Giao an 6 HKI
Chia sẻ bởi Phan Thi Mong Hang |
Ngày 14/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: giao an 6 HKI thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn:___/___/___ Tuần: 1
Ngày dạy: ___/___/___ Tiết: 1
Chương I LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Giúp học sinh biết được thông tin là gì, các hoạt động thông tin của con người.
2. Kỹ năng:
Biết khái niệm ban đầu về tin học.
3. Thái độ:
Tập trung chú ý lắng nghe, suy nghĩ và tích cực phát biểu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: giáo án.
2. Học sinh: sách giáo khoa, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: giới thiệu sơ lượt về chương trình học.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
1. Thông tin là gì?
Gv: Theo các em nghĩ tin học là gì?
Gv: Triển khai khái niệm tin học.
Gv: Vậy thông tin là gì? Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu. Hằng ngày chúng ta có đọc báo, xem thời sự không?
Gv: Vậy lợi ích của việc đó là gì?
Gv: Việc xem ti vi đọc báo nghe đài, …chính là việc tiếp nhận thông tin. Vậy thông tin là gì?
Gv: đưa ra khái niệm về thông tin.
Gv: dựa vào ví dụ về thông tin trong SGK em hãy cho một số ví dụ khác về thông tin?
Gv: những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai (thính giác), bằng mắt (thị giác). Vậy em hãy cho ví dụ về việc tiếp nhận thông tin bằng các giác quan còn lại?
Hs: Suy nghĩ, thảo luận trả lời.
Hs: Ghi nhận
Hs: Trả lời câu hỏi.
Hs: Trả lời câu hỏi.
Hs: đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
Hs: nghe và chép vào tập.
Hs: dựa vào ví dụ trong SGK suy nghĩ và trả lời.
Hs: suy nghĩ trả lời.
- Tin học là một ngành khoa học xử lí thông tin bằng máy tính điện tử.
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
- Ví dụ: tiếng trống trường báo cho em giờ ra chơi hay vào lớp…
2. Hoạt động thông tin của con người
GV: Thông tin đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người. Vậy, thông tin có vai trò như thế nào trong cuộc sống?
GV: Đúng vậy, thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Nhờ đài, báo chúng ta biết được tình hình thời sự trong nước và thế giới; nhờ tấm biển chỉ đường chúng ta biết cách đi đến 1 nơi cụ thể;...
GV: Khi nhận được thông tin, cụ thể khi em nhận được đề kiểm tra chẳng hạn thì chúng ta phải làm gì?
GV: Việc phân tích đề và giải được gọi là quá trình xử lí thông tin. Trong cuộc sống khi tiếp nhận thông tin, con người thường phải xử lý, lưu trữ, trao đổi thông tin đó để đem lại sự hiểu biết hơn. Từ đó có những kết luận và quyết định cần thiết.
Ví dụ: Em nghe bản tin dự báo thời tiết “ngày mai trời sẽ mưa” em sẽ xử lí và quyết định như thế nào?
GV: Triển khai nội dung.
HS: Thông tin có vai trò rất quan trọng.
HS: Phải phân tích đề và giải...
HS: Lắng nghe.
HS: Em mang theo áo mưa.
HS: Chép bài vào.
- Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin. Xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người.
Mô hình quá trình xử lý thông tin
IV. CỦNG CỐ
- Nhắc lại khái niệm thông tin, cho vài ví dụ.
- Một số hoạt động thông tin của con người.
V. DẶN DÒ
Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK trang
Ngày dạy: ___/___/___ Tiết: 1
Chương I LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Giúp học sinh biết được thông tin là gì, các hoạt động thông tin của con người.
2. Kỹ năng:
Biết khái niệm ban đầu về tin học.
3. Thái độ:
Tập trung chú ý lắng nghe, suy nghĩ và tích cực phát biểu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: giáo án.
2. Học sinh: sách giáo khoa, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: giới thiệu sơ lượt về chương trình học.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
1. Thông tin là gì?
Gv: Theo các em nghĩ tin học là gì?
Gv: Triển khai khái niệm tin học.
Gv: Vậy thông tin là gì? Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu. Hằng ngày chúng ta có đọc báo, xem thời sự không?
Gv: Vậy lợi ích của việc đó là gì?
Gv: Việc xem ti vi đọc báo nghe đài, …chính là việc tiếp nhận thông tin. Vậy thông tin là gì?
Gv: đưa ra khái niệm về thông tin.
Gv: dựa vào ví dụ về thông tin trong SGK em hãy cho một số ví dụ khác về thông tin?
Gv: những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai (thính giác), bằng mắt (thị giác). Vậy em hãy cho ví dụ về việc tiếp nhận thông tin bằng các giác quan còn lại?
Hs: Suy nghĩ, thảo luận trả lời.
Hs: Ghi nhận
Hs: Trả lời câu hỏi.
Hs: Trả lời câu hỏi.
Hs: đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
Hs: nghe và chép vào tập.
Hs: dựa vào ví dụ trong SGK suy nghĩ và trả lời.
Hs: suy nghĩ trả lời.
- Tin học là một ngành khoa học xử lí thông tin bằng máy tính điện tử.
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
- Ví dụ: tiếng trống trường báo cho em giờ ra chơi hay vào lớp…
2. Hoạt động thông tin của con người
GV: Thông tin đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người. Vậy, thông tin có vai trò như thế nào trong cuộc sống?
GV: Đúng vậy, thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Nhờ đài, báo chúng ta biết được tình hình thời sự trong nước và thế giới; nhờ tấm biển chỉ đường chúng ta biết cách đi đến 1 nơi cụ thể;...
GV: Khi nhận được thông tin, cụ thể khi em nhận được đề kiểm tra chẳng hạn thì chúng ta phải làm gì?
GV: Việc phân tích đề và giải được gọi là quá trình xử lí thông tin. Trong cuộc sống khi tiếp nhận thông tin, con người thường phải xử lý, lưu trữ, trao đổi thông tin đó để đem lại sự hiểu biết hơn. Từ đó có những kết luận và quyết định cần thiết.
Ví dụ: Em nghe bản tin dự báo thời tiết “ngày mai trời sẽ mưa” em sẽ xử lí và quyết định như thế nào?
GV: Triển khai nội dung.
HS: Thông tin có vai trò rất quan trọng.
HS: Phải phân tích đề và giải...
HS: Lắng nghe.
HS: Em mang theo áo mưa.
HS: Chép bài vào.
- Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin. Xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người.
Mô hình quá trình xử lý thông tin
IV. CỦNG CỐ
- Nhắc lại khái niệm thông tin, cho vài ví dụ.
- Một số hoạt động thông tin của con người.
V. DẶN DÒ
Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK trang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thi Mong Hang
Dung lượng: 490,58KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)