết quả học hỏi được của bản thân như (dự giờ, xem sách báo, chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, truyền hình … )
Nội dung bổ sung
Về cơ bản giáo án soạn các năm trước đã bám sát mục tiêu, trình tự, các phương pháp đặc trưng của phân môn, bám sát các chuyên đề đã được tổ chức trong những năm trước.
Vậy khi soạn giáo án bổ sung giáo viên chú trọng vào 3 mặt
. Bổ sung về:
Nội dung
Phương pháp giảng dạy.
Hình thức tổ chức các hoạt động.
( Không nhất thiết mỗi tiết soạn cả ba mục trên mà tuỳ vào bài để bổ sung cho phù hợp).
Ví dụ ở môn Toán :
Phần nội dung : bổ sung phần rút tiêu đề, phần chốt lại kiến thức trọng tâm ở những tiết luyện tập.
Sắp xếp lại xác định trọng tâm kiểm tra của bài dạy các bài tập ở lớp, ở nhà để đảm bảo được nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh.
Ví dụ : - Những bài tập nào có kiến thức mới, có các dạng bài mới thì phải hướng dẫn học sinh làm bài ở lớp.
- Những bài nào mang tính chất ôn luyện tương tự như những bài đã làm ở lớp thì mới giao về nhà.
- Những bài toán có nhiều cách giải mà giáo án cũ chỉ mới nêu một cách, giáo viên có thể định hướng một số cách giải khác để khi học sinh nêu giáo viên có cơ sở để nhận xét đúng sai hoặc học sinh không nêu được thì giáo viên gợi ý.
Ví dụ :
- Về phương pháp : Năm nay là năm học mà ngành quan tâm nhiều đến việc dạy học theo hướng cá biệt hoá vì do tình hình tiếp thu bài của học sinh trên lớp không đồng đều. Vậy để dạy được theo phuơng pháp này giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng sao cho phù hợp. Bài nào vận dụng được theo phương pháp cá biệt hoá thì ta bổ sung về phương pháp.
- Có hệ thống câu hỏi phù hợp tới đối tượng.
- Thiết kế những phiếu luyện tập giao việc cho từng nhóm cụ thể…
Về hình thức : Giáo viên có thể thay đổi các hình thức tổ chức để gây hứng thú cho các em .
VD :
Cho các em chơi các trò chơi học tập, nối tiếng, ai nhanh hơn, làm bài tập trắc nghiệm ở phần kiểm tra bài cũ thay vì làm toán …
Đối với môn Tiếng Việt :
Phân môn chính tả :
+ Phần kiểm tra bài cũ, luyện viết từ khó ;…
+ Hình thức làm các bài tập ;…
Phân môn Tập làm văn :
+ Soạn mới tiết trả bài …
+ Các gợi ý, chốt ý ở các tiết lý thuyết.
Tập đọc : Ngoài việc thực hiện dạy theo qui trình, phần luyện đọc từ tiếng khó phù hợp với tình hình học sinh, năm trước học sinh chủ yếu nói sai l / n, âm d / r / gi, tôi hướng dẫn đọc các từ…
Năm nay học sinh nói giọng Nam Bộ thì tôi hướng dẫn các em đọc các tiếng có vần an / ang …
Có thề giải nghĩa thêm những từ khó mà qua kinh nghiệm giảng dạy năm trước cho thấy các em không hiểu nghĩa khó phát hiện dễ bị hiểu nhầm nghĩa.
Ví dụ : Tiết giải toán về tỉ số phần trăm
Đề bài : Một lớp học có 32 HS, trong đó số HS 10 tuổi chiếm 75% còn lại là HS 11 tuổi. Tính số HS 11 tuổi của lớp đó.
GA cũ : Hướng dẫn cách giải
Số HS 10 tuổi là :
32 x 75 : 100 = 24 ( HS )
Số HS 11 tuổi là:
32 - 24 = 8 ( HS )
GA bổ sung giải bằng cách khác
Số phần trăm ứng với HS 11 tuổi :
100% - 75% = 25%
Số HS 11 tuổi là:
32 x 25 : 100 = 8 (HS )
- Thay đồi các hình thức tìm hiểu nội dung của bài. Cho học sinh thảo luận nhóm làm phiếu trắc nghiệm, đọc phân vai, đóng kịch
Thay đổi hình thức củng cố :
Tuy là tiết tập đọc thì phần rèn đọc cho học sinh rất quan trọng nhưng không vì thế lúc nào ta cũng yêu cầu học sinh thi đọc diễn cảm. Ta có thể thay đổi bằng các hình thức củng cố khác như : trò chơi,… tuỳ theo đối tượng học sinh, có thể nâng cao cảm thụ cho học sinh.
Môn : Luyện từ và câu
Hướng dẫn ở các tiết mở rộng vốn từ theo chủ đề.
Giáo viên có thể giải nghĩa thêm một số từ (ngoài những từ sách giáo khoa đã giải nghĩa.)
Ví dụ : Ở tiết luyện từ và câu 17 Mở rộng vốn từ Bảo vệ Môi trường.
