Giáo án: Bảo kính cảnh giới

Chia sẻ bởi Lê Hoài Nam | Ngày 12/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: giáo án: Bảo kính cảnh giới thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Giáo án
BẢO KÍNH CẢNH GIỚI (SỐ 43)
Nguyễn Trãi

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Giúp hs:
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi (tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, nặng lòng với nhân dân, đất nước)
- Thấy được vẻ đẹp của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, thể thất ngôn xen lục ngôn, cách ngắt nhịp.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của nhân dân.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
GV: SGK, Sách thiết kế bài giảng, giáo án, phiếu bài tập, tranh ảnh, nhạc, tư liệu tham khảo.
HS: SGK, sách tham khảo, tranh ảnh, bài soạn.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút)
Bước 2: Hướng dẫn học bài mới (37)

* Giới thiệu bài mới: Nguyễn Trãi (1380-1442) là tác giả VH lớn của VHTĐVN. Ông không chỉ là tác giả của những áng hùng văn “có sức mạnh bằng mười vạn quân” (Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập) mà còn là tác giả của những bài thơ Nôm chan chứa cảm xúc, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, nặng lòng với nhân dân, đất nước. Tập thơ Nôm Quốc âm thi tập của ông gồm 254 bài, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn, đánh dấu bước phát triển của VH chữ Nôm trong VHTĐ. Tập thơ đó có nhiều phần, trong đó có phần Vô đề được xếp thành một số mục cho chúng ta thấy rõ bức chân dung tinh thần của Ức Trai. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Bảo kính cảnh giới-số 43 (Cảnh ngày hè) thuộc mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình).


Hoạt động của gv và hs

Nội dung bài học



Hs đọc Tiểu dẫn- sgk.
- Số lượng tác phẩm của tập thơ Quốc âm thi tập?
- Các phần của tập thơ trên?
- Nội dung và nghệ thuật của nó?












- Nhan đề Cảnh ngày hè do ai đặt? Nó thuộc mục nào trong phần Vô đề?


Yêu cầu hs đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc: thanh thản, vui.
- Thể thơ của bài thơ?
Tìm hiểu bố cục?
Hs có thể nêu các cách chia bố cục khác nhau:
+ 2 phần: tiền giải (4 câu đầu) và hậu giải (4 câu sau).
+ 2 phần: câu 1-5 (vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống) và câu 1,7-8 (vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi).
+ 4 phần: đề- thực- luận- kết.
Gv hướng hs đến cách 2.


- Bức tranh cảnh ngày hè được cảm nhận trong khoảng thời gian nào?
- Những hình ảnh nào, âm thanh nào được Nguyễn Trãi miêu tả trong bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè?



- Tác giả dùng nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào, trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao?















- Phân tích, chứng minh cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người có sự hài hòa về âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người?



- Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được Nguyễn Trãi miêu tả?
Gợi mở: +Sức sống của cảnh vật?
+ Sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc và âm thanh, con người và cảnh vật ntn?
+ Cảnh vật thiên nhiên ở đây mang vẻ đài các, sang trọng hay dân dã, giản dị đời thường? So sánh với cách miêu tả của tác giả thời Hồng Đức: Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi/ Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè( Lại vịnh nắng hè,3)?

+ Tác giả đã huy động các giác quan nào để cảm nhận và miêu tả bức tranh thiên nhiên, cuộc sống cảnh ngày hè?







- Câu thơ đầu với 6 chữ đặc biệt cho thấy hoàn cảnh tác giả sáng tác bài thơ này ntn?
Hs thảo luận, phát biểu.
Gv bình giảng sâu hơn.

- Từ câu 2-5, Nguyễn Trãi đã mở rộng hồn thơ của mình, huy động nhiều giác quan và cả sự liên tưởng để cảm nhận và diễn tả những vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống cảnh ngày hè rất chân thực, sinh động và gợi cảm. Điều đó cho thấy ông có tình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hoài Nam
Dung lượng: 63,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)