Giáo án cũ : Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn : “ Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt… Thảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm cây khác nhau làm thành các loại rừng : Rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hỗn hợp” và trả lời câu hỏi.
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì ?
- GA bổ sung : GV tách ra những câu hỏi phụ và giải nghĩa :
. Khu bảo tồn : giữ lại không để cho mất đi
. Đa dạng : có nhiều loại
. Sinh học : các loài sinh vật (động vật, thực vật )
Vậy khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật, thực vật.
Rừng Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có nhiều động vật thực vật phong phú.
Phần củng cố :
Giáo viên có thể sử dụng các hình thức củng cố khác nhau để không gây nhàm chán cho học sinh
Ví dụ :
- Giáo án cũ sau khi học xong bài câu ghép phần củng cố cho HS thi đặt câu ghép nói về học tập.
- Giáo viên bổ sung : Dùng thẻ xanh đỏ để chọn đúng sai với những câu giáo viên cho trước và yêu cầu học sinh phân tích chủ ngữ - vị ngữ của từng vế và cách liên kết câu.
Môn : Tự nhiên xã hội
Bổ sung các tiết lịch sử, địa lý địa phương ở tuần 31- 32.
Giáo viên nghiên cứu tài liệu, tập san về đất và người BRVT để soạn.
VD : Địa lý địa phương : HD HS tìm hiểu về diện tích, địa hình chủ yếu, dân số, tiềm năng phát triển kinh tế các ngành kinh tế trọng điểm, các nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp, các cảng ở địa phương …
Lịch sử địa phương : Tìm hiểu những trận đánh lớn diễn ra ở đia bàn tỉnh trước năm 1975, những khu di tích lịch sử, những anh hùng liệt sĩ , …
Với các tiết khác chủ yếu đổi mới ở phương pháp tìm hiểu bài, Thay đổi các hình thức trả lời câu hỏi bằng cách hoạt động nhóm theo trình độ, nhóm ngẫu nhiên, phiếu trắc nghiệm, phiếu luyện tập, thẻ xanh thẻ đỏ, các trò chơi học tập để tạo cho lớp học thêm sinh động.
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ MẠNH KHOẺ
Vì sao phải soạn giáo án bổ sung ?
Do tình hình học sinh mỗi năm có sự khác nhau.
Do yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng giáo dục đòi hỏi các phương pháp giảng dạy ngày càng được đổi mới vì vậy nhất thiết chúng ta phải cập nhật và soạn giáo án cho phù hợp.
Do kinh nghiệm của giáo viên .
Những căn cứ để soạn giáo án bổ sung :
- Dựa vào giáo án đã soạn năm trước.
- Dựa vào tình hình thực tế học sinh của lớp năm nay.
Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của bản thân năm trước.
- Dựa vào kết quả học hỏi được của bản thân như (dự giờ, xem sách báo, chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, truyền hình … )
Nội dung bổ sung
Về cơ bản giáo án soạn các năm trước đã bám sát mục tiêu, trình tự, các phương pháp đặc trưng của phân môn, bám sát các chuyên đề đã được tổ chức trong những năm trước.
Vậy khi soạn giáo án bổ sung giáo viên chú trọng vào 3 mặt
. Bổ sung về:
Nội dung
Phương pháp giảng dạy.
Hình thức tổ chức các hoạt động.
( Không nhất thiết mỗi tiết soạn cả ba mục trên mà tuỳ vào bài để bổ sung cho phù hợp).
Ví dụ ở môn Toán :
Phần nội dung : bổ sung phần rút tiêu đề, phần chốt lại kiến thức trọng tâm ở những tiết luyện tập.
Sắp xếp lại xác định trọng tâm kiểm tra của bài dạy các bài tập ở lớp, ở nhà để đảm bảo được nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh.
Ví dụ : - Những bài tập nào có kiến thức mới, có các dạng bài mới thì phải hướng dẫn học sinh làm bài ở lớp.
- Những bài nào mang tính chất ôn luyện tương tự như những bài đã làm ở lớp thì mới giao về nhà.
- Những bài toán có nhiều cách giải mà giáo án cũ chỉ mới nêu một cách, giáo viên có thể định hướng một số cách giải khác để khi học sinh nêu giáo viên có cơ sở để nhận xét đúng sai hoặc học sinh không nêu được thì giáo viên gợi ý.
Ví dụ :
- Về phương pháp : Năm nay là năm học mà ngành quan tâm nhiều đến việc dạy học theo hướng cá biệt hoá vì do tình hình tiếp thu bài của học sinh trên lớp không đồng đều. Vậy để dạy được theo phuơng pháp này giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng sao cho phù hợp. Bài nào vận dụng được theo phương pháp cá biệt hoá thì ta bổ sung về phương pháp.
- Có hệ thống câu hỏi phù hợp tới đối tượng.
- Thiết kế những phiếu luyện tập giao việc cho từng nhóm cụ thể…
Về hình thức : Giáo viên có thể thay đổi các hình thức tổ chức để gây hứng thú cho các em .
VD :
Cho các em chơi các trò chơi học tập, nối tiếng, ai nhanh hơn, làm bài tập trắc nghiệm ở phần kiểm tra bài cũ thay vì làm toán …
Đối với môn Tiếng Việt :
Phân môn chính tả :
+ Phần kiểm tra bài cũ, luyện viết từ khó ;…
+ Hình thức làm các bài tập ;…
Phân môn Tập làm văn :
+ Soạn mới tiết trả bài …
+ Các gợi ý, chốt ý ở các tiết lý thuyết.
Tập đọc : Ngoài việc thực hiện dạy theo qui trình, phần luyện đọc từ tiếng khó phù hợp với tình hình học sinh, năm trước học sinh chủ yếu nói sai l / n, âm d / r / gi, tôi hướng dẫn đọc các từ…
Năm nay học sinh nói giọng Nam Bộ thì tôi hướng dẫn các em đọc các tiếng có vần an / ang …
Có thề giải nghĩa thêm những từ khó mà qua kinh nghiệm giảng dạy năm trước cho thấy các em không hiểu nghĩa khó phát hiện dễ bị hiểu nhầm nghĩa.
Ví dụ : Tiết giải toán về tỉ số phần trăm
Đề bài : Một lớp học có 32 HS, trong đó số HS 10 tuổi chiếm 75% còn lại là HS 11 tuổi. Tính số HS 11 tuổi của lớp đó.
GA cũ : Hướng dẫn cách giải
Số HS 10 tuổi là :
32 x 75 : 100 = 24 ( HS )
Số HS 11 tuổi là:
32 - 24 = 8 ( HS )
GA bổ sung giải bằng cách khác
Số phần trăm ứng với HS 11 tuổi :
100% - 75% = 25%
Số HS 11 tuổi là:
32 x 25 : 100 = 8 (HS )
- Thay đồi các hình thức tìm hiểu nội dung của bài. Cho học sinh thảo luận nhóm làm phiếu trắc nghiệm, đọc phân vai, đóng kịch
Thay đổi hình thức củng cố :
Tuy là tiết tập đọc thì phần rèn đọc cho học sinh rất quan trọng nhưng không vì thế lúc nào ta cũng yêu cầu học sinh thi đọc diễn cảm. Ta có thể thay đổi bằng các hình thức củng cố khác như : trò chơi,… tuỳ theo đối tượng học sinh, có thể nâng cao cảm thụ cho học sinh.
Môn : Luyện từ và câu
Hướng dẫn ở các tiết mở rộng vốn từ theo chủ đề.
Giáo viên có thể giải nghĩa thêm một số từ (ngoài những từ sách giáo khoa đã giải nghĩa.)
Ví dụ : Ở tiết luyện từ và câu 17 Mở rộng vốn từ Bảo vệ Môi trường.
Giáo án cũ : Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn : “ Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt… Thảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm cây khác nhau làm thành các loại rừng : Rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hỗn hợp” và trả lời câu hỏi.
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì ?
- GA bổ sung : GV tách ra những câu hỏi phụ và giải nghĩa :
. Khu bảo tồn : giữ lại không để cho mất đi
. Đa dạng : có nhiều loại
. Sinh học : các loài sinh vật (động vật, thực vật )
Vậy khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật, thực vật.
Rừng Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có nhiều động vật thực vật phong phú.
Phần củng cố :
Giáo viên có thể sử dụng các hình thức củng cố khác nhau để không gây nhàm chán cho học sinh
Ví dụ :
- Giáo án cũ sau khi học xong bài câu ghép phần củng cố cho HS thi đặt câu ghép nói về học tập.
- Giáo viên bổ sung : Dùng thẻ xanh đỏ để chọn đúng sai với những câu giáo viên cho trước và yêu cầu học sinh phân tích chủ ngữ - vị ngữ của từng vế và cách liên kết câu.
Môn : Tự nhiên xã hội
Bổ sung các tiết lịch sử, địa lý địa phương ở tuần 31- 32.
Giáo viên nghiên cứu tài liệu, tập san về đất và người BRVT để soạn.
VD : Địa lý địa phương : HD HS tìm hiểu về diện tích, địa hình chủ yếu, dân số, tiềm năng phát triển kinh tế các ngành kinh tế trọng điểm, các nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp, các cảng ở địa phương …
Lịch sử địa phương : Tìm hiểu những trận đánh lớn diễn ra ở đia bàn tỉnh trước năm 1975, những khu di tích lịch sử, những anh hùng liệt sĩ , …
Với các tiết khác chủ yếu đổi mới ở phương pháp tìm hiểu bài, Thay đổi các hình thức trả lời câu hỏi bằng cách hoạt động nhóm theo trình độ, nhóm ngẫu nhiên, phiếu trắc nghiệm, phiếu luyện tập, thẻ xanh thẻ đỏ, các trò chơi học tập để tạo cho lớp học thêm sinh động.
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ MẠNH KHOẺ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Bích
Dung lượng: 7,80MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)